Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – chủ trương hoàn toàn đúng đắn

 

 

Từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp trong những năm cuối của thế kỷ 20, đến nay kinh tế quốc gia của Việt Nam đã có những tăng trưởng mà cả thế giới phải than phục, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Có được thành quả đáng kể này, một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắc tới đó là chủ trương đổi mới kinh tế - phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm. Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD(8). Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tính theo chuẩn nghèo chung, tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% năm 1990 xuống còn dưới 6% năm 2018; hơn 45 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2018. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020.

Những số liệu nêu trên là minh chứng rõ nét, không thể phủ nhận đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi xác định chủ trương và thực hiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực mà toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức nỗ lực thường xuyên phải đối mặt với luận điệu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch khi cho rằng Việt Nam không có nền KTTT. Do vậy,  việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị và cá nhân mỗi chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét