Chúng ta luôn trân trọng quá khứ,
trân trọng những người góp phần làm nên giá trị Việt Nam, nhưng chúng ta cũng
lên án việc làm sai trái của những ai đi ngược lại tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Người Việt rất ân nghĩa, ân tình: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Thế hệ đi trước
đã “trồng” cây độc lập tự do, thế mà có những kẻ vô lương đi “chặt” cây ấy thì
tất nhiên chúng ta phải lên án thì mới phần nào xứng đáng với tiền nhân. Còn nếu
cứ dửng dưng, bàng quan thì lại là có lỗi, thậm chí đó cũng là một cách tiếp
tay cho kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam.
Một “sự kiện” văn học vừa làm xôn xao văn đàn Việt: Viện Hàn lâm
Pháp trao giải thưởng văn học Prix Mondial Cino Del Duca cho Dương Thu Hương,
một nhà văn Việt Nam nhưng đã rời bỏ Tổ quốc sang sinh sống tại Pháp. “Sự kiện”
tạo ra dư luận trái chiều không chỉ trong văn giới mà lan rộng ra xã hội, vì
đây là “giải thưởng” của nước Pháp-một quốc gia có nhiều tác gia văn học lại
nổi tiếng văn minh. Giá trị “giải thưởng” lại cao (200.000 euro), chỉ sau giải
Nobel. Rất nhiều người băn khoăn: Liệu giải có mang màu sắc chính trị? Có kẻ cơ
hội còn “tát nước theo mưa” rằng vì “trong nước không có tự do sáng tạo nên
những nhà văn tài năng như Dương Thu Hương bị vùi dập”. Lại có người than thở “muốn
mở mày mở mặt với thế giới thì nhà văn Việt Nam phải sang phương Tây”... Vậy
bản chất của “giải thưởng” này là gì, việc trao giải có công tâm, khách quan,
trung thực hay vì một lẽ gì khác?
Là người Việt Nam, chúng ta vui mừng trước những thành tựu của
các văn nghệ sĩ Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, kể cả người Việt Nam ở
nước ngoài. Đã là người Việt thì ở đâu cũng là đồng bào. Nghĩa “đồng bào” của
Việt Nam rất được thế giới chú ý. Dù ở trong nước hay ở ngoài nước, đã là người
Việt Nam thì đều coi nhau là người trong một nhà. Thế nên Việt Nam là nước duy
nhất trên thế giới có ngày Giỗ Tổ. Do vậy, người mang dòng máu Việt thành công ở đâu cũng
thật đáng quý, đáng tự hào. Dĩ nhiên “năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài”,
có người thế này có người thế khác, chắc chỉ có người nào nhạt nghĩa nguồn cội,
thờ ơ với lịch sử dân tộc mới đem lòng đố kỵ với thành công của đồng bào mình.
Trên thế giới có rất nhiều giải thưởng văn học, mỗi nơi có một
tiêu chí riêng nên tất yếu sẽ có dư luận đồng tình hay phản đối. Đó là chuyện
bình thường. Giải thưởng mang tên Prix Mondial Cino Del Duca của Viện Hàn lâm
Pháp không phải là một giải thưởng chuyên về văn học mà còn trao cho nhiều
người ở nhiều ngành nghề khác nhau, mà theo họ là có “đóng góp”. Là công dân
Việt Nam, chúng ta tôn trọng việc làm ấy của họ, theo tiêu chí, quan niệm của
họ. Tất nhiên, chúng ta cũng tiếp nhận những thông tin về giải thưởng, chất
lượng và đóng góp cho sự tiến bộ, văn minh chung của giải thưởng theo quan niệm
của chúng ta. Đó cũng là lẽ thường tình. Bởi một trong những căn cứ để hội nhập,
toàn cầu hóa mà triết học văn hóa đề ra là “tôn trọng sự khác biệt”.
Ban tổ chức trao giải cho Dương Thu Hương với căn cứ đó là “một
nhà văn lớn mà tác phẩm và nhân cách độc đáo chứa đựng thông điệp của chủ nghĩa
nhân văn hiện đại”. Chúng ta thấy ngay cách dùng các khái niệm là thiếu chính
xác, dễ gây ngộ nhận, dễ đánh lừa người đọc. Dương Thu Hương là nhà văn có thể
có năng khiếu viết văn nhưng chưa phải là “nhà văn lớn”. Thế nào là nhà văn
lớn? Xin phép không định nghĩa ở đây mà chỉ xin nói những điều được thế giới
khẳng định. Dương Thu Hương có thể có nhiều “tác phẩm” nhưng rõ ràng bà ta chưa
tương xứng với những nhà văn cùng thời, như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Đỗ
Chu...; càng chưa thể so sánh với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Thế giới, và chính
nước Pháp cũng khẳng định, những nhà văn lớn phải là những nhà tư tưởng, thì
chỉ có là những Victor Hugo, Balzac... Nói Dương Thu Hương là “nhà văn lớn” thì
vô hình trung lại hạ thấp những bậc đại văn hào ấy sao (?). Bà ta có thể có “cá
tính” chứ chưa thể là “nhân cách độc đáo”. Cũng không thể nói tác phẩm của
Dương Thu Hương “chứa đựng thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại”. Chủ
nghĩa nhân văn nào thì cũng hướng con người tới chân-thiện-mỹ. Trong khi đó,
một số “tác phẩm” đã công bố của Dương Thu Hương thì không như vậy. Thậm chí
với thái độ bất mãn, hằn học, cực đoan, bà ta thể hiện rõ sự khinh bỉ, rẻ rúng,
hạ thấp con người. Những cuốn sách (chứ không thể gọi là tác phẩm) như “Bên kia
bờ ảo vọng”, “Những thiên đường mù”, “Đỉnh cao chói lọi”, “Chốn vắng”... của bà
ta chứng minh rất rõ điều đó. Nguy hiểm hơn, những cuốn sách này còn hàm chứa
nội dung công kích, hạ bệ, phủ nhận thành tựu cách mạng, thể hiện ý đồ chống
phá Đảng, Nhà nước Việt Nam rất tinh vi, nham hiểm.
Chúng ta trân trọng quá khứ, trân trọng những người góp phần làm
nên giá trị Việt Nam, nhưng chúng ta cũng lên án việc làm sai trái của những ai
đi ngược lại tương lai tốt đẹp của dân tộc. Trong số đó có bà Dương Thu Hương.
Tất nhiên, chúng ta không chấp nhận việc tung hô, cổ xúy những con người như bà
Hương. Người Việt rất ân nghĩa, ân tình: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Thế hệ
đi trước đã “trồng” cây độc lập tự do, thế mà có những kẻ vô lương đi “chặt”
cây ấy thì tất nhiên chúng ta phải lên án thì mới phần nào xứng đáng với tiền
nhân. Còn nếu cứ dửng dưng bàng quan thì lại là có lỗi, thậm chí đó cũng là một
cách tiếp tay cho kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng
Việt Nam.
Vấn đề trên thì giải thưởng nói chung ở bất kỳ đâu vì luôn đặt ra
tiêu chí, mục đích riêng nên tự giới hạn không gian, thời gian. Do vậy có những
giải thưởng không thể tồn tại ý nghĩa lâu dài. Chưa nói tới việc giải thưởng bị
lạm dụng ý nghĩa. Ví như giải Nobel tầm quốc tế thế mà có thời điểm còn bị điều
chỉnh để thiên về mục đích chính trị. Chúng ta nhớ lại Giải Nobel Hòa bình năm
1973 từng được Ủy ban Nobel trao cho đồng chí Lê Đức Thọ và cho cả ông Henry
Kissinger, tức họ “đánh đồng” kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược, để thế giới
hiểu rằng người Mỹ “đem lại hòa bình cho Việt Nam” chứ không hề xâm lược. Sự
phi lý này, đã qua nửa thế kỷ mà cho đến hôm nay vẫn còn dư luận bàn tán chế
giễu, chê bai. Là bạn của nước Pháp, chúng ta tôn trọng họ, ủng hộ những việc
làm của họ vì hòa bình, vì tương lai tốt đẹp của nhân loại. Chúng ta coi việc
họ trao giải cho Dương Thu Hương là quyền của họ và họ chịu trách nhiệm trước
việc làm ấy. Nhưng chúng ta không coi việc đó là có giá trị đối với dân tộc,
đất nước Việt Nam chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét