Sau hơn 30 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, từ nhận thức lý luận và hoạt động
thực tiễn, Đảng ta đã xác nhận nhiều mối quan hệ đan xen nhau rất phức tạp đòi
hỏi phải xử lý đúng đắn, hiệu quả, trong đó có mối quan hệ “giữa độc lập tự chủ
và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.
Trong Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về
hội nhập quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu của hội nhập quốc tế là: “Củng cố
môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát
triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo toàn và phát huy bản sắc dân
tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của
đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới”.
Quan điểm và chủ trương của Đảng nêu bật việc chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội, tiền đề để giữ độc lập, tự chủ
trên mọi mặt đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, đến quốc phòng,
an ninh, đối ngoại. Quán triệt và xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế trong công tác đối ngoại, những năm qua, chúng
ta đã thu được những thành quả khả quan.
Trong lĩnh vực chính trị. Chúng ta đã đẩy mạnh
và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất:
Chủ động tham gia phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN
và Liên hợp quốc. Hội nhập quốc tế về chính trị được thực hiện tương đối nhanh,
sâu rộng và thực chất cả trong kênh song phương và đa phương. Hội nhập song
phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương, qua đó
tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
Hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu đã góp phần
cải thiện đáng kể tiềm lực trong nước, nâng cao vị thế địa chiến lược của Việt
Nam tại khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Á-Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn
cầu. Từ một quốc gia hội nhập sau, Việt Nam đã trở thành nhân tố tích cực tham
gia tiến trình hội nhập khu vực, chủ động đề xuất những sáng kiến, thúc đẩy các
liên kết. Việt Nam cũng tích cực hội nhập sâu rộng vào trật tự kinh tế, chính
trị toàn cầu, trở thành thành viên có trách nhiệm và uy tín trên cộng đồng quốc
tế.
Trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta đã xúc tiến mạnh
thương mại và đầu tư quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế
hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học-công nghệ, trình độ quản lý
tiên tiến; khai thác hiệu quả các thỏa thuận được ký kết, đặc biệt là các khu vực
mậu dịch tự do song phương và đa phương.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2022, tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD, xuất siêu 11,2 tỷ USD. Đầu tư vào
Việt Nam đã đăng ký hơn 400 tỷ USD, năm 2022 đạt 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với
năm trước. Việt Nam được xếp vào nhóm 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Hiện nay cộng đồng tài trợ quốc tế hoạt động thường xuyên ở nước ta đã lên tới
hơn 50 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và hơn 20 nhà tài trợ đa
phương.
Ngoài ra, nước ta còn nhận được vốn ODA từ hơn
600 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Thành công của hội nhập kinh tế quốc tế góp
phần tăng cường nguồn lực, tạo điều kiện vật chất-kỹ thuật thuận lợi cho việc bảo
vệ độc lập, tự chủ của đất nước, tạo nền tảng để hội nhập về chính trị và hội
nhập các lĩnh vực khác. Kinh tế đất nước phát triển, sức mạnh tổng hợp của đất
nước tăng lên là nhân tố quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước.
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội. Đến nay, Việt Nam
đã ký hơn 100 thỏa thuận, điều ước quốc tế song phương có nội dung văn hóa. Hội
nhập văn hóa xã hội đi vào chiều sâu đã thu hút bạn bè quốc tế đến với Việt Nam
ngày càng nhiều hơn.
Từ thành công của hội nhập trong lĩnh vực này
đưa tới việc hình thành nhiều dự án, nhiều công trình văn hóa ngay tại Việt Nam
với quy mô ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện để nhân dân ta có cơ hội tiếp
cận và thưởng thức những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhiều quốc gia trên thế
giới, từ đó thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của nhân dân và khuyến khích giao lưu với
cộng đồng quốc tế. Nguồn lực và động lực về văn hóa-xã hội được tăng cường sẽ
là yếu tố quan trọng để chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, để
ánh sáng văn hóa Việt Nam là ngôi sao lấp lánh trên bầu trời văn hóa các dân tộc
trên thế giới.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Hội nhập
trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phục
vụ và hỗ trợ cho chính sách chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng
và Nhà nước ta, vừa phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vừa bảo vệ độc
lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh môi trường quốc phòng, an ninh
trên thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp. Việt Nam đã từng bước mở
rộng hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước lớn và các nước trong khu vực, đã
có quan hệ quốc phòng chính thức với gần 70 nước, đặt văn phòng tùy viên quân sự
tại hơn 30 nước và có hơn 40 nước có văn phòng tùy viên quân sự tại Việt Nam.
Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào các diễn đàn an ninh, quốc phòng khu vực
và từng bước tham gia vào những hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh, quân sự
toàn cầu.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét