Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT

 Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30-9-1910 trong một gia đình công chức nhỏ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tham gia cách mạng từ sớm và hy sinh khi mới 31 tuổi, cuộc đời đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là một tấm gương chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất để các thế hệ sau học tập, noi gương.

🌹
Nữ chiến sĩ cộng sản kiên trung
Năm 1919, Nguyễn Thị Vịnh theo học chữ quốc ngữ tại trường Nguyễn Trường Tộ, sau đó chuyển sang trường Tiểu học Cao Xuân Dục. Tại đây, Nguyễn Thị Vịnh được thầy giáo Trần Phú và các thầy cô giáo trong trường dìu dắt nên sớm giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.
Năm 1927, Nguyễn Thị Vịnh được kết nạp vào Việt Nam Cách mạng đảng, lấy tên là Nguyễn Thị Minh Khai. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Đồng chí được được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng.
Tháng 3-1930, đồng chí được cử sang Hương Cảng (Hồng Kông - Trung Quốc), công tác ở Văn phòng chi nhánh Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, nhận nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giáo dục về lý luận những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm hoạt động bí mật...
Tháng 4-1931, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị mật thám Anh ở Hương Cảng bắt, nhưng trước kẻ thù, đồng chí luôn giữ vững khí tiết người cộng sản, giữ bí mật đường dây liên lạc của Đảng. Năm 1933, đồng chí được trả tự do và sau đó đến Thượng Hải tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng, trở thành thành viên của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị tháng 6-1934 của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng với đại biểu các Đảng bộ ở trong nước, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng các thành viên trong Ban Chỉ huy tích cực chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo các văn kiện trình đại hội, chuẩn bị chỗ ăn, ở cho đại biểu từ trong nước ra dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. Thời gian đó, nhận được giấy triệu tập của Quốc tế Cộng sản về việc cử Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tổ chức ở Mátxcơva (Liên Xô), Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng đã quyết định cử các đồng chí: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn và 3 đại biểu nữa tham dự.
Trong lúc chờ dự đại hội, Nguyễn Thị Minh Khai đã vào học hệ ngắn hạn tại Đại học Phương Đông (tháng 1-1935). Ngày 25-7-1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản khai mạc. Ngày 16-8-1935, trên diễn đàn Đại hội VII, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã trình bày tham luận tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã thi hành chính sách tàn bạo, dã man đối với nhân dân Đông Dương, nhất là với phụ nữ; đồng thời, nêu bật vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 3-10-1935, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã có bài phát biểu quan trọng, trình bày khái quát tình hình thanh niên Đông Dương, tình cảnh của thanh niên công nhân, nông dân, trí thức; hoạt động của thanh niên và những nhiệm vụ trước mắt của Thanh niên Cộng sản đoàn Đông Dương…
🌹
Nữ Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn bất khuất
Cuối năm 1936, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được cử về nước hoạt động. Cuối năm 1937, đồng chí được Xứ ủy Nam kỳ chỉ định giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và trở thành một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1938-1939 ở Sài Gòn. Đồng chí đã vận dụng linh hoạt những lý luận cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn được tích lũy khi hoạt động ở nước ngoài để lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son, Công ty Hỏa xa Sài Gòn, công nhân và phụ nữ Hóc Môn, Gia Định; bám cơ sở, mở nhiều lớp học bí mật để huấn luyện cho cán bộ ở thành phố và các lớp huấn luyện cho cán bộ nữ ở các tỉnh Nam Bộ... Thời gian này, đồng chí viết nhiều bài đăng trên báo Dân chúng, trong đó nêu rõ đường lối, chủ trương của Đảng về vấn đề chống phản động thuộc địa, chống phong kiến và vận động phụ nữ tham gia Mặt trận Dân chủ Đông Dương; là diễn giả của nhiều buổi mít tinh lớn ở các rạp hát trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh… Những hoạt động của đồng chí góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ.
Ngày 30-7-1940, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt. Phủ Thống đốc Nam kỳ kết tội đồng chí “là kẻ chủ mưu trong các hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó có việc tổ chức chiến dịch chống quân phiệt, chuẩn bị phong trào khởi nghĩa vũ trang và phá hoại”.
Sau 6 tháng bị giam cầm, tra tấn dã man, nhưng không thể lay chuyển, khuất phục ý chí cách mạng kiên cường, sắt thép của nữ chiến sĩ cộng sản, ngày 21-1-1941, thực dân Pháp đưa đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai ra xử án. Tại tòa, đồng chí đã đanh thép dùng lý lẽ để bác bỏ sự buộc tội của kẻ thù và dù không thể buộc tội, tòa án thực dân vẫn kết án đồng chí 5 năm tù khổ sai và 20 năm biệt xứ. Sau đó, ngày 11-3-1941, Tòa thượng thẩm Sài Gòn đã nâng án của đồng chí lên 5 năm tù khổ sai, 20 năm biệt xứ, 20 năm mất quyền công dân. Ngày 3-4-1941, thực dân Pháp lại đưa đồng chí ra Tòa án binh Sài Gòn xử cùng với những chiến sĩ bị bắt trong khởi nghĩa Nam kỳ và kết án tử hình với tội danh “chịu trách nhiệm về mặt tinh thần”, xúi giục dân chúng làm rối loạn quốc gia và "mưu toan lật đổ chính phủ". Ngày 28-8-1941, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đồng chí lãnh tụ kiên trung của Đảng, như: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần... tại Hóc Môn. Trước pháp trường, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai hướng về phía đồng bào, nói những lời tâm huyết: “Việc chúng tôi làm là chính nghĩa. Vì muốn Tổ quốc tôi được độc lập, dân tôi được ấm no mà chúng tôi làm cách mạng. Chúng tôi không có tội gì”.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai hy sinh khi mới 31 tuổi, song lời dặn của đồng chí trước khi ra pháp trường vẫn khắc ghi trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam yêu nước: "Vững chí bền gan ai hỡi ai/Kiên tâm giữ dạ mới anh tài/Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ/Con đường cách mạng vẫn chông gai".
Tấm gương về lòng yêu nước, đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và nhân dân; sự kiên trung, bất khuất, không nao núng - không khuất phục - không đầu hàng trước kẻ thù; ý chí cách mạng, khí phách anh hùng của người nữ đảng viên cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai mãi ngời sáng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, nhân dân ta./.
St

HỌC CÓ TỐT, HÀNH MỚI TỐT

 “Học có tốt, hành mới tốt. Học và hành tốt mới làm trọn nhiệm vụ người thanh niên cách mạng”

Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Bài nói chuyện tại Đại hội thanh niên Thủ đô”, ngày 30 tháng 9 năm 1964, đăng trên Báo Nhân dân, số 3836, ra ngày 01 tháng 10 năm 1964.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục cho thanh niên nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa và động cơ của việc học tập trong chế độ mới, khắc phục những cách tư duy cũ do nền giáo dục thực dân, phong kiến để lại. Người dạy: Học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà. Bên cạnh việc xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, Người yêu cầu tuổi trẻ phải thực hiện học tập toàn diện và học tập phải gắn liền với rèn luyện. Người dạy thanh niên phải sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Bởi vậy, theo Bác muốn thành công trong công việc phải biết kết hợp giữa học và hành một cách chặt chẽ và xuyên suốt. Lấy lí thuyết hỗ trợ cho hành động và ngược lại lấy hành động để khẳng định sự đúng đắn của lí thuyết. Vận dụng lí thuyết vào hành động thì lí thuyết được kiểm chứng. Từ đó rút kinh nghiệm, nâng cao hơn hiệu quả công việc. Thực tiễn cho thấy, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng đắn. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống trước hết là để hoàn thiện kĩ năng con người. Sau đó là tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị hiện thực của quan điểm của Bác trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn; quán triệt và thực hiện nghiêm 03 quan điểm, 08 nguyên tắc, 06 mối kết hợp trong huấn luyện bộ đội; bám sát phương châm huấn luyện “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát thực tế chiến đấu; kết hợp chặt chẽ huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị; giáo dục, đào tạo gắn với huấn luyện chiến đấu; huấn luyện sát nhiệm vụ, phương án chiến đấu, đối tượng tác chiến, lấy thực hành là chính; kết hợp huấn luyện với rèn luyện thể lực bộ đội. Tổ chức nhiều cuộc diễn tập tác chiến hiệp đồng quân chủng, binh chủng, thực binh có bắn đạt thật, diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp... là cơ sở để nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
St

PHÁT HUY GIÁ TRỊ BÀI HỌC LỊCH SỬ VÔ GIÁ

 Trong bài viết “Bài học lịch sử vô giá”, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 2/1987 (đăng lại trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại bài học lịch sử quý báu mà Đảng ta đúc kết qua thực tiễn cách mạng. Đó là, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Dẫn lời đồng chí Trường Chinh: “Bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trước đây rất quan trọng, bây giờ càng quan trọng, đó là bài học lịch sử vô giá của cách mạng nước ta”, tác giả cho rằng “chúng ta không thể không đi sâu nghiên cứu, quán triệt và vận dụng thật tốt bài học lịch sử vô giá mà Đảng ta đã nêu ra, chăm lo làm tốt công tác vận động quần chúng, củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng”.
Phân tích nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cùng quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng ta, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, tác giả nhận định, vấn đề có ý nghĩa quyết định tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng là Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của quần chúng; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng.
Thực tiễn cho thấy, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã được minh chứng qua từng giai đoạn cách mạng. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân vì Đảng tham gia, hưởng ứng, hiện thực hóa những chủ trương, đường lối của Đảng. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được duy trì hiệu quả suốt thời gian qua cho thấy mối liên hệ mật thiết đó trở thành cơ sở huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ngày càng vững mạnh.
Ở nhiều nơi, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội thường xuyên quan tâm quán triệt, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tích cực xây dựng, góp ý sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật...
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện tốt các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đầu tư của cộng đồng, hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, tập hợp và kịp thời phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chú trọng quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng tới đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Nhiều ban công tác mặt trận khu dân cư phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng; các chi hội đoàn thể trở thành nòng cốt trong tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương.
Một số nội dung nổi bật trong đổi mới tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã được triển khai, như phổ biến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với các nội dung tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, an toàn thực phẩm, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, xóa đói, giảm nghèo, an ninh trật tự,…
Thông qua hoạt động ý nghĩa này, mỗi khu dân cư tự đánh giá những ưu điểm và hạn chế, đề ra giải pháp thực hiện để mỗi người dân nâng cao ý thức trách nhiệm cùng bảo vệ và xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển.
Thông qua tổ chức ngày hội, những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc đã được gìn giữ và phát huy, đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, góp phần củng cố tình làng nghĩa xóm, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những nội dung tích cực lan tỏa hành động ý nghĩa, làm giảm các tệ nạn xã hội, đồng thời nhân lên gương sáng, việc hay trong học tập, công tác, lao động sản xuất, các phong trào giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh... khơi dậy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” vẫn luôn giữ nguyên giá trị, là lời nhắc nhở sâu sắc đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về nhiệm vụ phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; trao đổi, giải đáp những vấn đề người dân quan tâm.
Qua đó, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, đề xuất giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với tình hình tại cơ sở, phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời chăm lo đời sống nhân dân./.
St

BỘ NỘI VỤ SẼ BÁO CÁO LỘ TRÌNH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG

 Bộ Nội vụ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, khoá XV 4 văn bản, đề ántrong đó có báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

Đây là thông tin tại Hội nghị giao ban công tác Quý III, triển khai nhiệm vụ Quý IV năm 2023 do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 29/9.
Báo cáo tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh cho biết, trong Quý III/2023, số nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao là 218 nhiệm vụ. Trong đó, đã hoàn thành 204 nhiệm vụ (đạt tỉ lệ 93,6%), đang thực hiện 14 nhiệm vụ (chiếm 6,4%).
Trong Quý III/2023, Bộ Nội vụ tập trung nguồn lực, dồn sức trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách lĩnh vực Nội vụ, kết quả là: Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); ban hành Nghị quyết số 35 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2030;
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện quy định trình tự việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân; trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định; 2 Nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định; 1 Công điện; Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền 4 Thông tư và 2 văn bản hợp nhất.
Đồng thời, tập trung đôn đốc các địa phương triển khai các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; triển khai kế hoạch thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công;
Tiếp tục đổi mới chế độ công vụ, công chức gắn với vị trí việc làm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đặc biệt quan tâm chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế, như: Công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời, đặc biệt là tập huấn, hướng dẫn triển khai các chính sách mới đã ban hành; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tuy đã được cải thiện nhưng hiệu quả công việc chưa cao.
Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc dẫn đến công việc chậm tiến độ.
Đối với nhiệm vụ của Quý IV năm 2023, bên cạnh các nhiệm vụ đã được đề ra trong dự thảo Báo cáo, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm:
Người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ xác định việc hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2023 một cách chủ động, chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ được giao; đồng thời, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ trong năm 2024 theo hướng đổi mới, rõ việc, rõ người chịu trách nhiệm, rõ sản phẩm đầu ra.
Chủ động, hoàn thành công tác xây dựng thể chế chính sách gồm: Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, khoá XV 4 văn bản, đề án: Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức;
Báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương; báo cáo sơ kết tổ chức chính quyền đô thị tại Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh; trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định; trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền 8 Thông tư.
Tập trung thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117 của Chính phủ về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; đôn đốc các địa phương triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; chủ động tham mưu giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc, bất cập khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
Xây dựng kế hoạch rà soát các quy định, đánh giá tác động của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các Luật có liên quan để có cơ sở đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung các Luật theo quy định.
Tiếp tục giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề: tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan; tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc; tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm; cải cách hành chính; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và lường trước các vấn đề phát sinh nhằm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước.
Tăng cường công tác đối ngoại trên các lĩnh vực Nội vụ, chuẩn bị các điều kiện phục vụ Lãnh đạo Bộ đi công tác nước ngoài theo Kế hoạch.
Chủ động phối hợp với các đối tác quốc tế để triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, cải cách công vụ, công chức, nghiên cứu khoa học và khai giảng năm học mới tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Tập trung cho công tác c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố trong đó: hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố; khẩn trương xây dựng quy chế vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, giới thiệu kiến thức cơ bản về c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố, an toàn an ninh mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức./.
St

BIỂU TƯỢNG CHIM LẠC TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

 Giờ đây, hình đàn chim mỏ dài bay quanh mặt trời trên mặt trống đồng Đông Sơn đã trở nên quen thuộc với nhiều Việt. Tuy nhiên, chúng vẫn là một điều gì đó bí ẩn.

Nhà hát Hồ Gươm mới khánh thành gần đây, đã được trang trí với các hoa văn truyền thống biểu trưng cho văn hóa Việt như: trống đồng, mặt trời, chim hạc …
Vậy đàn chim bay đó là loài chim gì? Vì sao chúng lại có mặt bền bỉ, thường xuyên trên trống đồng Đông Sơn như vậy? Chúng ta nên gọi chúng là chim gì, cò trắng hay hạc, chim Hồng hay chim Lạc?
Từ góc độ khảo cổ - sinh vật học - dân tộc học, nhiều học giả đã nhất trí xác định: trên trống đồng Đông Sơn, hình đàn chim bay quanh mặt trời gồm vài loài chim khác nhau nhưng phần lớn là cò trắng, một loài chim thuộc họ diệc.
Đó chính là loài chim vật tổ lâu đời nhất của người Lạc Việt, tộc chủ thể của các nước Văn Lang, Âu Lạc và là tổ tiên trực tiếp của người Việt Nam hiện nay.
Tín ngưỡng vật tổ là một tín ngưỡng phổ biến ở loài người thời nguyên thủy, thời con người sống chủ yếu bằng săn bắt hái lượm, hòa hợp nhưng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Theo tín ngưỡng đó, một cá nhân, một dòng họ, một tộc người tin rằng mình có quan hệ họ hàng thần bí và có tác động qua lại với một vật, cây, con mang những tính cách gần gũi với mình, có những phẩm chất mình mong muốn và từ đó là vị thần bảo vệ, là biểu tượng cho mình.
Thời Đông Sơn, tức thời Hùng Vương - An Dương Vương - Hai Bà Trưng, đó là tín ngưỡng cơ bản của người Đông Sơn và là hồn cốt của văn hóa Đông Sơn. Đó là một cách tạo ra tình cảm, niềm tin, sự cố kết giữa những người cùng dòng máu, tổ tiên, đất nước.
Truyền thuyết cội nguồn của người Việt có tên là Họ Hồng Bàng. Xét hai chữ Hồng Bàng, chữ Hồng gồm chữ giang (sông) chỉ âm đi cùng với chữ điểu (chim), chỉ nghĩa có ý chỉ một loài chim nước, người Việt gọi là giang, người Hoa gọi là hồng hay hồng hạc, là loài chim họ cò hay hạc, chị em với cò trắng, ngỗng trời, nhưng thường bay cao bay xa, từ đó người xưa coi là một biểu tượng cho người tài cao chí lớn… Chữ Bàng có chữ long dưới chữ quảng, chỉ rồng, con vật huyền thoại, biểu tượng cho sông nước.
Như vậy, họ Hồng Bàng là những người có vật tổ Chim - Rồng, tương ứng với Mẹ Âu Cơ - Bố Lạc Long. Mẹ Chim Âu Cơ hóa thành Thần - Tiên trên trời. Đó chính là gốc của việc người Việt sau này nhận mình là “dòng dõi Lạc Hồng” hay “con Rồng - cháu Tiên”.
Theo tâm thức đó, người Bách Việt thời Đông Sơn đều thờ Bà Tổ Chim - Ông Tổ Rồng, nhưng mỗi tộc người, nhóm địa phương, dòng họ thờ một loài chim cụ thể như: cò, cốc, hồng hoàng, hồng hạc, bồ nông, ngỗng trời, gà... cùng với một con vật nước cụ thể như: rùa, cá sấu, rái cá, ếch, rắn, cá... Tất cả các con vật tổ đó đều được thể hiện trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn.
Thời Hùng Vương - An Dương Vương là thời mẫu hệ, thời Hai Bà Trưng là thời mẫu quyền. Vì thế, trên trống đồng biểu tượng Bà Tổ Chim là biểu tượng chính chủ nổi bật nhất.
Trong các loài chim, cò trắng là loài chim vật tổ - biểu tượng lâu đời nhất của người Lạc Việt. Vào thời An Dương Vương, khi vua được đồng nhất với mặt trời, với vương quốc, cò trắng đương nhiên là Bà Tổ của hoàng tộc Âu Lạc, tức dòng họ An Dương Vương, vị vua đã cho đúc và ban phát những chiếc trống đồng Đông Sơn đầu tiên.
Vậy vì sao cò trắng là loài chim vật tổ?
Từ xa xưa, là những người thuần hóa cây lúa và trồng lúa nước sớm, người Lạc Việt đã có tục thờ mặt trời, coi mặt trời là Bà Tổ. Trong khi đó, cò trắng là một loài chim di cư có cuộc sống gắn với sự chuyển động của mặt trời. Hàng năm, vào cuối thu - đầu đông, sau vụ gặt cò bay đi trú rét, đến mùa xuân- mùa mưa- mùa lúa mới trở về.
Hàng ngày, khi mặt trời mọc, đàn cò bay đi, khi mặt trời lặn chúng bay về. Trước khi hạ cánh, từng tốp, từng tốp lượn vòng tròn trên trời giống hình mặt trời, cánh lấp lánh ánh sáng. Có màu lông trắng muốt như ánh sáng mặt trời, lại bay đến bay đi với đôi cánh nhịp nhàng, bền bỉ theo chu kỳ chuyển động của mặt trời, cò được tin là một hiện thân của mặt trời hay là chim - mặt trời…
Trong truyền thuyết Bách Việt, cò chính là loài chim thần đã mang những hạt lúa cho người để người có nghề trồng lúa. Từ đó, cò được coi là loài chim hạnh phúc gắn với sự no ấm của người, với vẻ đẹp thanh bình của làng quê, đặc biệt với tính nhẫn nại cần cù của người mẹ…
Còn nữa, cò là loài chim thông minh, đất lành mới đậu; là loài chim có tính cộng đồng cao, luôn thành đàn bay đi kiếm ăn, bay về tổ ngủ.
Cò là người bạn thân thiết với người trồng lúa. Cò bắt sâu bọ hại lúa. Cò bắt ruồi bọ, ve vắt cho trâu, con vật đầu cơ nghiệp nhà nông. Đó chính là những lý do người Lạc Việt bao đời tin cò là vật tổ, là biểu tượng cho mình.
Trống đồng là biểu tượng cao quý nhất cho vương quyền và thần quyền Bách Việt thời Đông Sơn. Hình đàn cò trắng trên mặt trống là biểu tượng cho thần quyền của tín ngưỡng thờ Bà Tổ Chim.
Trong đám ma, khi tiếng trống đồng vang lên, đàn cò thay Bà Tổ về đưa hồn người chết đi gặp tổ tiên. Trong lễ cầu mưa - cầu mùa: đàn cò lại là hiện thân của Thần Lúa - Mẹ Lúa về mang mưa nắng và mùa màng tươi tốt.
Học giả Đào Duy Anh (1904 - 1988) là người khởi xướng cách gọi loài chim bay quanh mặt trời trên trống đồng là chim Lạc bởi theo ông, Lạc là từ chỉ loài chim vật tổ của người Lạc Việt, và tên Lạc Việt bắt nguồn từ tên chim Lạc...
Tuy nhiên, một số người đã tìm mọi cách bác bỏ cách gọi đó. Người muốn gọi thẳng đó là cò, người cố chứng minh Lạc nghĩa là Nước nên chim Lạc chỉ là chim Nước.
Thực ra, tên Lạc Việt không có gốc từ tên chim Lạc. Lạc và Việt đều có nghĩa gốc là Người. Lạc Việt có nghĩa gốc là Người Việt. Ở nhiều nhóm Bách Việt, có hiện tượng đồng nhất tên tộc người có nghĩa Người có trước với tên vật tổ có âm gần gũi có sau. Ví dụ: sự đồng nhất tên gọi người Giao với tên vật tổ giao (giao long hay cá sấu) hay tên gọi người Klao với tên vật tổ tre klao...
Vậy chúng ta nên gọi loài chim bay trên mặt trống Đông Sơn là chim Hồng hay chim Lạc, là cò hay hạc? Về bản chất, đó là loài chim biểu tượng cho Bà Tổ Chim, nhưng tên chim Hồng gắn với truyền thuyết Họ Hồng Bàng, còn chim Lạc gắn với tên Lạc Việt. Về mặt khoa học, gọi cò trắng là đúng nhất. Nhưng về mặt lịch sử, tên chim Lạc gắn trực tiếp với tộc người và trống đồng Lạc Việt nên là tên gọi giàu ý nghĩa hơn cả.
Trong tâm thức người Việt hàng ngàn năm sau, khi tín ngưỡng vật tổ cò đã phôi pha thì biểu tượng cò trắng vẫn còn đó. Trong ca dao Việt, cò trắng vẫn là biểu tượng của đất nước Việt và đặc biệt, của người mẹ Việt.
Xưa, vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt và niềm hạnh phúc của người trồng lúa Việt vẫn luôn ẩn hiện trong những cánh cò:
“Con cò bay lả bay la/Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng/Chân trời thảm lúa mênh mông/ Cò bay mỏi cánh sao không thấy bờ?”.
“Một đàn cò trắng bay tung/Bên nam bên nữ ta cùng hát lên”.
“Một đàn cò trắng bay quanh/Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta”.
Hình ảnh, đức tính của cò mẹ cũng đồng nhất với hình ảnh, đức tính của người mẹ Việt:
“Cái cò lặn lội bờ ao/Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay”.
“Cái cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.
“Con cò mày đi ăn đêm/Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/Ông ơi ông vớt tôi vào/Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Nay, hình ảnh đàn cò trắng bay lại là biểu tượng cho một đất nước có môi trường trong lành cùng với những con người có ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều vườn cò xuất hiện từ Bắc chí Nam, ban đầu từ tình yêu cò, từ ý thức bảo vệ cò của người nông dân, sau đã trở thành những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Như vậy, cò trắng hay chim Lạc đã, đang và sẽ vẫn là một biểu tượng của văn hóa, con người, đất nước Việt Nam./.
St

TÌM BẠN, BẠN ĐÂY RỒI!

Bao phen tìm vẹt gót giày

Ông trời run rủi lần này bạn ơi

Bạn nằm đó tuổi hai mươi

Lắng nghe hồn nước vọng lời mẹ ru

Vẫn đây dấu tích đạn thù

Giữa nơi chiến địa mịt mù xa xăm

Bụi mờ lớp lớp tháng năm

Rừng thiêng nương chỗ bạn nằm vẹn nguyên

Còn đây vóc dáng trai niên

A Ka giữ chặt tay trên lẫy cò

Máu trào chân duỗi chân co

Thốt lên tiếng "Mẹ", cơn ho lịm dần

Chiến trường giữ lại tuổi xuân

Áo quần giữ lại cái chân gãy rời

Bạn nay chỉ lối đưa lời

Mình về nhà nhé, với người thân yêu

Rừng hoang muông thú cũng nhiều

Hình hài nguyên vẹn chắc điều tâm linh

Dặm dài mấy cuộc chiến chinh

Bạo thù còn đó rập rình gần xa

Máu xương giữ nước non nhà

Muôn năm "xã tắc sơn hà" tri ân.


"CHÁU Ở NHÀ NGOAN LẮM"

  Ngày xửa ngày xưa, có một lão quan văn, khi đi vào làng bị thằng trẻ con leo trên cây kéo chim đái trúng đầu quan, lão quan văn gọi xuống xoa đầu và khen "cháu của ông ngoan lắm" và thưởng cho mấy quan tiền. Thằng bé tưởng ngon ăn nên lần khác cũng thấy quan đi qua, lại leo lên cây đái xuống, chẳng may lần này gặp ngay ông quan võ, quan gọi xuống và rút gươm chém thẳng...

Còn ngày nay... bênh đi, cổ súy đi, kiện đi, "con tôi ngoan lắm" đi... rồi một ngày đẹp trời lại nhận tin không mong muốn, quá muộn. Nói thật với các quý thí chủ: Mỗi năm, cứ 10 ca nhập viện te tua do đánh nhau hoặc tai nạn giao thông thì 7 ca có thân hình xăm trổ, có nồng độ Ethanol trong máu...
Tóm lại: Tiếp tay cho cái ác là đại ác, cổ vũ cho cái ngu là cực ngu, bênh vực cho bọn "húng chó" chả khác gì tội giết người gián tiếp.
Vuông chưa nhỉ ?
St

VIỆT NAM PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC ĐẶT TRẠM NHẬN DẠNG TÀU THUYỀN Ở HOÀNG SA

 Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, việc Trung Quốc lắp đặt và đưa vào sử dụng hai trạm nhận dạng tàu thuyền tự động tại Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 25/9, trả lời câu hỏi của phóng viên trước việc Trung Quốc lắp đặt và đưa vào sử dụng hai trạm nhận dạng tàu thuyền tự động tại Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:
“Việc Trung Quốc lắp đặt và đưa vào sử dụng hai trạm nhận dạng tàu thuyền tự động tại Đá Bắc và Đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Mọi hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa mà không được phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và hoàn toàn không có giá trị.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không tái diễn những vi phạm tương tự”./.
St




NHẬT KÝ TRONG TÙ - TIẾNG THƠ CỦA MỘT CON NGƯỜI VĨ ĐẠI TRONG HOÀN CẢNH T.Ù ĐÀY!

 - “Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
tinh thần càng phải cao."
- “Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lui một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần".
- “Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian tuân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng".
- “Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Nhà thơ vĩ đại - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
Đọc Nhật ký trong tù chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy trái tim của Người toả ánh sáng ra chói ngời trong hoàn cảnh tối tăm. Hoàn cảnh trong tù là hoàn cảnh đặc biệt không bình thường. Người bị giam hãm, đoạ đầy, trói buộc, xiềng xích, bị nghi ngờ, bêu diễu, cấm đoán, mất hết cả tự do. Tiếng thơ từ tâm hồn Người theo thời gian vẫn cất lên, bất chấp sự cùng khổ về vật chất cũng như tinh thần, coi thường cả sự hiểm nguy, dũng mãnh vượt lên gian lao thử thách, ngạo nghễ để chiến thắng, thể hiện phong thái ung dung, niềm tin tưởng lạc quan son sắt, tình cảm giao hoà với thiên nhiên; đặc biệt là tình cảm thắm thiết đối với con người. Một thứ tình cảm yêu thương vô hạn với tất cả con người mà ta thường thấy ở Người trong lúc bị giam cầm và cả lúc thường, khi Người trở thành lãnh tụ, người đứng đầu quốc gia. Đọc tập thơ, chúng ta không hề gợn một chút bi quan, sầu não, u buồn nào ; chỉ thấy sự sống tràn trề, niềm tin mãnh liệt, lòng tha thiết với tự do, hy vọng vào ngày mai chiến thắng, tốt tươi. Chính hồn thơ ấy, đã toả ra ánh sáng chói ngời xua đi bóng tối làm trong sáng con người, thiên nhiên, làm sống dậy cuộc đời chung và tương lai tươi đẹp. Bây giờ đọc thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, chúng ta càng yêu tiếng thơ của Người. Tiếng thơ của con người vĩ đại trong hoàn cảnh tù đầy đã thể hiện viên mãn nhân cách cao cả, lòng nhân ái bao la, bản lĩnh phi thường. Chúng ta càng tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, chính Người đã làm rạng rỡ mỗi con người chúng ta, dân tộc ta, non sông đất nước ta./.
St

Đại tướng Lương Cường: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng ‘bốn không’

Trong cuộc hội đàm với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Lào Thongloi Silivong ngày 26/9, Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nhấn mạnh: Việt Nam luôn kiên định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”.


Tăng cường giao lưu, hợp tác với QĐND Lào

Sáng 26/9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Thượng tướng Thongloi Silivong - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Lào cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm quan trọng.


Tại hội đàm, Đại tướng Lương Cường và Thượng tướng Thongloi Silivong thống nhất đánh giá, hợp tác quốc phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam - Lào.


Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước luôn tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ, hợp tác tin cậy, tham mưu hiệu quả với lãnh đạo cấp cao hai nước về công tác quân sự, quốc phòng, góp phần quan trọng vào giữ vững môi trường hòa bình ở mỗi nước để cùng phát triển; triển khai toàn diện, thực chất Nghị định thư về hợp tác quốc phòng và Kế hoạch hợp tác hàng năm, nhất là trên các lĩnh vực trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tập huấn, cử chuyên gia, khám chữa bệnh, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.


Thời gian tới, hai bên thống nhất, hợp tác quốc phòng song phương nói chung, hợp tác giữa Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tổng cục Chính trị QĐND Lào nói riêng cần phối hợp triển khai hiệu quả theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước.


Hai bên sẽ tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, phát huy hiệu quả các cơ chế, mô hình hợp tác như giao lưu sĩ quan trẻ, giao lưu phụ nữ quân đội, kết nghĩa quân - dân, hội nghị thường niên giữa các quân khu, quân chủng và lực lượng bảo vệ biên giới hai nước; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tổ chức các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị...


Hai bên cũng sẽ tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và cơ chế đa phương, nhất là các diễn đàn, cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Trong khả năng của mình, Bộ Quốc phòng và QĐND Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Bộ Quốc phòng và QĐND Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch các hội nghị quân sự, quốc phòng ASEAN 2024.


Tại hội đàm, hai bên cũng trao đổi về tình hình thế giới, khu vực và các vấn đề cùng quan tâm. Đại tướng Lương Cường nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và kiên định chính sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế).


Không ngừng vun đắp quan hệ Việt - Lào

Nhân dịp này, chiều 26/9, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng Lào phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ trao khen thưởng của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào tặng các tập thể, cá nhân của QĐND Việt Nam.


Tại buổi lễ, đại diện Bộ Quốc phòng Lào đã công bố quyết định của Nhà nước Lào tặng thưởng Huân chương Lao động cùng quyết định của Bộ Quốc phòng Lào tặng Huân chương Anh dũng và Bằng khen cho 19 tập thể và 49 cá nhân của QĐND Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hợp tác với QĐND Lào thời gian qua, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước.


Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Thongloi Silivong - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Lào khẳng định, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước ngày càng bền chặt và trở nên sâu sắc hơn.


Thượng tướng Thongloi Silivong nhấn mạnh, việc trao tặng Huân chương Lao động, Huân chương Anh dũng và Bằng khen lần này là sự ghi nhận sự cống hiến, thành tích lớn lao của các tập thể và cá nhân của QĐND Việt Nam đã đóng góp cho cách mạng Lào, góp phần phát triển đất nước cũng như QĐND Lào trong suốt thời gian qua.


Theo Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, việc trao tặng Huân chương Lao động, Huân chương Anh dũng và Bằng khen lần này là sự ghi nhận những đóng góp, thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân của QĐND Việt Nam trong hợp tác quân sự - quốc phòng, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước.


Đại tướng Lương Cường bày tỏ tin tưởng, QĐND Việt Nam và QĐND Lào luôn quyết tâm và không ngừng cùng nhau giữ gìn, bảo vệ, xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

PHÊ BÌNH LÀ ĐỂ GIÚP NHAU SỬA CHỮA, TIẾN BỘ

  Đó là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục đích của việc phê bình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng yêu cầu: “Đảng phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức người đảng viên”. Người nhắc nhở cần phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng cũng như phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình hoạt động, lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng thì Đảng và đội ngũ cán bộ của Đảng khó tránh khỏi có hạn chế, khuyết điểm. Vấn đề quan trọng là Đảng và đội ngũ cán bộ phải nhận ra và sửa chữa những hạn chế khuyết điểm ấy. Tháng 11 - 1959, tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Người chỉ rõ: “Có hoạt động thì khó tránh khỏi có khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình mình và kiên quyết sửa chữa”. Người nhấn mạnh: “Chỉ có không ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình, nhận rõ đúng, sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai, mới có thể làm cho mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi”.
Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mục đích, ý nghĩa của việc phê bình là để giúp nhau sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, phấn đấu tiến bộ, tăng cường đoàn kết thống nhất, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người xác định: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Tháng 6 - 1957, nói chuyện với đại biểu cán bộ, đảng viên tỉnh Hà Tĩnh, Người khẳng định: “Chúng ta đoàn kết mới có lực lượng. Muốn đoàn kết, lực lượng mạnh, phải có phê bình, tự phê bình. Phê bình, tự phê bình là để tăng thêm đoàn kết”. Ngày 15 - 1 - 1950, trong Thư gửi Hội nghị công an toàn quốc, Hồ Chí Minh viết: “Phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an, yêu công an, và giúp đỡ công an”.
Từ xác định đúng mục đích, ý nghĩa của phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhiều giải pháp, cách làm phù hợp để việc phê bình có hiệu quả nhất. Người nói rõ: “ta phải tự phê bình ráo riết và phải lấy lòng nhân ái, lấy lòng thành thật, mà ráo riết phê bình đồng chí mình. Hai việc đó đi đôi với nhau” và: “… phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm chọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã tìm mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng nước ta, nhất là tập trung chống phá Đảng, xuyên tạc, vu khống các nguyên tắc, thành tựu của Đảng. Đơn cử như đối tượng Nguyễn Văn Đài, trên cái gọi là “Kênh truyền thông của luật sư Nguyễn Văn Đài”, Đài luôn xuyên tạc việc phê bình và tự phê bình cũng như sự đoàn kết thống nhất trong cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Y cho rằng: “Trong quan trường Cộng sản Việt Nam lúc thường nó đối xử với nhau rất là đồng chí, rất là anh em”; nhưng rồi y lại trắng trợn bịa đặt, vu cáo: “Trong quan trường Cộng sản nó sẵn sàng hạ bệ những người yếu thế”, “Không có thằng nào tử tế cả” và quy kết lãnh đạo Đảng: “độc tài ngay cả với hơn 5 triệu đảng viên Đảng Cộng sản, những người không quyền lực thì đều bị độc tài nó cai trị”...
Nhưng sự thật ở Việt Nam đã bác bỏ sự chống phá bịa đặt, vu khống trên của các thế lực thù địch, thế lực xấu. Hơn 93 năm qua, việc thực hiện tốt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về phê bình đã thiết thực góp phần tích cực vào công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, để Đảng ngày càng vững mạnh trong sạch, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng không ngừng phát triển.
Qua thực tiễn, Đảng ta và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rút ra bài học kinh nghiệm quý là muốn phê bình, tự phê bình đạt kết quả tốt thì điều quan trọng phải giữ vững nguyên tắc của Đảng, phải thật sự phát huy dân chủ trong Đảng. Trong đó mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác thực hiện nghiêm túc phương châm: “Tự phê bình và phê bình đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần tự giác, trách nhiệm rất cao, có tình thương yêu đồng chí thật sự, và phải có dũng khí đấu tranh thẳng thắn, chân tình” cũng như quyết tâm tiếp thu, sửa chữa, khắc phục mọi hạn chế khuyết điểm đã được phê bình, nhắc nhở, chỉ ra để ngày càng tiến bộ. Đặc biệt, trách nhiệm của người đứng đầu phải luôn gương mẫu làm trước và phải có các hình thức dân chủ để tạo thuận lợi cho quần chúng nhân dân đóng góp, phê bình cán bộ, đảng viên.
Hiện nay, vấn đề quan trọng, cấp bách đặt ra là: cùng với đẩy mạnh công tác phê bình trong nội bộ Đảng, Đảng ta cần tích cực, chủ động thực hiện tốt việc lấy ý kiến phê bình của quần chúng nhân dân với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Chúng ta phải vừa kịp thời có sự động viên, khen thưởng những đóng góp phê bình tích cực có tác dụng tốt, vừa kiên quyết, kịp thời ngăn ngừa xử lý những người lợi dụng phê bình để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự của người khác với động cơ xấu… theo đúng quan điểm, quyết tâm của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rất rõ ràng: “Nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu cáo người khác”./.
St

“NGỤY BINH CŨNG LÀ CON DÂN NƯỚC VIỆT, NHƯNG VÌ DẠI MÀ ĐI LẦM ĐƯỜNG, CHO NÊN TÔI VÀ CHÍNH PHỦ SẴN SÀNG THA THỨ NHỮNG NGƯỜI SỚM BIẾT LỖI VÀ QUAY VỀ VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH KHÁNG CHIẾN”.

 Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi các ngụy binh”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1915, ra ngày 28 tháng 9 năm 1951.

Lời của Bác thể hiện rõ tấm lòng khoan dung, độ lượng của Đảng, Chính phủ đối với tất cả mọi đối tượng, trong đó có những người lầm đường, lạc lối nay mong muốn trở về. Tư tưởng, phẩm chất khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương sâu sắc đối với con người, ở cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác biệt với mình, ở sự tôn trọng niềm tin của người khác, không độc tôn chân lý, không áp đặt ý kiến của mình lên người khác, xa lạ với mọi thái độ kỳ thị, cuồng tín, giáo điều. Đây là sự biểu hiện niềm tin của Người vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, nhỏ nhen, thấp kém... Hồ Chí Minh luôn tin rằng với sức mạnh cảm hoá của cách mạng và của giáo dục, những con người nhất thời lầm lạc vẫn có thể cải tạo, vươn lên, trở thành có ích cho xã hội, bởi theo Bác: Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ phần nhiều do giáo dục mà nên.
Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn thực hiện nghiêm chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với tù hàng binh, với lòng nhân ái, vị tha, khoan hồng, giáo dục họ, phóng thích và trả về đoàn tụ cùng gia đình, kể cả binh lính Pháp, Mỹ, cũng như lính chư hầu các nước, góp phần giảm tổn thất trong các cuộc chiến tranh, làm dịu đi mối hận thù giữa hai dân tộc, hai quốc gia đối địch trong chiến tranh, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân ái của dân tộc Việt Nam, phẩm chất nhân văn, cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”./.
St

Một số quốc gia láng giềng muốn mua điện sạch của Việt Nam

 

Không chỉ Singapore, Malaysia cũng đã ngỏ ý muốn mua điện sạch từ Việt Nam với công suất từ 4-10 GW/năm. Điều quan trọng là Việt Nam phải có cơ chế rõ ràng để bán được điện sang các nước láng giềng, tránh mất cơ hội xuất khẩu điện sạch vào tay các quốc gia khác.

Về tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam, TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học và Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) cho biết, cường độ năng lượng của Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với các nước láng giềng. Đến năm 2021, tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện là 78,4 GW, quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng đầu ASEAN. Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện tái tạo (điện gió và điện mặt trời).

Không nhanh sẽ mất cơ hội

Đặc biệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW.\

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), việc phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) là để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ông Toán cho biết hiện nay, ông đã nhận được ngỏ ý thăm dò về cách thức làm sao để mua điện sạch từ Việt Nam của các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia thông qua đường biển vào giai đoạn sau năm 2030.

“Một doanh nghiệp lớn của Singapore ngỏ ý muốn mua 4 GW/năm, còn Malaysia muốn mua khoảng 10 GW/năm. Tuy vậy, họ vẫn đang ở trạng thái thăm dò xem chính sách pháp luật của Việt Nam giai đoạn này có ủng hộ hay không”, ông Toán thông tin với VnBusiness.

Theo chuyên gia này, để có thể bán điện cho các quốc gia láng giềng cần phải có quy định rõ ràng là Việt Nam dành phần biển nào để xuất khẩu, đặc biệt là chọn dự án, từ đó Bộ TN&MT dựa vào đó để cấp phép.

“Nói chung là rất khó và còn nhiều việc phải làm”, ông Toán chia sẻ.

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện của Việt Nam đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW. Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,…) trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mới đây, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, hiện nay trên địa bàn 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liệu, Sóc Trăng còn tiềm năng và dư địa rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi và điện mặt trời khu vực ven biển). 3 tỉnh này có thể phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời xuất khẩu với tổng quy mô công suất từ 26.000 - 36.000 MW. Trong đó, Bạc Liêu dự kiến có thể phát triển 10.000MW điện gió ngoài khơi và 6.000 MW điện mặt trời.

Theo Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, ngoài phần phát triển phục vụ nhu cầu điện trong nước, còn có thể xuất khẩu điện "sạch" sang các nước lân cận, trong đó Singapore là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu điện "sạch" lớn nhất.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT tạo điều kiện thúc đẩy, hiện thực hóa các dự án xuất khẩu điện, góp phần mang lại lợi ích cho quốc gia.

Theo thông tin từ Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Singapore (EMA) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), EMA đã nhận được hơn 20 đề xuất cung cấp điện sạch cho Singapore từ 6 nước trong khu vực như nhập khẩu điện mặt trời từ Úc, nhập khẩu năng lượng tái tạo từ Ấn Độ thông qua tuyến cáp ngầm biển, nhập khẩu điện mặt trời từ Indonesia và nhập điện mặt trời và thủy điện từ Campuchia...

Do vậy, nếu Việt Nam không sớm bắt tay vào triển khai dự án, khảo sát biển để xác định tiềm năng, sẽ khó tận dụng được cơ hội, cũng như sẽ tuột mất cơ hội xuất khẩu điện sạch vào “tay” các quốc gia khác.

Lo nhà đầu tư chọn "lướt sóng" bất động sản thay vì làm năng lượng sạch

Vấn đề xuất khẩu điện cũng được Bộ KH&ĐT đề cập khi góp ý về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ KH&ĐT cho rằng, cần xác định “các dự án xuất khẩu điện, xuất khẩu năng lượng mới sản xuất từ năng lượng tái tạo” với mục tiêu “phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu".

Bên cạnh xuất khẩu điện, một trong những vấn đề khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo cũng được nêu ra tại "Diễn đàn đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" tổ chức ngày 20/9. Đáng chú ý, đặt vấn đề liệu có thể hy vọng dòng vốn chảy từ bất động sản đầu cơ "lướt sóng" chuyển sang làm năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, chuyên gia kinh tế cho biết vừa qua có tư vấn chiến lược về đầu tư điện gió cho 2 công ty và thấy rằng suất đầu tư không hề nhỏ với con số nghìn tỷ đồng. Do vậy, nếu cơ chế chính sách không tốt, thì nhiều nhà đầu tư sẽ có tâm lý thà đi “buôn” bất động sản "lướt sóng" kiếm lời hơn rót vốn vào năng lượng tái tạo.

“Điều đầu tiên mà doanh nghiệp quan tâm là lợi nhuận mà lĩnh vực họ kinh doanh có hấp dẫn không. Theo đó, nhà đầu tư cần chính sách tốt để rót vốn vào ngành điện sạch, giá bán điện cũng phải tốt”, ông Hòa nói.

TS. Hoàng Xuân Cơ, Tổng Thư ký Hội Kinh tế môi trường Việt Nam kể năm 2008, ông làm cố vấn cho một nhà đầu tư điện gió ở Bình Thuận. “Lúc đó, tôi hỏi ông ấy đầu tư như thế này có lỗ không. Ông ấy trả lời biết là lỗ nhưng tin rằng năng lượng gió sẽ sớm trở thành nguồn năng lượng quan trọng ở Việt Nam”, ông Cơ cho biết.

Theo đó, chuyên gia này cho rằng, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi nguồn năng lượng của Việt Nam, nhưng khi họ đầu tư vào đâu đều phải thấy được lợi nhuận. Tới giờ phút này, giá thành sản xuất điện gió, điện mặt trời còn cao, nếu không có sự trợ giá nhà nước, EVN mua điện giá cao thì họ không có lợi nhuận.

Tuy nhiên, về lâu dài, có thể giá thành sản xuất điện gió, điện mặt trời giảm khi công nghệ phát triển, Nhà nước có thể xem xét giảm, cắt bỏ chính sách trợ giá/.

St