Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

THÀNH CÔNG Ở ĐẠI KHÍ!

 


Người thành công sẽ không cố chấp vào những chuyện không cần liêm xỉ, nịnh bợ, càng không tính đoán so đo thiệt hơn đúng sai.

Trong Sử ký: Tần Bản Kỷ có một đoạn viết đại ý kể về Tần Mục công, một vị tướng tài giỏi, một ngày nọ con tuấn mã mà ông yêu quý chạy lạc, bị đám dân đen ở Kỳ Hạ bắt được, đem chia cho lão bách tính. Quan sứ điều tra ra chân tướng, muốn bắt hết dám dân đen đã ăn thịt con tuấn mã của Tần công lại, xử phạt theo vương pháp.

Tuy nhiên Tần Mục công liền ngăn quan sứ lại "Người quân tử không thể vì một con súc vật mà đắc tội đến lão bách tính" đồng thời hạ lệnh: "Ta nghe nói ăn thịt ngựa mà không có rượu sẽ hại đến cơ thể ngươi hãy đem rượu ngon đến cho họ đi".

Ba năm sau Tần Mục công thảo phạt Tấn Quốc, vừa bị bại trận lại còn thương nặng, trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, thì ở đâu một đội quân như thiên binh thần tướng, đánh cho quân Tấn tan tác, Tần Mục công vì thế mà chuyển bại thành thắng.

Đội quân đó chính là đám bách tính năm xưa đã bắt con tuấn mã của ông nhưng không bị trừng phạt mà lại còn được tặng rượu ngon. Tần Mục công đã trồng phúc báo, để vào lúc thích hợp thu lại được báo đáp.

Khoan dung, độ lượng, hào sảng, chính những phẩm chất riêng biệt ấy mà Tần Mục công trở thành một trong những Xuân Thu Ngũ Bá (năm vị bá chủ thời Xuân Thu) để lại tiếng thơm thiên cổ.

Victor Hugo từng nói: "Rộng lớn nhất thế gian là biển, rộng lớn hơn biển là bầu trời, mà rộng lớn hơn bầu trời là lòng người".

Một người có tấm lòng rộng lớn bao nhiêu thì có bấy nhiêu đại khí, cũng nhờ đó mà sẽ thành bấy nhiêu đại sự. Bàn cờ số phận, bạn hãy học cách mở rộng tấm lòng, nhãn quan của bản thân, nếu muốn đi nước cờ kế tiếp.

Ý nghĩa thực sự của cuộc đời thực ra nằm trong ba chữ "Khí".

Lấy hòa khí đối nhân, dùng nụ cười và tấm lòng vị tha để vén màn sương mù, tiền đồ ắt rộng mở.

Điều khiển cảm xúc, tính khí, trở thành chủ nhân của nó, khó khăn trở ngại ắt sẽ vượt qua.

Dùng đại khí để xử thế, có một tấm lòng rộng mở, vạn sự ắt sẽ bình an.St

 

THẮNG Ở HÒA KHÍ!

 


William Shakespeare có một câu danh ngôn: "Đối đãi với người cần hòa khí, nhưng không cần quá suồng sã. Hòa khí không đơn giản chỉ tính khí ôn hòa, điềm đạm, mà còn chỉ có tinh thần đoàn đội, có thể tạo nên bầu không khí hài hòa". Hòa khí không phải là bạn cần làm người tốt, mà là có một trái tim đối nhân xử thế khoan dung tha thứ.

Ở Trung Quốc có một câu chuyện nổi tiếng kể về Tăng Quốc Phiên – tướng lĩnh lỗi lạc thời nhà Thanh như sau: Tăng Quốc Phiên thống lĩnh vạn quân với tôn chỉ "Thành" và "Hòa" để đối đãi với thuộc hạ cấp dưới. Môn sinh của ông miêu tả Tăng Quốc Phiên thường ngày trong doanh trại đợi mọi người để cùng ăn cơm, ăn cơm xong lại cùng nhau ngồi quây quần chuyện trò, và khi ấy Tăng Quốc Phiên sẽ kể những câu chuyện cười khiến ai nấy đều vui vẻ.

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861) Lý Tú Thành lãnh đạo quân đội tấn công đại doanh của Tăng Quốc Phiên, Kỳ Môn rơi vào thế hiểm nguy, có kẻ đã thu dọn chuẩn bị chạy trốn, biết chuyện Tăng Quốc Phiên truyền lệnh xuống dưới: "Thế giặc đã vậy, có kẻ muốn quay về, cấp 3 tháng bổng lộc, sự bình có thể quay trở lại doanh trại".

Đối mặt với quân lính đào ngũ Tăng Quốc Phiên chẳng những không trừng phạt mà khoan dung đối đãi, tha thứ. Đám quân lính nung nấu ý bỏ trốn sau khi biết được đã hối hận và từ bỏ ý định.

Dùng hòa khí để đối đãi mới có được hòa khí của người khác, tranh cãi đối đầu chỉ khiến bạn và đối phương bị tổn thương. Không cần phân cao thấp, đúng sai, hòa khí mới là chiến thắng. St

KHÔNG THỂ BUÔNG LỎNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG!

     Đảng lãnh đạo Đoàn nói chung, lãnh đạo đại hội đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII là vấn đề có tính nguyên tắc “bất di, bất dịch”.Việc tổ chức và lãnh đạo Đoàn Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ra từ rất sớm. Trong Bài nói tại Lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) ngày 25/3/1966, đăng Báo Nhân dân, số 4372, ngày 26/3/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Năm 1925, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí thành lập, nhằm chuẩn bị điều kiện để tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, Hội đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của thanh niên cách mạng. Hội đã chọn tám em Việt kiều ở Xiêm đưa sang Quảng Châu để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn Thanh niên sau này. Trong số các em đó có Lý Tự Trọng, về sau là đoàn viên đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản nước ta, cũng là người cộng sản đã oanh liệt đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, nhiệm vụ cần kíp của cách mạng, ngay sau khi Đảng ta ra đời, từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn, với ý nghĩa đó, ngày 26 tháng 3 là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thấu triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các văn kiện của Đảng, Đảng ta luôn nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp và bảo đảm cho sự vững mạnh của Đoàn. Quyết nghị của Ban Bí thư số 25-QN/TW, ngày 19/10/1955 về việc đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động và kế hoạch xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã chỉ rõ nguyên tắc: “Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam công tác dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Đảng cần coi trọng việc lãnh đạo Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm vững chắc nhất để Đoàn Thanh niên Lao động phát triển tổ chức được vững mạnh và công tác được thắng lợi”. Chấp hành vô điều kiện sự lãnh đạo đó là trách nhiệm Đoàn là nguyên tắc “bất di bất dịch”: “Đoàn Thanh niên Lao động phải là người chấp hành trung thành và kiên quyết những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đoàn kết, lôi cuốn đông đảo thanh niên để thực hiện nhiệm vụ của Đảng đề ra, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là trường học đào tạo, giáo dục thanh niên trở thành nguồn bổ sung lực lượng mới trẻ cho Đảng, cho các tổ chức của giai cấp công nhân và của Nhà nước”.

Bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta có sự phát triển và hoàn thiện tư duy về công tác thanh niên, về công tác xây dựng Đoàn. Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), ngày 17/7/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: “Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, coi nhiệm vụ xây dựng Đoàn vững mạnh là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”(4). Việc Đảng lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiếp tục được quy định tại Điều 44, Chương X, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: “1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Cấp uỷ đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ”. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn còn được hiến định ở Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013). St

 

LÝ TƯỞNG SỐNG CAO ĐẸP!

 


Trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” ta còn nhớ câu nói bất hủ của Pavel: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”

Còn nhớ, trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết: “Cuộc sống của Pavel là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”.

Trong cuốn nhật ký của mình, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cũng viết một đoạn kể lại sự lạc quan, cũng như sự say mê nhân vật Pavel: Trên chiến trường Đức Phổ, hầu như không lúc nào ngừng tiếng súng nổ, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân, gia đình.

Vậy mà, ở giữa nơi sự “chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm ấy” có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong Thép đã tôi thế đấy…St

Phê bình, tự phê bình… để sửa chữa, để tiến bộ!

 


“Tất cả mọi người đều phải trông thấy ai sai thì phê bình. Phê bình để sửa chữa, để tiến bộ. Không phê bình là tự làm mất quyền dân chủ”.

Là lời dạy của Bác Hồ đối với các chiến sĩ thi đua công nông binh trong bối cảnh các ngành, các giới, các lĩnh vực công tác hăng hái thi đua lập nhiều thành tích vì mục tiêu đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Trong đó, chiến sĩ đánh giặc trên chiến trường phải cùng với các ngành thi đua giết giặc, phải quí trọng, gìn giữ từng hạt gạo, hạt muối, từng viên đạn; công nhân phải tiết kiệm nguyên vật liệu, không được hoang phí. Chính phủ và đoàn thể hết sức chống bệnh quan liêu, chống tham ô, lãng phí. Muốn vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình để sửa chữa khuyết điểm, để đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong thi đua và để phát huy quyền dân chủ của mỗi người.

Phương pháp và tinh thần tự phê bình theo tư tưởng của Bác đã trở thành nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng và trong bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng ta khẳng định: Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân; là vấn đề vừa cơ bản, vừa lâu dài; vừa là những yêu cầu trước mắt của công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, của quá trình đổi mới và cải cách bộ máy hành chính, đổi mới cung cách làm việc của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy các cấp trong toàn quân phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tự phê bình và phê bình thông qua việc duy trì nền nếp và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của ỦBKT Đảng các cấp .St.

 

BỘ MẶT XẢO TRÁ CỦA LỘC PHẠM VÀ VIỆT TÂN


Mới đây, Việt Tân đăng bài của Lộc Phạm, cố tình xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta khi y xỏ mồm vào câu chuyện lùm xùm xung quanh bài hát: “Gia tài của mẹ” do Khánh Ly tự ý hát ở Đà Lạt, trong đó có câu “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Lộc Phạm, Việt Tân cho rằng: “khía cạnh mờ ám, bẩn thỉu của cuộc chiến là chiến tranh xâm lăng”. Với giọng điệu của kẻ bán nước, rắp tâm chia cắt đất nước, dâng miền Nam cho Mỹ, chúng viết: “Hiệp định đình chỉ chiến sự Genève năm 1954, các điều khoản của nó đã phân định rõ ràng rằng: Có 2 nước Việt Nam mà đường ranh giới được ấn định là vĩ tuyến 17, phần phía Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, phần phía nam là Việt Nam Quốc Gia mà một năm sau đó là quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Đem quân đánh chiếm một quốc gia khác, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước luật pháp quốc tế đã thực hiện một cuộc xâm lăng”.
Những lời lẽ trên đây phun ra từ cái miệng bẩn thỉu của Lộc Phạm và Việt Tân cho thấy dã tâm bán nước đã khiến chúng trắng trợn bịa đặt, đổi trắng thay đen đến táng tận lương tâm và vô liêm sỉ. Sự thật là: Khu phi quân sự dọc theo 2 bờ sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) được lập ra ngày 21/7/1954 theo Hiệp Định Genève về Đông Dương năm 1954, với mục đích tạm thời ngăn cách lực lượng vũ trang giữa một bên là lực lượng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với bên kia là quân đội Pháp và đồng minh. Dự kiến đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève còn nhấn mạnh: “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị và lãnh thổ” và “Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam”. Nhưng Mỹ rắp tâm xâm lược Việt Nam đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Genève, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm làm công cụ rồi đưa 54 vạn quân Mỹ, lôi kéo thêm gần 10 vạn quân chư hầu vào miền Nam, xây dựng đội quân ngụy tay sai tới hơn 1 triệu tên; trong khi Quân giải phóng miền Nam thời điểm 1968 chỉ có khoảng 130.000 người. 604.481 tên xâm lược từ Mỹ và các nước vào miền Nam cùng 1 triệu quân ngụy đối đầu với 130.000 Quân giải phóng miền Nam, có tới 6 triệu lượt lính Mỹ thay nhau đến xâm lược Việt Nam, Mỹ huy động 60% lục quân và lính thủy đánh bộ, 40% hải quân và không quân, bao gồm cả không quân chiến lược B52, hạm đội 7 với cả tàu sân bay được huy động vào cuộc chiến, đổ xuống Việt Nam số lượng bom đạn gấp 3 lần chiến tranh thế giới thứ II, giết hại hơn 3 triệu thường dân, đến khi nhân dân miền Nam đứng lên đánh trả, cả nước hiệp lực giải phóng miền Nam làm hơn 58.000 tên Mỹ bị tiêu diệt, chúng mới chịu ký Hiệp định Pari rút quân về nước. Chương I, Điều I của Hiệp định Pari ghi rõ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, không hề có điều nào nói “Có 2 nước Việt Nam” như Việt Tân bịa đặt. Cả thế giới đều biết đến địa đạo Củ Chi như thành phố ngầm hàng trăm km nhiều tầng dưới lòng đất để bám trụ đánh Mỹ ngay sát cửa ngõ Sài Gòn là do đồng bào Củ Chi tự đào, tự xây dựng đã nói lên ý chí quyết tâm giành độc lập, thống nhất đất nước của đồng bào miền Nam. Chị Võ Thị Mô, dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú từng bám địa đạo chiến đấu nhiều năm, sau hòa bình một đoàn làm phim người Mỹ đến làm phim về chị và Củ Chi. Biết hoàn cảnh chị khó khăn, một người Mỹ hỏi: “Chị cần gì, nhà, xe, phương tiện sản xuất… chúng tôi sẽ giúp đỡ”. Chị nói: “Tôi không cần gì, chỉ mong sao đồng bào tôi được sống trong hòa bình, đất nước tôi không bị ai xâm lược”. Câu trả lời khiến người Mỹ sửng sốt và càng hiểu thêm khát vọng giành độc lập, thống nhất đất nước của người dân Việt Nam ngay ở miền Nam Việt Nam.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” – Chân lý đó không bao giờ thay đổi, cả thế giới đều biết và tôn trọng điều đó, làm sao bàn tay bẩn thỉu của Việt Tân có thể che được ánh mặt trời? Làm gì có chuyện người Việt Nam xâm lược nước Việt Nam? cũng chưa bao giờ có điều ước quốc tế nào chia cắt Việt Nam thành hai nước và cho phép quân đội nước ngoài xâm nhập VIệt Nam.
Sự xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn chỉ càng vạch trần bộ mặt xảo trá, phản nước, hại dân, suốt đời liếm gót giày quân xâm lược của Việt Tân chứ không lừa bịp được ai.
ST
Có thể là hình ảnh về hoa và văn bản cho biết 'Nhận diện sự thật'
177
18 bình luận
18 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

BINH PHÁP CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

 

Đối với Trung Quốc, ta chỉ ngang với một tỉnh của họ, nên không thể dùng một trận mà đòi lại được biển đảo. Còn giả sử ta có phép mầu tiến hành chiến tranh thắng được Trung Quốc thì đất nước cũng nát tan (nếu có thì thằng mỹ vô cùng khoái trá vì nó lợi nhất). Dọn nhà tránh hàng xóm đã khó còn dọn nước để tránh láng giềng là điều không thể. Làm một trận đòi lại của đã mất cũng không được. Vấn đề biển đảo chỉ có thể dùng chiến lược ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết để đối phó với TQ. Ta đối phó bằng chính sự cao thượng, đúng sai, phải trái để giành lấy sự ủng hộ quốc tế. Bằng ngược lại, ta đã nhỏ yếu, lại ứng xử theo kiểu trẻ con, xỏ xiên thì ta sẽ được nhận lại thái độ gì, và ta cũng sẽ làm được gì họ?
Tham vọng bành trướng bá quyền vốn là “đặc sản” của người Tàu và cũng là bản tính chung của các đế quốc. Nhưng sau bao cuộc chiến đẫm máu đã dẫn tới xu hướng của thời đại: đối thoại thay cho đối đầu, nước ta cũng đã thực hiện thành công chính sách ngoại giao đa phương. Ai cũng biết ông cha ta vừa thắng giặc phương Bắc xong vẫn sang triều cống làm hòa. Bây giờ không còn vậy nhưng vẫn phải hiểu, chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta, không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa, bất kể nước nào.
Vấn đề biển đảo vẫn còn nguyên đó. Ta tốt nhất vẫn là “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Cuộc đấu tranh ngoại giao phải luôn kiên trì, không ngừng nghỉ, phải kiên quyết hỗ trợ và bảo vệ cho ngư dân bám biển. Còn không “im lặng nghĩa là đồng ý”, nước ta sẽ vĩnh viễn mất biển!
Nhưng cũng phải thực tế, làm sao đừng để lợi bất cập hại. Lực ta có hạn mà lại đòi mọi cái theo ý mình sẽ là ảo tưởng. Cơ sở để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là tranh thủ luật pháp quốc tế. Thế giới sẽ ủng hộ ta không chỉ vì ta mà còn vì lợi ích của chính họ. Không ai muốn Trung Quốc bành trướng thành siêu cường, rồi có thể tùy tiện áp đặt mọi sở thích cũng như tham vọng của họ lên toàn thế giới.
Nước ta năm 1887, vua thì bị bắt đi đầy, tên nước đã bị xóa, tức đã mất hoàn toàn vào tay Pháp, thành bộ phận của Liên bang Đông Dương. Không ai muốn một tấc đất mà hàng ngàn năm Tổ Tiên ông cha ta đã đổ máu gìn giữ được, nhưng sức ta có hạn, không phải mọi thứ đều như ý.
Năm 1956 khi Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Geneve 1954, trong bối cảnh ta chưa củng cố và quản lý tốt các vùng biển đảo, Trung Quốc đã tranh thủ chiếm cụm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến 1974, được sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc khiêu khích dẫn đến sự manh động nổ súng trước của quân ngụy Sài gòn, rồi lấy cớ mạnh tay đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa kể cả đảo Tri tôn xa lơ xa lắc.
Đối với Trường Sa, chúng ta là nước đầu tiên làm chủ cả một vùng biển đảo rộng lớn, nhưng chúng ta chỉ đóng giữ được ở một số đảo nổi. Không chỉ Trung Quốc, năm 1971, Philippines đã lấn chiếm 5 đảo phía Đông Trường Sa, đến 1973, họ lấn tiếp hai đảo ở phía Bắc. Với Malaysia, cho đến năm 1979, họ đã chiếm 7 đảo phía Nam Trường Sa.
Đặc biệt năm 1988, nhân cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, ta đang tập trung vào việc rút quân khỏi Campuchia, Trung Quốc đã đánh chiếm 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa bắt đầu là bãi đá ngầm Chữ thập mà nay chúng đã cải tạo thành một pháo đài. Như vậy hậu quả của các cuộc xung khắc thật tai hại, nhất là với nước lớn sát vách như TQ, họ tranh thủ cơ hội xâm lấn đất của ta, rồi dù có bình thường hóa trở lại, đòi những gì ta đã mất là rất khó, nhất là vùng hải đảo xa xôi, họ hoàn toàn có thể bịa ra căn cứ pháp lý chủ quyền như hiện tại mọi người đã thấy về "Cái lưỡi bò".
Đến hôm nay, Trung Quốc chưa gây chiến trên Biển Đông là vì phe hiếu chiến chưa nắm quyền. Đến khi đó, từ việc khoét sâu mâu thuẫn đến leo thang xung đột, từ khẩu chiến đến chiến tranh lạnh, từ xung đột tranh chấp tới chiến tranh toàn diện chỉ trong tích tắc như cuộc chiến năm 1979.
Nếu chiến tranh trên bộ thì TQ chắc chắn sẽ có kết quả tương tự như năm 1979, không có cơ hội nào. Nhưng nếu là những trận đánh trên biển, sự thiệt hại của TQ dù lớn cũng sẽ là nhỏ so với thực lực tổng thể của họ. TQ sẽ có thể mất thật nhiều lính, mất nhiều tỷ đô la, một phần lớn vũ khí sẽ bị hư hại, nhiều tàu sẽ chìm, song với tiềm lực khổng lồ họ rất sẵn sàng bổ sung nhanh chóng và duy trì cuộc chiến lâu dài.
Trong khi phía VN có thể tiếp nối truyền thống lấy ít địch nhiều, VN sẽ gây thiệt hại nặng cho đối phương về vũ khí trang bị, con người, nhưng chắc chắn chúng ta cũng sẽ có thiệt hại và buộc phải kéo dài và xé nhỏ cuộc chiến. Và đáng lo nhất là sau 1 cuộc chiến hao tổn sức người sức của và hy sinh mất mát ta vẫn chưa thể có chiến thắng triệt đễ cuối cùng dù kéo dài đến 5 năm , 10 năm , 50 năm hay lâu hơn nữa..
Khi nói, phán, chửi, chê.. thì rất dễ, nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy biết bao nhiêu chuyện phức tạp.
Lực lượng hải quân và không quân VN hiện nay đang được hiện đại hóa, có tính răn đe cao, làm cho TQ chùn bước chứ không làm cho họ ngừng ý định bành trướng xuống phương Nam. Vì những lẽ đó, mới có xu hướng lấy đại cuộc làm đầu, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Nhưng khi có chiến tranh, VN ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chủ quyền, suy giảm năng lực phòng thủ, tạo ra thêm nguy cơ mất chủ quyền lớn hơn, bao nhiêu người hy sinh, và sẽ còn nhiều mất mát khác, kinh tế bị ảnh hưởng xấu, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn hơn nữa.
Bây giờ khi xảy ra cái gì, dù là chuyện nhỏ thôi, chúng nó vin vào đó bảo VN vi phạm lung tung rồi bật đèn xanh thả lỏng cho giới trẻ, blogger TQ, hoặc chủ động cho truyền thông chính thống tuyên truyền bôi nhọ VN, xúc phạm những anh hùng liệt sĩ VN, xuyên tạc cuộc chiến 1979 và Hải chiến TS, Vòng tròn bất tử, Gạc Ma ... thì ắt sẽ leo thang xung đột, và xung đột kéo theo xung đột không dứt…Bởi vậy hành động của những kẻ xét lại lịch sử rất phù hợp với dã tâm của TQ chứ không chỉ phù hợp với riêng bọn phản động hải ngoại ở mỹ.
Thành phần Trung Quốc theo chủ nghĩa sô-vanh đại dân tộc thì lâu nay luôn có dã tâm, chỉ cần chúng lên cầm quyền TQ là xong. Và còn bao nhiêu thế lực Mỹ - Tây Âu, phản động đang rình rập tìm cách kích động chiến tranh giữa 2 nước từ nhiều động cơ khác nhau. Không nên thấy biển lặng sóng yên rồi mơ mộng tình hình vẫn đang ổn lắm, tốt lắm, thật ra chiến sự có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Từ khi VN giành lại được độc lập từ năm 1945 tới nay, bất kỳ bọn giặc nào, từ đâu, kéo tới xâm lược là ta đếu đánh chúng ra ngoài, hết giặc này đến giặc khác, trong đó có cả Trung Quốc. Còn khi chúng chưa kéo tới đánh thì ta luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và tuyên bố công khai, chính thức phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền hoặc hành xử chủ quyền trên những vùng bị tạm chiếm.
Chúng ta liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố của TQ và những hành động hành xử chủ quyền và hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp. Chúng ta liên tục, thường xuyên công khai và chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà TQ tuyên bố. Bác bỏ những tuyên bố chính thức của TQ…
Chúng ta liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, tự chủ sản xuất mới, trong khi đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Chúng ta nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên những vùng Trung Quốc coi là của mình và tuyên bố chủ quyền.
VN công khai và chính thức, quang minh chính đại làm những hành động trực tiếp như trên, cả thế giới biết VN đang có tranh chấp, bất đồng về biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ với TQ.
Việt Nam luôn đặt chủ quyền lên trên hết, mỗi hành động đều như tát nước vào các tuyên bố và hành động của TQ, trái ngược và đối nghịch, đối chọi chan chát với những lập trường, quan điểm, quyền lợi của TQ, mỗi hành động này đều có thể tạo ra sự leo thang thành xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển. VN ý thức rõ điều đó, nhưng vẫn làm, vì nó là chủ quyền.
Tất cả những gì liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ thì VN đều đã làm những gì có thể làm, những gì trong khả năng thực tế mà thế và lực VN hiện nay có thể làm. Bất kể nó trái ngược với lợi ích kinh tế hay hòa bình ổn định của VN trong khu vực. Bất kể nó đi ngược lại với những tuyên bố, khẳng định, quan điểm, lập luận, và lợi ích của TQ. Và bảo vệ hòa bình trong trường hợp này cũng chính là bảo vệ chủ quyền, vì khi có chiến tranh thì VN có thế yếu hơn so với tương quan lực lượng quân sự giữa các bên liên quan.
Năm 1988, trong CQ88 ở Trường Sa, chúng ta không thể để leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến quy mô lớn trên biển mà chúng ta rất bất lợi, có nguy cơ mất trắng vì còn đó sự xâu xé của nhiều nước tại Trường sa.
Trong tất cả những hành động đó, có thể thấy rõ ràng là: Xưa nay VN luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thì khi cần đánh chúng ta vẫn phải đánh.Ta không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình. Ta không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình phụ thuộc. Những năm tháng chống Trung Quốc trong thời gian 1979-1992 đó đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như 1, chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ 3 nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn.
Người làm chính trị luôn lo đến cái lợi lớn của đất nước, cái tổng thể, cái chung nhất, cái lâu dài, cái bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái nhất thời mà làm hỏng đại cuộc. Vì những lẽ lợi - hại đó, vẫn sẽ có những hạn chế phần nào trong báo chí và dư luận để phục vụ cho sách lược đối ngoại chung đối với Trung Quốc, giữ cho tất cả trong vòng kiểm soát, không leo thang căng thẳng, dần đưa tới mâu thuẫn, từng bước đưa đến xung đột quân sự và chiến tranh quy mô. Đồng thời không để thế lực thứ ba nào lợi dụng tình hình căng thẳng giữa hai bên để trục lợi.
Còn đối với những kẻ phản động, từng có "thành tích" bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá nâng quan điểm về những cái gọi là "đại họa mất nước" (?) v.v. thì họ là những kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.
Nhưng nếu Việt Nam chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1992 thì cũng không có khả năng nào họ theo VN chống TQ, mà trái lại họ sẽ càng lợi dụng phá thêm và mong muốn TQ chiến thắng, như họ đã từng mong muốn "Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng" năm 1979. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của Việt Tân nhân cơ hội chiến tranh đó, đã "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu" mà thừa cơ đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố trong nước. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành.
Đây là bọn phản quốc và trên thực tế đã chống dân tộc, chống đất nước, chống Tổ quốc nhiều đời, nhiều lần trong lịch sử hiện đại, chứ không chỉ có chống Đảng Cộng sản, chống Hồ Chí Minh, chống CNXH, chống CNCS. Họ trung thành với Vatican, với Pháp, với nước Mỹ chứ không phải trung thành với nước Việt. Họ yêu bản thân chứ không yêu nước. Mục đích tối hậu của họ là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận sau khi những lợi ích gắn liền với giặc xâm lược của họ bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Họ muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, để tranh quyền giành ghế, tranh giành quyền lực để được làm ông nọ bà kia. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để họ nắm lấy, khai thác, và lợi dụng để thực hiện mục đích tối hậu đó, vì lợi ích riêng của chính bản thân họ, bất chấp lợi ích chung của đất nước và dân tộc.
Người làm chính trị có thực tâm và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó. Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với 1 người hay 1 nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất thời.
Họ cũng căm tức nhưng họ có trách nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền để cảm xúc, cảm tính điều khiển hành động, không được hành động cho đã cái nư bất chấp tất cả, rồi sau đó thế nào mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, thì sao đây?
ST



Giữ vững và phát huy tốt truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ"!

    “Hòa bình cũng như kháng chiến, chúng ta quyết không nên vì thắng mà kiêu. Toàn thể Nhân dân, Quân đội và cán bộ ta cần phải ghi nhớ mà thực hành”.

    Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Hội nghị Giơnevơ thắng lợi lớn”, viết ngày 28 tháng 7 năm 1954 được Báo Nhân dân đăng trên số 209, từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 7 năm 1954. Đây là lúc nhân dân ta vui mừng, phấn khởi với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Điều đó là hoàn toàn xứng đáng, nhưng cảm giác đó cũng dễ dẫn đến tâm lý tự kiêu, say xưa chiến thắng mà thỏa mãn dừng lại. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã phân tích và làm sâu sắc hơn thắng lợi của nhân dân ta trong Hội nghị Giơnevơ nói riêng, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung. Người không quên nhắc nhở nhân dân và quân đội ta cần nhận rõ, thắng lợi đó rất quan trọng nhưng chỉ là bước đầu trên con đường đi tới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tiếp tục đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng thống nhất, hành động nhất trí, ra sức đấu tranh để: Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, xây dựng dân chủ thật sự. Chúng ta đã giành thắng lợi trong kháng chiến, nhất định sẽ thành công trong hòa bình.

    Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là phương châm hành động để cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân quán triệt và thực hiện có hiệu quả trong lãnh đạo tư tưởng, giáo dục chính trị, xây dựng tinh thần đoàn kết toàn quân một ý chí, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn thấu triệt lời thề: Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thẳng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, giữ vững và phát huy tốt truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. St