Đại đoàn
kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng
nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Dân tộc và đoàn kết dân
tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay
của công cuộc đổi mới đất nước. Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi
bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lấy mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ
mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác
nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền
thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận
chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là
quan điểm nhất quán của Đảng ta trong giải quyết vấn đề dân tộc, chính sách dân
tộc. Các dân tộc có dân số dù ít hay
nhiều, ở trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội quốc phòng, an ninh, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Đoàn kết dân tộc
phải trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh
làm điểm tương đồng; tập hợp, đoàn kết mọi người vào một mặt trận
chung, tăng cường đối thoại xã hội, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các dân tộc trong đại gia
đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ. Luôn tôn trọng lẫn nhau về
lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc;
dân tộc có trình độ phát triển cao phải có trách nhiệm giúp đỡ dân tộc có trình
độ phát triển thấp, vùng kinh tế - xã hội phát triển phải giúp đỡ vùng kinh tế
- xã hội chậm phát triển, nhằm đảm bảo các dân tộc có điều kiện phát triển toàn
diện, tiến kịp trình độ phát triển chung của cả nước. Kiên quyết đấu tranh với
mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc; tránh tư tưởng kỳ thị dân tộc, tư tưởng ỷ
lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương và tương trợ của dân tộc khác.
Thứ
nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc: Tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, mọi người Việt Nam
nhận thức sâu sắc lời căn dặn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết
là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ
Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn triển khai Luật Thực hiện Quy
chế Dân chủ ở cơ sở năm 2022; các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên
đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc
và yêu cầu chính đáng của nhân dân; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy
mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm
mưu thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng những mặt còn hạn chế, yếu kém
của các cấp chính quyền và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác, sự nhạy
bén trong nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những quan điểm sai
trái, thù địch. Để khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc thời gian qua, đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong bối cảnh mới, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ hai,
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tăng cường đại đoàn kết toàn dân
tộc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phải là “cầu
nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để nhân dân tin tưởng, chủ động phản ánh,
góp ý kiến, tham gia bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước; chủ động
phối hợp với chính quyền giải quyết triệt để những vấn đề xã hội bức xúc, quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trên cơ sở tin nhân dân và tôn
trọng nhân dân. Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, ổn
định xã hội, phát triển toàn diện và bền vững đất nước.
Thứ ba,
phát huy vai trò của nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc: Tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Quán triệt, thực
hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “... vận
động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp
thành lực lượng toàn dân”; “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc
và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” để xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét