Sáp nhập một số tỉnh, thành phố là chủ
trương lớn, giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản
lý, tối ưu nguồn lực và mở rộng không gian phát triển. Từ đó, các địa phương
khai thác tốt tiềm năng, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lượng sống cho người dân. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp
tỉnh không chỉ đơn thuần căn cứ vào tiêu chí là diện tích tự nhiên, quy mô dân
số mà còn phải căn cứ vào các tiêu chí khác như an ninh quốc phòng, vị trí địa
chính trị, quy hoạch vùng, quốc gia, văn hóa của cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo
sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội...
Sắp xếp đơn vị hành
chính là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều
ngành, tác động lớn đến người dân. Do đó, quá trình triển khai, tư tưởng phải
thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt. Việc sắp
xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, khoa học, chặt chẽ. Việc
sáp nhập tỉnh, thành phải được xem xét trên nhiều yếu tố như quy hoạch, điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặc điểm văn hóa, lịch
sử, dân tộc của địa phương... và được thực hiện theo những trình tự, thủ tục
chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, xuất hiện nhiều thông tin
bịa đặt, sai sự thật được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Zalo,
Facebook, trong đó có những bài viết mang tính kỳ thị, phân biệt vùng miền về
chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính chỉ sau vài giờ đã nhanh chóng thu
hút được hàng trăm, hàng ngàn lượt thích, bình luận, chia sẻ, gây tâm lý hoang
mang, lo lắng trong dư luận, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp…
Những thông tin này lan rộng trên mạng
xã hội tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong lợi
dụng để thổi phồng, miệt thị Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Đáng tiếc là không chỉ người thiếu hiểu biết mà ngay cả cán bộ, công chức cũng
đã có trường hợp vi phạm (mới đây, một cán bộ ở Hà Tĩnh bị đơn vị kỷ luật bằng
hình thức khiển trách do có hành vi sử dụng mạng xã hội TikTok bình luận với
một số nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương).
Điển hình như trong
chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu kích động kỳ thị, phân biệt sắc tộc,
vùng miền là chiêu bài nguy hiểm đã được các thế lực thù địch thực hiện tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho
thấy, các thế lực thù địch sử dụng triệt để chiêu bài kỳ thị, phân biệt vùng
miền đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền tự quyết của các dân tộc, phá
hoại các quốc gia không theo quỹ đạo của mình.
Hay với một số quốc gia
trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo,
mới đây là những cuộc xung đột vũ trang, bạo loạn sắc tộc xảy ra ở Myanmar,
Bangladesh… thể hiện rõ điều này. Trên không gian mạng, các thế lực thù địch,
các tổ chức, phần tử phản động lưu vong đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tung
tin xuyên tạc, kích động kỳ thị, phân biệt vùng miền nhằm thực hiện âm mưu
“cách mạng màu” tại Việt Nam.
Do đó, người dân cần
thận trọng trước các thông tin không rõ nguồn; tiếp cận thông tin từ các
nguồn chính thống như báo, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử
của Trung ương và địa phương. Không chia sẻ, lan truyền các thông tin không rõ
nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những nội dung kỳ thị, phân biệt
vùng miền liên quan đến sáp nhập tỉnh hoặc thay đổi đơn vị hành chính. Việc phát
tán thông tin sai lệch là tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc,
kích động, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét