Chỉ sau 2 tháng kể từ khi có sự thay đổi nhân sự cấp cao, việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí đã được triển khai thần tốc. Lần đầu tiên "lãng phí" được đặt ngang hàng với tham nhũng, cho thấy cách tiếp cận mới trong xử lý các vấn đề quốc gia.
Phiên họp ngày 31/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo thanh tra toàn diện hai bệnh viện đầu ngành Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam, yêu cầu báo cáo trước 31/3/2025; Thời hạn 90 ngày, phản ánh phương pháp làm việc dứt khoát, không kéo dài sau nhiều năm trì trệ.
Với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, hai bệnh viện này được quy hoạch nhằm giảm tải cho Thủ đô, nơi hàng ngày phải tiếp nhận hàng vạn bệnh nhân. Tình trạng quá tải không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh mà còn gây áp lực lên hạ tầng giao thông, chất lượng đô thị của Hà Nội.
Vị trí Phủ Lý - Hà Nam cách Hà Nội 60km là điểm đến chiến lược cho bệnh nhân từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Tuy nhiên, dù cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, các bệnh viện vẫn hoạt động cầm chừng do tâm lý "cố thủ" nội đô của đội ngũ y bác sĩ. Không chỉ vì điều kiện sinh hoạt, thu nhập tại Hà Nội, nhiều người còn e ngại việc di chuyển hàng ngày. Hệ quả là bệnh nhân vẫn đổ dồn về các cơ sở cũ, khiến việc giảm tải thất bại.
Tình trạng này đã tạo tiền lệ xấu, khiến các đơn vị khác cũng ngần ngại việc di dời ra ngoài thành phố.
Đây là tâm lý chung tạo ra những công trình lãng phí nghìn tỷ. Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc - dự án được công bố từ 26 năm trước nhưng đến nay vẫn chỉ có số ít sinh viên theo học. Hơn 1.000 hecta đất bị bỏ hoang, trong khi việc quy hoạch thiếu khoa học của khu tái định cư đã khiến người dân không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình.
Cuộc chiến đầu năm của Tổng Bí thư Tô Lâm e rằng không chỉ khiến 2 bệnh viện mà cả những người liên quan đến hàng loạt các dự án lãng phí khác phải "vỡ mật"./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét