Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

 

Thận trọng khi tìm hiểu lịch sử

Khoảng chục năm trở lại đây, khi mạng xã hội đã và đang cho phép người dùng tạo ra cộng đồng chung mối quan tâm thông qua những nhóm (group), trang (page), lịch sử là một đề tài thu hút rất nhiều người mà trong số đó, người trẻ chiếm số đông.

Đã có nhiều nhóm chia sẻ kiến thức lịch sử thu hút rất đông đảo lượng người đọc và qua các nhóm ấy, cũng bắt đầu có một số cá nhân tạo được uy tín nhờ vào hiểu biết và đóng góp của mình cho dù họ không phải là chuyên gia lịch sử. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng. Đáng mừng hơn nữa, từ những bài viết của các nhóm kể trên, đã có những xuất bản phẩm bán chạy, những dự án phim tư liệu về lịch sử Việt Nam góp phần mở mang kiến thức cho cộng đồng.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thành công. Đã xuất hiện tình trạng có một số dự án được đón nhận bởi công chúng nhưng bị phát hiện có những lỗi rất lớn và tạo ra những hiểu biết sai lệch về lịch sử nước nhà.

Điển hình như cuốn "Việt sử kiêu hùng" do nhóm cùng tên biên soạn mới được Nhà sách Tinh Hoa cho xuất bản gần đây chẳng hạn. Ngay trong phần bản đồ lược sử, nhóm này đã tự ý đánh giá thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong 3 nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất của Việt Nam ở thế kỷ 20 bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đánh giá này bị cho là nặng cảm tính, thiếu cứ liệu lịch sử, thiếu thuyết phục. Dù cho có yêu mến thiền sư Thích Nhất Hạnh đến mấy đi nữa thì nhiều độc giả cũng phải thừa nhận nhân vật lịch sử đại diện tiêu biểu cho Việt Nam trong thế kỷ 20 không thể là Thích Nhất Hạnh. Trước làn sóng phản ứng dữ dội của một lượng độc giả, lược đồ này đã được thay thế nhưng uy tín của dự án cũng giảm hẳn khi bị cộng đồng gán cho cái tên là "Diệt sử tiêu tùng".

Nhưng, không chỉ có các nhóm tự phát kiểu như "Việt sử kiêu hùng" mới mắc các lỗi chủ quan, lỗi thông tin, lỗi nhận định như trên mà ngay cả các NXB cũng từng dính các sai lầm trầm trọng. Cụ thể như sai lầm của trang bìa cuốn "Thăng Long kinh kỳ kẻ chợ" của Nguyễn Quốc Tín - Nguyễn Huy Thắng được xuất bản bởi NXB Kim Đồng. Nội dung biên khảo về lịch sử Thăng Long nhưng bìa sách lại dùng bức tranh từ cuốn "An Nam lai uy đồ sách" từ thế kỷ thứ 16 của Trung Quốc. Đáng nói hơn cả, bức tranh được lấy làm bìa đó lại mô tả cảnh Mạc Đăng Dung phủ phục trước quan lại nhà Minh và chính điều đó đã tạo ra sự phẫn nộ từ một số học giả lịch sử. NXB đã phải thay đổi bìa sách mới cho phù hợp hơn, song đáng tiếc là các bản in cũ không được thu hồi và vẫn trôi nổi trên thị trường sách.

Từ các hiện tượng như trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng đang có một khoảng trống lịch sử lớn trong giới biên tập ấn bản phẩm. Đây là công việc đòi hỏi chuyên môn sâu nhưng thực tế, các đơn vị xuất bản không cẩn trọng, thiếu đầu tư nên không mời các chuyên gia, học giả lịch sử kiểm soát lại nội dung. Trong khi đó, giới viết sử tự phát từ cộng đồng thì lại luôn chủ quan, dựa vào nguồn sử liệu chưa đủ đầy và quá tự tin vào số ít ỏi sử liệu mình tham khảo. Không có so sánh, đối chiếu để chắt lọc từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau, từ đó các lỗi sai phát sinh càng nhiều. Rồi được thêm thắt bởi các bình luận cảm tính của đội ngũ soạn thảo, những ấn bản đó vô tình trở thành thứ "tham khảo sai lệch" đối với những người đọc trẻ và khiến họ tin vào các dữ liệu lịch sử không chính xác.

Với mọi thứ, thận trọng là đòi hỏi hàng đầu nhưng với lịch sử, thận trọng còn bị đòi hỏi khắt khe hơn nữa. Rất cần các chuyên gia, học giả lịch sử tham gia rà soát các dự án sách, tư liệu, phim ảnh... về lịch sử để từ đó mang lại cho cộng đồng những sản phẩm tốt, chân xác về dữ kiện cũng như chuẩn mực về đánh giá những sự kiện mà chúng ta không trải qua nhưng gắn liền với một phần hình thành và phát triển quốc gia, dân tộc.

 

Phát triển truyền thông đối ngoại, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, truyền thông đối ngoại đang được các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh, tạo sự lan toả và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Việc đẩy mạnh truyền thông đối ngoại còn góp phần phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động lưu vong từ ngoài biên giới.

Thông tin đối ngoại là nội dung rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, là cầu nối và phương tiện để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa Việt Nam và các nước. Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại sẽ giúp bạn bè quốc tế tiếp cận tình hình về Việt Nam một cách chính xác, qua đó hiểu đúng về đất nước, con người Việt Nam. Điều này giúp thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới, các nhà đầu tư kinh doanh, tổ chức tài chính, tiền tệ... Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại còn góp phần hạn chế những thông tin sai lệch, bịa đặt về Việt Nam và ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cũng như các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia của các phần tử chống đối.

Truyền thông đối ngoại hiện nay có thể được hiểu là đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về tình hình Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực ra thế giới. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đồng thời đưa thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, đất nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Xu thế chung của thế giới vẫn là hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các nước lớn, trong đó chủ yếu xuất phát từ thiếu lòng tin chiến lược và nhu cầu đối với vấn đề an ninh quốc gia khiến cho quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đồng thời tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại của các nước. Trong bối cảnh các lực lượng thù địch đang ra sức tuyên truyền cho các giá trị phương Tây, bôi xấu, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Nhà nước trong các vấn đề đối nội và đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại càng đóng vai trò quan trọng nhằm đem lại cho nhân dân nhận thức đúng đắn nhất về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là các vấn đề về dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận…

Xét về lợi ích quốc gia, thực hiện tốt công tác truyền thông đối ngoại sẽ giúp thế giới hiểu hơn về đất nước, con người, về những giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam; nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và hội nhập quốc tế của đất nước ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... Thực hiện tốt công tác truyền thông đối ngoại còn góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Ngay từ những ngày đầu đấu tranh giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng công tác truyền thông đối ngoại. Điều đó đã được thể hiện qua Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 10/5/1962 của Bộ Chính trị, về công tác tuyên truyền đối ngoại đã xác định công tác tuyên truyền đối ngoại là một bộ phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng của nước ta trên phạm vi toàn thế giới. Tiếp đó, nhiều văn bản quan trọng khác của Đảng và Nhà nước đã được ban hành, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động thông tin truyền thông đối ngoại qua các thời kỳ như: Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại; Chỉ thị số 10/2000/-CT/TTg, ngày 26/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Ngày 10/9/2008, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, xác định thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị với phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng”.

Ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị khóa XI ra Kết luận số 16-KL/TW về chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài”. Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 368/QĐ-TTg, ngày 28/2/2013, phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ, về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020. Các văn bản trên là minh chứng cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong việc khẳng định tầm quan trọng của truyền thông đối ngoại trong giai đoạn mới. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách đó, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại với nội dung, hình thức phong phú và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới, đề ra định hướng bao trùm của công tác đối ngoại trong giai đoạn phát triển của đất nước là triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đại hội đã khẳng định “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 6 cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện (Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân). Có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 3 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) nằm trong các cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện nói trên. Ngoài ra có 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật). Trong 72 đài phát thanh - truyền hình, có 3 đơn vị là VTV, Vnews và HTV được cấp giấy phép biên tập kênh truyền hình nước ngoài.

Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí Việt Nam đã có trên nền tảng mạng internet. Một số cơ quan báo chí đã tiên phong và khá thành công trong việc ứng dụng các công nghệ số tiêu biểu như: Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data... Trước làn sóng “di dân” từ báo in sang báo điện tử, hàng trăm cơ quan báo chí cũng xây dựng các kênh truyền thông của mình trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok… Nhân sự làm việc trong lĩnh vực báo chí khoảng 41.000 người (khối phát thanh, truyền hình khoảng 16.500 người). Trong đó, hơn 19.300 trường hợp được cấp thẻ nhà báo.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí được tăng cường. Hiện nay, nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam như CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo, Hãng thông tấn Asia (Hàn Quốc), Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc), Hãng thông tấn Rossiya Segodnya (Nga)... Các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg và hầu hết kênh truyền thông lớn thế giới đều đến được với công chúng Việt Nam dễ dàng, thuận tiện mà không có bất kỳ rào cản công nghệ hay pháp lý nào. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc trao đổi thông tin với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua chương trình truyền hình ASEAN, hệ thống các cơ quan đại diện của Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân... ở nước ngoài cũng như phiên bản tiếng nước ngoài của các báo điện tử đã góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông đối ngoại; thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế, thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư giữa nước ta với các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin kịp thời về các công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nhất là tình hình ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, và những vấn đề quốc tế khác mới nổi lên như: vấn đề lao động, việc làm, di cư, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố, an ninh tiền tệ, ngân hàng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Trong một thế giới bất ổn, bất an, Việt Nam được bạn bè quốc tế tin cậy khi là điểm đến an ninh, an toàn, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được bảo đảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là một hình mẫu đang trên đà vươn lên mạnh mẽ, là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm, đóng vai trò chủ động và tích cực trong các công việc chung của khu vực và thế giới. Hoạt động đối ngoại của đất nước, trong đó có các hoạt động cấp cao diễn ra sôi động, liên tục đã khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán, quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, đóng góp vào việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, công tác truyền thông đối ngoại được triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, với đa dạng hình thức để kịp thời thông tin cho nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam; lan tỏa mạnh mẽ lịch sử, truyền thống, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người, thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước. Những minh chứng trên một lần nữa khẳng định quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Thực tế đó bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

 

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF

Việt Nam luôn nỗ lực và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều này không chỉ được thể hiện trong các quy định của Hiến pháp, pháp luật mà còn được minh chứng sống động trong thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trên nhiều khía cạnh. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, xem đây là vấn đề mang tính chiến lược, quan trọng trong tiến trình xây dựng, bảo vệ đất nước. Ngay từ buổi đầu thành lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Thực dân và phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào lương và đồng bào giáo để cai trị, tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" và điều này đã trở thành nguyên tắc trong chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử.

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan điểm, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện, thể chế hóa trong các văn bản như: các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VII đến Đại hội XIII; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo... Tư duy, nhận thức về tôn giáo không ngừng được hoàn thiện khi Đảng, Nhà nước ta nhìn nhận tôn giáo là một nguồn lực trong xây dựng và phát triển đất nước.

Để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương Đảng, Nhà nước, hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được phát triển, hoàn thiện. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp sau này đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trọng những quyền cơ bản của con người.

Trong đó, tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể: "1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật".

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và căn cứ vào đời sống thực tiễn về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Xuất bản, Luật Đất đai sửa đổi (trong đó có nội dung đất đai liên quan đến tôn giáo). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...

Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam có hơn 27 triệu tín đồ (trong đó có khoảng 2,8 triệu người DTTS theo tôn giáo), chiếm khoảng 27% dân số cả nước; hơn 54.000 chức sắc; trên 144.00 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Việt Nam cũng là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có một số di tích đã được UNESCO ghi đanh là di sản thế giới.

Trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định công nhận tổ chức tôn giáo cho 2 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam); quyết định chấp thuận đề nghị thành lập Viện Thần học Báp tít Việt Nam. Như vậy, tính đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; có gần 4.000 điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin Lành, từ năm 2021-2023 ở các tỉnh phía Bắc đã chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó. Đến nay, ở Việt Nam có hơn 1,2 triệu người theo đạo Tin Lành, trong đó có khoảng 873.700 tín đồ là người dân tộc thiểu số.

Các chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đều được đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin. Trong năm 2023, Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản 2,4 triệu bản kinh sách, tài liệu liên quan bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và các tiếng dân tộc thiểu số. Nhà nước cũng đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo. Tính đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc đạt hơn 70%, nhiều cơ sở thờ tự được xây dựng, tôn tạo khang trang, quy mô để tín đồ các tôn giáo an tâm sinh hoạt tinh thần. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh đẫ giao 7.500 m2 cho Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Đắk Lắk đã giao hơn 11.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 ha đất cho giáo xứ La Vang...

Đối với các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống của các tôn giáo như: Lễ hội Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo, Tin Lành và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lớn diễn ra như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Cholth ChămthMây của đồng bào Khmer... đều được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm, tổ chức, thăm hỏi, tặng quà, động viên và thu hút đông đảo sự tham gia của tín đồ, quần chúng nhân dân.

Năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ tạo điều kiện cho hơn 300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài; tạo điều kiện cho 400 lượt người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Việt Nam cũng đã hỗ trợ cấp phép cho các tổ chức tôn giáo tổ chức đăng cai các sự kiện tôn giáo lớn như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak, Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu của Giáo hội Công giáo Việt Nam; Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo Châu Á vì hòa bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lễ hội "Xuân yêu thương" của các hội thánh Tin Lành Việt Nam...

Trên diễn đàn quốc tế, trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã tiếp 14 đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, từ ngày 10-22/10/2023, đoàn liên ngành và chức sắc tôn giáo do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đứng đầu đã thăm Hoa Kỳ để trao đổi về chính sách tôn giáo và thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đoàn đã làm việc đã làm việc với các đại biểu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ..., thống nhất cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ và qua kênh đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ).

Về chính sách đối ngoại tôn giáo của Việt Nam từ năm 2023 đến nay, nổi bật là quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Tháng 7/2023, hai bên đã thống nhất Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú và Văn phòng Đại diện Thường trú ở Việt Nam. Ngày 23/12/2023, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm Tổng Giám mục Marek Zalewski làm đại diện Tòa thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Ngày 31/1/2024, Tổng Giám mục Marek Zalewski đã đến Việt Nam đảm nhiệm chức vụ này. Từ ngày 9-14/4/2024, Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và rất ấn tượng về những thành tựu phát triển kinh tế, đối ngoại của Việt Nam, tin tưởng vào mối quan hệ Việt Nam - Tòa thánh Vatican sẽ đạt được những thành tựu phát triển mới.

Tại Phiên họp cấp cao khóa 55 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố Việt Nam tái ứng cử vao Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2026 -2028. Với những kinh nghiệm, nỗ lực của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, 2023 - 2025, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021) đã tạo tiền đề, cơ sở để củng cố niềm tin của bạn bè quốc tế trong việc ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028.

Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhiều nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là đánh giá, nhận xét của các nước tham gia phiên đối thoại về báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người dân nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã nêu rõ quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội hay tinh thần hoặc các quyền liên quan và quyền tự do của người khác.

Vậy nên, việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam để tuyên truyền, phát triển các tà đạo, tổ chức hoạt động trái pháp luật như "Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ", "Tân Thiên Địa", tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ", "Tin lành Đấng Christ"... cần phải đấu tranh, ngăn chặn. Điều này cũng phù hợp thực tế chung của các nước nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Lật tẩy các hành động phản nước, hại dân của “con rối” Trương Quốc Huy

Trương Quốc Huy từng bị bắt, xử lý về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Ra tù, cứ ngỡ Huy lấy đó làm bài học, chuyên tâm làm lại cuộc đời. Thế nhưng chứng nào tật nấy, Huy trốn qua Thái Lan, sau đó sang Mỹ rồi thường xuyên có hành động câu kết các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước một cách cực đoan.

Trương Quốc Huy sinh năm 1981, tại TP Hồ Chí Minh. Ngay từ khi ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, Huy đã bộc lộ bản chất đua đòi, ích kỷ, tráo trở. Học hết lớp 7 rồi bỏ giữa chừng, trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, Huy đã nhiều lần tự ý bỏ đơn vị đi ra ngoài gây gổ đánh nhau, vi phạm kỷ luật và bị loại ngũ. Lười biếng lao động, không chịu học hành để trở thành người có ích cho xã hội nhưng Huy lại luôn đổ lỗi cho chế độ, cho rằng mình là người tài không được trọng dụng, từ đó ngày càng trượt dài trên con đường phạm pháp, chống phá Đảng, Nhà nước.

Biết rõ bản chất của Trương Quốc Huy, Lisa Phạm (thành viên của tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân) đã nhanh chóng kết nối và dùng tiền mua chuộc Huy với nhiệm vụ thu thập các thông tin tài liệu để phát tán trên các trang mạng. Theo đó, Huy cung cấp nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và phát tán tờ rơi xuyên tạc chính quyền “đàn áp tôn giáo”, “chà đạp nhân quyền”, “bắt bớ tuỳ tiện”, cổ suý và đòi phục dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa. Trương Quốc Huy và Lisa Phạm đã bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt để điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp. Sau đó, với chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, Trương Quốc Huy tỏ ra ăn năn hối lỗi, cam kết từ bỏ hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Trương Quốc Huy được trả tự do, Lisa Phạm bị trục xuất về Mỹ.

Thế nhưng đó chỉ là những lời hứa suông, thể hiện rõ bản chất lật lọng của y. Ngay sau khi được ra tù, Trương Quốc Huy lại tiếp tục gia nhập các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước, thu thập và đăng tải các bài viết vu cáo Việt Nam vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kích động nhân dân lật đổ chính quyền. Ngoài đăng trên trang mạng cá nhân, Huy còn gửi các bài viết này cho nhiều kênh chống Đảng, Nhà nước Việt Nam tại Hoa Kỳ với liều lượng, mật độ ngày càng cao. Với những hành vi trên, Trương Quốc Huy bị bắt lần 2 về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, buộc chấp hành hình phạt tù.

Sau khi ra tù lần 2, với bản tính ngoan cố, hận thù chế độ, y cùng với anh trai là Trương Quốc Tuấn nhanh chóng lẩn trốn sang Thái Lan, sau đó đã được tị nạn tại Mỹ dưới sự bảo trợ, bảo lãnh của tổ chức, cá nhân phản động từng xúi giục, tiếp sức cho đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam. Tại Mỹ, được sự tiếp sức của một số tổ chức phản động, các cá nhân chống đối, Huy liên tục có hành động kích động, xuyên tạc trắng trợn về các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trương Quốc Huy dùng kênh Youtube, Facebook mang tên N10TV -  là kênh của tổ chức Việt Tânđể phát tán tài liệu xuyên tạc, bịa đặt, gây chia rẽ khối đoàn kết giữa người dân Việt Nam với Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây bất ổn trong nước. Mánh khóe của Trương Quốc Huy là lấy các thông tin đã được đăng tải trên báo chí trong nước để thổi phồng, xuyên tạc với những lời lẽ hết sức ngông cuồng, vu khống Đảng, Nhà nước “đàn áp nhân dân”, “bắt bớ người vô tội”… Gần đây, khi Quốc hội khóa XV tiến hành bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, với bản chất chống phá, xuyên tạc của mình, Huy đã triệt để lợi dụng kênh N10TV phát sóng trực tiếp để đưa ra những thông tin sai trái, miệt thị cá nhân, tổ chức hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nội bộ trong Đảng, gây hoang mang dư luận xã hội, tạo sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân. Huy dựng lên bức tranh u tối về công tác nhân sự tại Việt Nam, cho rằng nội bộ Đảng, Nhà nước Việt Nam mâu thuẫn, đấu đá, thanh trừng lẫn nhau dẫn đến “huynh đệ tương tàn”, cố tình đưa ra những thông tin mập mờ, những thông tin không có kiểm chứng, dựng nên những câu chuyện tưởng như bí mật, lôi cuốn sự tò mò, chú ý của dư luận để xuyên tạc, bội nhọ, dẫn dắt dư luận, từ đó hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thông qua những thông tin này nhằm khiến dư luận trong và ngoài nước có cái nhìn sai trái về lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bộ máy chính trị Việt Nam hiện nay, từ đó dẫn đến nghi ngờ, dao động, mất niềm tin.

Trương Quốc Huy cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đi đến sụp đổ, thậm chí người dân “đến rau muống cũng không có mà ăn”. Huy vu cáo lãnh đạo Việt Nam “lo vơ vét cá nhân, để nền kinh tế sụp đổ, chẳng quan tâm gì đến cuộc sống người dân”. Mấy năm trước, trong thời điểm cả nước ta đang tích cực phòng, chống dịch COVID-19, Trương Quốc Huy hô hào trên N10Tv kích động nhân dân không đóng thuế, không trả nợ tiền vay ngân hàng, xúi giục xuống đường biểu tình, gây rối chống lại Đảng, chính quyền.

Về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam hiện nay, Trương Quốc Huy ra sức bôi nhọ rằng lãnh đạo Việt Nam đang trong thời kỳ chỉ tập trung giải quyết vấn đề nội bộ và không có chống tham nhũng, đó chỉ là khẩu hiệu. Huy rêu rao rằng, “ở trong chế độ đó không có chống tham nhũng thật sự, còn độc Đảng thì không bao giờ chống tham nhũng được và sẽ không bao giờ chấm dứt được, càng chống càng tham nhũng”!

Thực tế đã chứng minh, sau đại dịch COVID – 19, nền kinh tế nước ta đang phục hồi và phát triển tích cực về nhiều mặt. Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, thiết thực, hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng, an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, tăng cường… Niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam đã và đang được minh chứng qua việc hàng hóa Việt Nam ngày càng hiện diện và có uy tín trên thị trường quốc tế, làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các nước, các doanh nghiệp trên thế giới tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện với tinh thần kiên quyết, kiên trì, tiến hành với quyết tâm cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Cùng việc xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên sai phạm thì các giải pháp về cơ chế, luật pháp cũng được triển khai, đem lại những kết quả thiết thực, có ý nghĩa về nhiều mặt.

Trước đó, kênh N10TV đã cố tình bôi nhọ các vấn đề liên quan tình hình thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, đổ lỗi rằng con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam là sự “lựa chọn sai lầm” của những người lãnh đạo trước đây, là nguyên nhân gây ra chiến tranh, nghèo đói, lạc hậu. Huy chỉ trích Đảng, Nhà nước Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân”, bôi đen xã hội đói nghèo, quyền lợi của người dân “bị chà đạp”, từ đó kêu gọi người dân sang Mỹ để được chính phủ bảo trợ, không có làm mà vẫn có ăn, được thụ hưởng giáo dục, y tế miễn phí, tô vẽ lên một thiên đường nước Mỹ trong mơ!

Trên thực tế, gần đây trên mạng xã hội, người dân quay lại được hình ảnh Huy bị cảnh sát Mỹ “hỏi thăm”, xử lý vì không đóng tiền thuê nhà, Huy có phản ứng tiêu cực. Trương Quốc Huy - kẻ chống cộng cực đoan, lại phải đối diện với hậu quả của những hành động của mình. Bị cảnh sát Mỹ đuổi ra khỏi nhà, sống trên đất Mỹ nhưng lại trở thành người vô gia cư vì quỵt tiền thuê nhà, thật là một cái kết không thể bi kịch hơn. Những lời lẽ chửi bới, xuyên tạc về đất nước Việt Nam “bỏ mặc dân” thì giờ đây, Huy lại gặp cảnh khốn đốn ngay tại nơi hàng ngày ca tụng “thiên đường”. Thế mới thấy, nhân quyền trên mạng và nhân quyền ngoài thực tế ngay tại “xứ sở thiên đường” nó khác xa nhau như thế nào. Về mặt đạo lý, quê hương đất mẹ dù còn nghèo khó, dù còn vất vả nhưng làm sao có thể lấy đó làm cớ miệt thị, chửi bới, trong khi không có hành động nào giúp ích quê hương thoát đói nghèo, lại “quay mũi giáo” chống phá?  Qua đó có thể thấy, là một công dân người Việt Nam nhưng Huy đã tự bán rẻ lương tâm, nhận tiền của những kẻ “trở cờ” để quay lưng lại với đất nước, biến mình thành “con rối” trong tay Việt Tân. Liệu rằng Trương Quốc Huy có rút ra được bài học từ trải nghiệm của mình và tỉnh ngộ trước khi quá muộn?

 

Huy Đức nhầm lẫn hay cố ý “dắt mũi” dư luận qua bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi”?

Liệu một cây viết lão luyện có thể đọc thiếu, hiểu sai câu từ để biến một điều luật nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội và an ninh cá nhân thành điều luật hạn chế tự do cá nhân?

Cuối tháng 5/2024, Huy Đức đăng tải trên trang cá nhân bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi”. Tôi hoàn toàn nhất trí với tiêu đề này mà không cần ông phải chứng minh gì thêm bởi hơn 75 năm trước, toàn thể nhân loại tiến bộ đã thống nhất rằng việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu nỗi sợ hãi là một trong những khát vọng cao nhất của loài người (trích Đoạn 2, Lời nói đầu, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948). Tuy nhiên, đi ngược lại với tiêu đề gây xúc động đó, bài viết có nội dung chỉ trích quy định quản lý dao có tính sát thương cao trong Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

Không biết vì hiểu sai hay cố ý cắt xén câu chữ, Huy Đức đã biến một điều luật được dự thảo nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và an ninh của cá nhân thành một điều luật hạn chế tự do cá nhân. Nếu kiến giải của ông được thực hiện thì có lẽ mỗi ngày nhân dân Việt Nam sẽ thực sự phải sống trong một đất nước hãi hùng vì nguy cơ bạo lực bằng vũ khí có tính sát thương cao.

Do diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án nên Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã đưa dao có tính sát thương cao vào danh mục vũ khí thô sơ cần quản lý.

Chế độ quản lý tương tự như vậy được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như ở Điều 3 đạo luật Vũ khí năm 2006 của Bỉ liệt kê các loại: dao tự động, dao bướm, dao ném, phi tiêu sao hoặc lưỡi dao xuất hiện trong các đồ vật khác… là vũ khí bị cấm. Ngoài những loại dao trong danh sách cấm, chính quyền có thẩm quyền xác định cấm mang hoặc sở hữu những loại dao khác, bao gồm cả việc vận chuyển bên trong xe, nếu chủ sở hữu không thể đưa ra đủ lý do hợp pháp của việc vận chuyển, đặc biệt là ở khu vực thành thị hoặc tại các sự kiện công cộng.

Ở Trung Quốc, trước Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, chính quyền đã quy định người mua phải đăng ký khi mua những con dao nguy hiểm như dao có “rãnh máu”, dao lưỡi khóa, dao có lưỡi dài hơn 22 cm... Ở Pháp không cấm việc mua dao hợp pháp khi cá nhân trên 18 tuổi nhưng không được mang dao theo người, trừ trường hợp là một công cụ nghề nghiệp. Nếu dao được vận chuyển trên xe thì phải được đặt trong ngăn an toàn, có khóa mà người ngồi trong xe không thể tiếp cận được.

Trong bài viết của mình, Huy Đức trích định nghĩa về “dao có tính sát thương cao” tại điểm b khoản 4 Điều 3 Dự thảo Luật nhưng trích không đầy đủ cả định nghĩa pháp lý đã được dự thảo và dựa trên định nghĩa khuyết thiếu đó, ông đã đưa ra nhận định rằng theo dự luật thì những công cụ lao động như dao thái của người bán phở, dao phát cỏ của người nông dân cũng bị quản lý chặt chẽ, phải đăng ký như các loại vũ khí có tính sát thương cao.

Định nghĩa đầy đủ về dao có tính sát thương cao được đưa ra tại điểm b khoản 4 Điều 3 Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) như sau: “Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”.

Khi trích dẫn, Huy Đức lại “đánh rơi” luôn cả câu “Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”. Với cách trích dẫn, phân tích của ông thì hẳn là khi thái phở hay phát cỏ người dân cũng phải đeo giấy phép sử dụng dao lủng lẳng ở cổ. Ông cũng vô tình hay cố ý bỏ quên luôn khoản 1 Điều 5 của Dự thảo Luật nêu rõ việc không cấm cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo và dao có tính sát thương cao sử dụng để lao động, sản xuất, sinh hoạt.

Liệu một tay viết lão luyện như Huy Đức có thể nhầm lẫn hay không chịu nghiên cứu kỹ văn bản? Nếu ông không hiểu nhầm thì lẽ nào đang yêu cầu việc cho phép tự do sở hữu vũ khí có tính sát thương cao? Như ông nói “một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi” - trong sự sợ hãi không ai có thể thoải mái học tập, lao động, sáng tạo, thậm chí không thể ngay cả việc ngủ ngon. Lẽ nào ông muốn đất nước đang là nơi được tín nhiệm để tổ chức các cuộc gặp trọng yếu quốc tế của mình trở thành nơi mà bất kỳ lúc nào người dân cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực dùng súng, dao hay các loại vũ khí có tính sát thương cao khác?

 

HRW lại “tung hoả mù” về quyền của người lao động tại Việt Nam

Nhắc đến tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), chúng ta "nhẵn mặt" với những thủ đoạn đưa ra thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mức độ xuyên tạc và vu cáo của HRW ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, điều đó không chỉ thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn qua các báo cáo, thông cáo, thư kiến nghị... Ngày 8/5/2024, HRW tiếp tục đưa thông cáo cho rằng Việt Nam "phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động"!

Thông cáo của HRW đưa ra khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa có phiên điều trần công khai về hiện trạng thương mại với Việt Nam vào ngày 8/5. Thông cáo này lộ rõ ý đồ "tung hoả mù", tác động xấu tới dư luận khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện phiên điều trần nói trên. Vì thế, trong thông cáo của HRW đã đưa ra những nhận định sai trái, thể hiện cách nhìn tiêu cực, xa rời thực tế. Ông John Sifton, Giám đốc vận động Ban Á Châu của HRW đã có những phát biểu rất lố bịch như: "Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn"; "Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình".

Ông Sifton viện dẫn rằng: "Xét về văn bản pháp luật và thực tế thực thi, Việt Nam hiện không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động. Chương 13 của Bộ luật Lao động Việt Nam có hiệu lực vào năm 2021 đưa ra quy định về "tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở" và Luật Công đoàn Việt Nam quy định về "công đoàn" cũng như "tổ chức đại diện người lao động", một thuật ngữ hiện diện trong cả hai bộ luật. Tuy nhiên, Luật Công đoàn Việt Nam chỉ cho phép có các "công đoàn" do chính phủ kiểm soát. Luật Lao động vẫn đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn được ban hành mới có hiệu lực thực thi. Và ở Việt Nam không hề có các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở"… Từ việc viện dẫn sai lệch trên, ông Sifton quy kết: "Lời tuyên bố tôn trọng quyền của người lao động của Việt Nam chỉ dựa trên các ngôn từ và lời hứa sáo rỗng, các văn bản luật pháp và quy định xa rời thực tế về hiện trạng quyền của người lao động ở quốc gia này"!

Rõ ràng, việc lấy lý do "Ở Việt Nam không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động" rồi quy kết hiện trạng quyền lợi người lao động không bảo đảm, chính quyền chỉ "hứa sáo rỗng", "văn bản xa rời thực tế" là sự đánh giá quy chụp nhằm lấy cớ vu cáo, gây sức ép tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong vấn đề đánh giá hiện trạng thương mại, quyền lợi người lao động ở Việt Nam.

Tổ chức HRW được thành lập vào năm 1978 trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Human Rights Watch ban đầu được đặt tên là Helsinki Watch với mục đích giám sát Liên Xô bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm "bảo vệ" nhân quyền tại nước này. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác và đổi tên thành Tổ chức Theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch (HRW). Hiện tại, HRW có trụ sở đặt tại New York, Hoa Kỳ.

Nhìn vào lịch sử của tổ chức HRW kể từ khi được thành lập cho đến nay có thể thấy, cho dù đã được đổi tên và mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động của HRW vẫn đi theo mục đích cũ và ý đồ chính trị là đưa những thông tin sai sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền cũng như can thiệp vào nội bộ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù là tổ chức mang tên gọi về nhân quyền nhưng các hoạt động của tổ chức trên thực chất lại là cái cớ để tổ chức này xuyên tạc, chống phá.

Mỗi khi Mỹ và phương Tây đưa ra những cáo buộc một quốc gia nào đó vi phạm dân chủ, nhân quyền thì HRW cũng tham gia dưới nhiều hình thức như: báo cáo, thông cáo, thư ngỏ… với thủ đoạn đổi trắng thay đen, bóp méo, xuyên tạc sự thật.

HRW cũng như một số tổ chức khác mang danh nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan… thường sử dụng chiêu bài bảo vệ "dân chủ", "nhân quyền" nhằm khoét sâu mâu thuẫn về sắc tộc, xã hội, tôn giáo của quốc gia cũng như lợi dụng những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, yếu kém trong xã hội khác để lấy cớ chống phá, can thiệp. Từ đó, họ câu kết với những đối tượng đối lập, phần tử cơ hội chính trị ở trong nước tiến tới dụ dỗ, mua chuộc dưới chiêu bài hứa hẹn tạo ra chính phủ mới với những quyền lực được trao tay, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn.

Từ đó, hướng đến sự hỗn loạn và mất kiểm soát trong xã hội, gia tăng xung đột giữa người dân và chính phủ, kích động biểu tình đường phố, bạo loạn và thậm chí xung đột vũ trang gây thương vong cho dân thường. Đây không đơn thuần là lôi kéo, dụ dỗ người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị mà còn có sự tham gia của một số trí thức ảo tưởng về sức mạnh, được đưa ra nước ngoài huấn luyện đào tạo và được đầu tư về vật chất, tài chính để có điều kiện hoạt động gây dựng ngọn cờ chống đối ở trong nước.

Đây không phải chiêu trò mới nhưng hiện nay hoạt động của các tổ chức như HRW ngày càng quyết liệt, tinh vi và nguy hiểm. HRW chụp mũ các giá trị dân chủ, nhân quyền để gây bất ổn xã hội, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc, dần dần lật đổ chế độ chính trị hiện tại, đưa xã hội chuyển hướng sang con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ. Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lao động và việc làm. Có thể kể đến một số văn bản sau đây: Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2014, Bộ luật Lao động năm 2019...

Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành hệ thống các văn bản luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và minh bạch cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế, thông qua đó tạo công ăn, việc làm cho người lao động; các văn bản luật quy định về các biện pháp giải quyết tranh chấp về lao động, các biện pháp chế tài về hành chính, hình sự đối với những hành vi vi phạm quyền lao động và việc làm của công dân. Những văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm quyền lao động và việc làm của công dân trên thực tiễn. Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, Đảng ta xác định: bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế.

Sau gần 40 năm đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tính tất yếu của việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, cụ thể là tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và kèm theo đó là việc cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chung, trong đó có vấn đề quyền của người lao động. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm 7 trong số 8 công ước cơ bản, trong đó có các công ước liên quan đến các lĩnh vực: thương lượng tập thể; phòng, chống phân biệt đối xử; lao động trẻ em và lao động cưỡng bức…

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đề ra hàng loạt các chương trình kinh tế - xã hội như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng, chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ... Đồng thời, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động, Nhà nước cũng ban hành một hệ thống chủ trương, chính sách thông thoáng thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi lao động đều có thể thực hiện quyền lao động của mình.

Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tổ chức công đoàn đã triển khai rộng khắp chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn" ở nhiều tỉnh, thành phố. Đến năm 2023, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói, trên 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, được chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời; trên 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời. Phấn đấu mở rộng diện bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 khoảng 45% người lao động tham gia, năm 2030 đạt 60%; bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội và việc làm thỏa đáng.

Một bước tiến nữa trong bảo đảm quyền con người lĩnh vực lao động là việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020. Trong bối cảnh vấn đề lao động cưỡng bức trên thế giới được ILO cảnh báo là "khẩn cấp", nỗ lực này của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và đánh giá tích cực. Bà Corrine Vargha, Trưởng ban Tiêu chuẩn Lao động quốc tế của ILO cho rằng, với việc phê chuẩn này, Việt Nam chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức.

Còn ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam thì khẳng định: "Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ và các đối tác xã hội của Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình để có một khung khổ pháp lý tốt hơn nhằm mở đường cho Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao một cách bền vững". Những nỗ lực chủ động và tích cực của Việt Nam vì người lao động đã củng cố uy tín của đất nước trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và hướng đến một xã hội công bằng, nơi các lợi ích của quá trình hội nhập và phát triển được chia sẻ một cách công bằng cho người lao động, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Việc tổ chức HRW ngày 8/5/2024 cáo buộc Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động là sự vu cáo trắng trợn. Đáng nói, HRW chỉ trích điều này ngay sau khi đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 7/5/2024. Thực tiễn cho thấy, dù HRW hay một số tổ chức khác có hành động vu cáo Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, lao động việc làm… thì chính những thành tựu sinh động nêu trên là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, xuyên tạc.     

 

Giữ gìn sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người, đó là nhờ có kỷ luật”. Chính nhờ có kỷ luật của Đảng nghiêm minh, các đảng viên nghiêm túc, tự giác chấp hành mà trong suốt 94 năm qua, Đảng ta đã vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỷ luật là những quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức đó”. Từ khái niệm trên, có thể hiểu rằng, mọi tổ chức muốn tồn tại, hoạt động và phát triển đều phải đặt ra các quy chế, quy định bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức mình; đồng thời, mọi thành viên trong tổ chức phải phục tùng và chấp hành quy định đó.

Với ý nghĩa đó, kỷ luật của Đảng là toàn bộ những quy định tại các văn kiện của Đảng, như Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định... Những quy định này bắt buộc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuyệt đối chấp hành, đó là yêu cầu tiên quyết nhằm bảo đảm sự thống nhất trong toàn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Bởi vậy, kỷ luật của Đảng không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, mà còn bảo đảm cho Đảng ta tồn tại, hoạt động và phát triển. Song song đó, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là công việc thường xuyên, liên tục để bảo đảm mọi tổ chức đảng và đảng viên, không một ai, không một tổ chức đảng nào được phép vượt ra khỏi lằn ranh kỷ luật của Đảng.

Tuyệt đối chấp hành kỷ luật của Đảng vô điều kiện là yêu cầu bắt buộc, là nguyên tắc “bất khả xâm phạm” mà không một đảng viên và không một tổ chức đảng nào được phép có đặc quyền, đặc lợi; không ai được phép đặt mình cao hơn kỷ luật của Đảng và không ai được phép coi là ngoại lệ trong việc chấp hành kỷ luật của Đảng.

Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử của Đảng ta từ khi thành lập đến nay, khi có bất cứ tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải bị xử lý. Dù đó là tổ chức đảng cấp trên hay cấp dưới, là đảng viên giữ quyền cao chức trọng hay không, tuổi đảng nhiều hay ít đều không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Thậm chí, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, Đảng quy định đảng viên giữ cương vị càng cao càng phải nêu gương, làm gương và càng phải xử lý nghiêm khắc, không nhẹ trên, nặng dưới; không khắt khe hay buông lỏng trong thi hành kỷ luật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ: “Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác...”. Quán triệt sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, 94 năm qua, Đảng ta luôn thực hành kỷ luật đảng một cách nghiêm minh, tự giác; đồng thời không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định đối với công tác kỷ luật của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; có chế tài để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật đảng”.

Cụ thể hóa chủ trương trên, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6-7-2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Quy định này thay thế Quy định số 07-QÐi/TW, ngày 28-8-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QÐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định số 69-QĐ/TW một lần nữa khẳng định rất rõ: “Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời”.

Những năm gần đây, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được tiến hành tăng cường đẩy mạnh. Kỷ luật đảng được thực thi trước để “mở đường” cho kỷ luật chính quyền và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều đáng nói, Quy định số 69-QĐ/TW và những quy định trước đây của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên xác định rõ, dù là “cán bộ, đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm ở cơ quan, đơn vị cũ đến mức phải kỷ luật thì vẫn xem xét kỷ luật theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước”. Như vậy, “kim bài miễn tử”, hay câu khẩu quyết “hạ cánh an toàn”, lâu nay vốn dĩ không có hiệu lực với những cán bộ, đảng viên để xảy ra sai phạm, khuyết điểm khi còn đương chức. Có chăng, những sai phạm, khuyết điểm đó đã tới mức phải thi hành kỷ luật hay chưa mà thôi!

Minh chứng rõ nhất là thời gian qua, hàng loạt cán bộ cao cấp, từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm, giữ vị trí chủ chốt trong Đảng, Nhà nước cho đến bí thư, chủ tịch UBND tỉnh, rồi bộ trưởng, thứ trưởng, tướng lĩnh, dù đang đương nhiệm hay đã nghỉ hưu vẫn bị xử lý nghiêm minh khi phát hiện vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật Nhà nước. Trong nền dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và trong toàn Đảng ta “mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng”. Bởi vậy, kỷ luật đảng chỉ là bước đầu, “mở đường” cho các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử với những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chỉ tính riêng trong năm 2023: “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến cuối năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý (2/3 đảng viên bị xử lý kỷ luật là do sai phạm từ những nhiệm kỳ trước đó), trong đó có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng...”.

Và từ đầu năm 2024 đến nay, dư luận trong quần chúng nhân dân tiếp tục bày tỏ hoan nghênh, “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng” trước sự nghiêm minh của kỷ luật đảng khi Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và địa phương.

Những năm qua, với độ mở của nền kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trước các tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sa vào chủ nghĩa cá nhân và vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Cùng với đó, một số cán bộ, đảng viên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau để xảy ra sai phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, buộc phải xử lý kỷ luật.

Những con số thống kê trong bài viết đã phản ánh rất rõ nét về tính nghiêm minh của kỷ luật đảng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã được triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt là, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không giấu giếm khuyết điểm, sau mỗi phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các thông tin về vụ việc tham nhũng, tiêu cực, về tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng đều được cơ quan chức năng công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đảng công khai khuyết điểm, minh bạch về công tác kỷ luật cán bộ trước toàn Đảng và toàn dân là điều rất đáng hoan nghênh, nhưng đây cũng là “miếng mồi ngon” để các thế lực thù địch hướng vào. Thông qua những vụ việc kỷ luật cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, bằng những lập luận vô căn cứ, xuyên tạc, chúng quy chụp và hướng dư luận vào luận điệu rằng, “cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam không có năng lực lãnh đạo, quản lý”; hay “kỷ luật cán bộ thực chất là cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ, hạ bệ lẫn nhau”...

Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng nói lạc lõng, vô căn cứ. Trước hết cần khẳng định rằng, tăng cường kỷ luật trong Đảng là việc làm thường xuyên, liên tục, nhưng tuyệt nhiên không phải là thi hành kỷ luật thật nhiều, thật nặng mà mục đích quan trọng nhất là nâng cao tinh thần nghiêm túc và tự giác chấp hành kỷ luật của các tổ chức đảng và đảng viên. Nhưng nếu tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời; qua đó giáo dục, răn đe, cảnh tỉnh đối với các tổ chức đảng và đảng viên khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ, nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, việc hoàn toàn không xử phạt là không đúng, mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”[5].

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ và có nhiều đổi mới, nhất là việc khuyến khích cán bộ, đảng viên từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật... Qua đó, đã từng bước cụ thể hóa chủ trương “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trong công tác cán bộ theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Thời gian qua, theo dõi những vụ việc, vụ án lớn có “bàn tay nhúng chàm” của một số cán bộ, từ cấp cao đến cấp cơ sở, tuyệt đại đa số khi bị xét xử, tuyên án, họ đều tâm phục, khẩu phục trước bản án, bày tỏ sự hối hận và thành khẩn nhận lỗi, xin lỗi tổ chức đảng, xin lỗi cơ quan, đơn vị, đồng chí, đồng nghiệp, xin lỗi quần chúng nhân dân vì đã làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng... Ngoài ra, chỉ tính riêng trong năm 2023, ngoài những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đến mức phải xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp đã xem xét, quyết định: “cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý”[6]. Những thông tin trên là minh chứng khẳng định sự nghiêm minh nhưng cũng hết sức nhân văn của kỷ luật đảng, khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”...

Thêm một lần nữa khẳng định rằng, kỷ luật cán bộ là bước vận hành, thực thi kỷ luật đảng để bảo đảm tính nghiêm minh, “bình đẳng” của mọi đảng viên trước kỷ luật đảng, chứ không phải là sự “thanh trừng”, “đấu đá” “hạ bệ” lẫn nhau trong nội bộ. Mục đích cao nhất của việc duy trì nghiêm kỷ luật đảng là để cảnh báo, kịp thời ngăn chặn cán bộ, đảng viên không ai được vượt ra khỏi lằn ranh kỷ luật của Đảng. Việc thi hành kỷ luật đảng giúp tập thể, cá nhân khắc phục, sửa chữa dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra; đồng thời cũng chính là đang cảnh báo, răn đe cả tập thể và từng cá nhân đảng viên trong tập thể ấy, để không ai đi vào vết xe đổ của đồng chí, đồng nghiệp của mình. Kỷ luật Đảng nghiêm minh góp phần giúp các tổ chức đảng “xốc” lại đội hình, chỉnh đốn đội ngũ; qua đó lập lại trật tự, kỷ cương trong Đảng. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Phải kỷ luật chính đồng chí mình là điều không ai muốn, nhưng kỷ luật một vài người là để vừa giữ nghiêm kỷ cương phép nước, vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục, răn đe người khác tránh xa vết xe đổ của đồng chí mình”.

 

“Định vị” tự do báo chí ở Việt Nam qua lăng kính đa chiều, khách quan

Hệ thống báo chí, truyền thông của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và là thành quả từ những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do báo chí.

Ở Việt Nam, báo chí được coi là kênh kết nối để phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, từ đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc... Việc Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin được thể hiện bằng những quy định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 cũng như các văn bản pháp luật liên quan. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 nhấn mạnh mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thì Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò.

Những thành quả trong bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nêu rõ trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 15-4-2024 và trong bài phát biểu khai mạc Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 4 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 7-5-2024. Theo đó, sau 26 năm kết nối internet, Việt Nam đã có hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao. Tính đến tháng 9-2023, Việt Nam có 78 triệu người sử dụng internet, tăng 21% so với số thuê bao năm 2019. Số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019. Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí và 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí cũng đã lên tới khoảng 41.000 người.

Chẳng thế mà chuyên gia phân tích chính trị quốc tế Grigory Trofimchuk gần đây đã có bài viết với nhan đề “Việt Nam: Thể chế xã hội chủ nghĩa tôn trọng quyền con người” đăng trên một tờ báo của Nga, trong đó đánh giá cao sự đa dạng về loại hình và nội dung của các phương tiện truyền thông tại Việt Nam với nhiều cơ quan phát thanh, truyền hình và cho rằng đây là minh chứng cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin của Việt Nam.

Ngoài ra, sự hiện diện của nhiều hãng thông tấn, truyền thông quốc tế lớn của thế giới khiến hoạt động báo chí tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và quan trọng hơn là giúp công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin nhiều chiều liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Với người dân, các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram... hiện trở thành phương tiện hữu ích để họ chia sẻ, tiếp nhận thông tin, bày tỏ quan điểm cá nhân về mọi vấn đề. Nhờ mạng 4G đã bao phủ xấp xỉ 99,8% dân số nên người dân Việt Nam giờ đây có thể kết nối với các cơ quan, tổ chức hành chính từ Trung ương tới địa phương thông qua mạng xã hội để giải quyết các thủ tục hành chính, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng; thậm chí là thông báo các vấn đề, sự việc mà họ cho là tiêu cực trong cuộc sống.

Cũng cần nói thêm rằng, các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò, chức năng phản biện xã hội của mình. Bằng chứng là thể loại phóng sự điều tra trong khuôn khổ Giải Báo chí quốc gia hằng năm và Giải Báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhận được sự quan tâm, tham gia của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí trên cả nước.

Những con số mơ hồ và đánh giá mang tính áp đặt

 

Bất chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền tự do báo chí đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao, một số cá nhân, tổ chức vẫn cố tình đưa ra những đánh giá mang tính áp đặt, định kiến và thiếu khách quan về vấn đề này.

Nhìn vào những thành quả trong bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam, dư luận cả trong và ngoài nước có lẽ vô cùng bất ngờ và thất vọng về cái gọi là báo cáo “Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2024” mà tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tung ra hồi đầu tháng 5 vừa qua. Trong đó, RSF xếp Việt Nam thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí và cho rằng, nguyên nhân khiến Việt Nam nằm trong “nhóm các quốc gia có nền báo chí tồi tệ nhất thế giới” là do “cầm tù nhà báo có hệ thống”.

Tự do báo chí được coi như một trong những nền tảng để các cá nhân, tổ chức nói lên ý kiến, chia sẻ quan điểm và ý tưởng, cũng như tham gia các cuộc thảo luận, tranh luận và thực hiện chức năng phản biện nhằm giúp xã hội phát triển. Nhưng báo chí và hoạt động báo chí phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia để không trở thành “báo chí vô chính phủ”. Trên thực tế, ở Việt Nam không có nhà báo chân chính nào bị giam giữ chỉ vì thực hiện đúng vai trò của mình trong việc "nói thay tiếng nói của nhân dân", đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên phía trước. Cái mà RSF gọi là “cầm tù nhà báo có hệ thống” thực chất là việc xử phạt những người được gán mác “nhà báo tự do”, “nhà đấu tranh dân chủ” do vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc một số nhà báo có hành vi vi phạm pháp luật, đánh mất đạo đức của người làm báo, lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của đất nước và người dân. Xử lý những người vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm tổn hại đến lợi ích quốc gia-dân tộc hẳn không phải chỉ riêng Việt Nam, mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải làm việc đó.

Những cá nhân, tổ chức thường xuyên phê phán tự do báo chí ở Việt Nam và tung hô tự do báo chí của phương Tây có lẽ nên tham khảo những ví dụ được nêu trong báo cáo mà Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hồi tháng 4 năm nay. Chẳng hạn, trong báo cáo này, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, đại đa số người Mỹ coi quyền tự do báo chí là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của xã hội, nhưng cũng có nhiều người bày tỏ lo ngại về những hạn chế tiềm ẩn đối với quyền tự do báo chí ở Mỹ. Cụ thể, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người nói rằng giới truyền thông không được tự do hoặc hoàn toàn không được tự do đưa tin ở Mỹ. Ngoài ra, 41% người Mỹ “cực kỳ hoặc rất lo ngại” về những hạn chế tiềm tàng đối với quyền tự do báo chí ở nước này và 29% bày tỏ thái độ “có phần lo ngại”. Vậy thì ở Mỹ, có hay không có tự do báo chí và ai mới có thể là người đưa ra câu trả lời chính xác?

Thế mới thấy, việc đánh giá tình hình tự do báo chí ở Việt Nam và ở bất kỳ quốc gia nào khác đều cần phải dựa trên thực tế có kiểm chứng và cái nhìn đa chiều, chứ không thể chỉ dựa trên thông tin do một số tổ chức, cá nhân phản động, thù địch, cơ hội chính trị cung cấp để rồi đưa ra những con số mơ hồ, đầy tính áp đặt giống như cách RSF đang làm.

 

Cảnh tỉnh người lầm đường, nghiêm trị kẻ phá hoại sự bình yên các buôn làng

Sau năm 1975, không ít đối tượng tại địa phương và nơi khác tới Lâm Đồng sinh sống, có tư tưởng chống đối, thù địch đã móc nối với các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài ráo riết hoạt động, chống Đảng và Nhà nước quyết liệt dưới nhiều hình thức.

Đối diện với từng chồng hồ sơ dày cộm, Thiếu tá Bùi Cao Cường, Phó Đội trưởng Đội Chống phản động và Chống khủng bố, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng giới thiệu rạch ròi về từng đối tượng, từng vụ án xâm phạm tới an ninh quốc gia tại Lâm Đồng đã bị Công an đấu tranh bóc gỡ, xử lý hoặc làm suy yếu, tan rã trong thời gian qua. Theo Thiếu tá Bùi Cao Cường, Lâm Đồng có nhiều đối tượng là cơ sở nội địa của các tổ chức khủng bố, phản động có trụ sở ở nước ngoài. Hoạt động tích cực nhất phải kể đến Nguyễn Đoàn Quang Viên, Trần Thị Ánh Hoa, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Tuyết… Tất cả các đối tượng trên đã phải trả giá bằng những bản án nghiêm khắc. Gần đây nhất, Dương Tuấn Ngọc (SN 1985, ngụ xã Nam Hà, huyện Lâm Hà) cũng đã bị Cơ quan An ninh điều tra khởi tố, bắt tạm giam về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Trung tá Nguyễn Anh Sơn, Đội trưởng Đội Chống phản động và Chống khủng bố, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ngọc là người có học vấn cao, thủ đoạn rất xảo quyệt. Đối tượng luôn “rào trước đón sau”, sử dụng “từ lóng” nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Dương Tuấn Ngọc dùng 3 tài khoản mạng xã hội có lượng người theo dõi lớn để đăng tải, phát tán hàng loạt bài viết, video, livestream có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm lãnh tụ, nói xấu chế độ, đả kích chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước những vi phạm của đối tượng, Đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an huyện Lâm Hà khẩn trương xác minh, làm rõ. Công an xác định, Dương Tuấn Ngọc có mối quan hệ với nhiều đối tượng phản động, chống đối phức tạp trong và ngoài nước có liên quan tới tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”... Để giúp Ngọc thoát khỏi sự “sa lầy”, lệch lạc về nhận thức dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật, không ít lần, Trung tá Nguyễn Anh Sơn, Thiếu tá Bùi Cao Cường cùng lãnh đạo, cán bộ Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng và Công an huyện Lâm Hà đã phối hợp với người nhà của Dương Tuấn Ngọc vận động, khuyên răn, cảnh báo nhưng tất cả các biện pháp cảm hóa của Công an đều bị đối tượng bỏ ngoài tai với vẻ mặt đắc ý, kiêu ngạo.

Dương Tuấn Ngọc tự tin cho rằng, Công an sẽ không làm được gì bởi trong các bài viết, video đăng tải, đối tượng sử dụng “từ lóng”, viết tắt, có thể hiểu và suy diễn theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã thu thập được nhiều tài liệu là “giáo trình” có nội dung hướng dẫn các phương pháp đấu tranh bất bạo động, cách đối phó với cơ quan chức năng cùng hàng loạt tài liệu là “từ lóng”, chữ viết tắt… Trên cơ sở kết quả trưng cầu giám định của Sở TT&TT tỉnh Lâm Đồng và Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an, trước sự đấu tranh mưu trí, kiên trì của Công an, Dương Tuấn Ngọc đã phải cúi đầu thừa nhận những tài liệu do đối tượng làm ra, đăng tải, phát tán trên không gian mạng là sai sự thật, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ… Hành vi của Dương Tuấn Ngọc đã trực tiếp xâm phạm tới an ninh quốc gia, gây bức xúc trong dư luận. Công an còn phát hiện Ngọc nhận hàng trăm nghìn đô la Mỹ từ một đối tượng ở Hoa Kỳ. Người này chuyên cung cấp tài chính cho tổ chức khủng bố “Việt Tân” và “Ủy ban cứu người vượt biển”. Sau đó, Ngọc chuyển một phần số tiền trên cho những kẻ chống phá chính quyền ở trong nước.

Với tố chất thuyết trình, giảng giải, các bài viết, video của Dương Tuấn Ngọc có sức lan tỏa rất mạnh, ảnh hưởng lớn tới tư tưởng, quan điểm, nhận thức của người tiếp cận, nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh chính trị. Củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Dương Tuấn Ngọc về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Thượng tá Lê Công Duy, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương có nhiều đối tượng liên quan tới các tổ chức phản động, khủng bố, hoạt động rất tích cực. Đặc biệt, một số thành viên cốt cán của “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tại địa phương đã được phong hàm “Thiếu tướng”. Tổ chức khủng bố này lôi kéo được nhiều người tham gia với 40 đối tượng là cơ sở nội địa, hiện đã bị Công an đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ. Trong đó, 27/40 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng, số còn lại ở các địa phương khác nhưng có hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. “Với phương châm vừa đánh, vừa khéo léo kiên trì giáo dục, thuyết phục là chính, chỉ bắt, xử lý với đối tượng cầm đầu, cực đoan, quá khích, áp dụng các biện pháp từ thấp lên cao. Khi đối tượng không chuyển biến, không thể giáo dục, cảm hóa, chúng tôi mới xử lý hình sự!..”, Thượng tá Lê Công Duy cho biết.

Nhờ kịp thời phát hiện, vô hiệu hóa âm mưu tuyên truyền phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động, khủng bố; linh hoạt đấu tranh, cảm hóa, giáo dục, từ năm 2021 tới nay, tỉnh Lâm Đồng không phát sinh thêm thành viên của tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”. Hoạt động của tổ chức này trên địa bàn Lâm Đồng ngày càng suy yếu. 18/19 đối tượng có liên quan tới các tổ chức phản động, khủng bố ở nước ngoài đang sinh sống tại Lâm Đồng đã có thái độ chuyển biến tích cực, đối tượng còn lại “lưng chừng”. Tám đối tượng chuyển tới địa phương khác sinh sống cũng đã có thái độ chuyển biến tốt. Năm 2023, Nguyễn Đoàn Quang Viên (SN 1982, ngụ huyện Lâm Hà), thành viên cốt cán của tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tại Lâm Đồng đã bị tòa án tuyên phạt 14 năm tù và 5 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhờ cải tạo tốt, ngày 27/3 vừa qua, Nguyễn Thị Tuyết (SN 1961, ngụ xã Đại Lào, TP Bảo Lộc), thành viên của tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tại Lâm Đồng đã được tha tù trước thời hạn sau 3 lần giảm án. Tuyết bị Công an khởi tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và bị tòa án tuyên phạt 6 năm tù.

Làm thất bại âm mưu của “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” cũng đã khiến nội bộ tổ chức này mâu thuẫn sâu sắc. Nhiều thành viên cốt cán đã tố cáo Đào Minh Quân (SN 1952 tại Thừa Thiên – Huế, quốc tịch Hoa Kỳ) là kẻ lừa đảo, tâm thần chính trị, quan hệ bất chính với thành viên nữ... Vì thế, tại “Đại hội quốc gia và lễ đăng quang hoàng đế của Đào Minh Quân” diễn ra ngày 14 đến 16/2/2024 vừa qua chỉ có 20 đối tượng tham gia. Nhiều thành viên giữ chức vụ “Tổng Cục trưởng”, “Cục trưởng”, “Bộ trưởng”… đã tuyên bố ly khai khỏi tổ chức khủng bố này. Kết quả đấu tranh của Công an tỉnh Lâm Đồng với loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia đã góp phần cùng Công an cả nước bóc trần sự thật về các tổ chức phản động, khủng bố, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cảnh tỉnh những người còn u mê, tin và nghe theo sự xúi giục, kích động bịp bợm của những đối tượng cầm đầu các tổ chức trên.

 

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc sau khi ông Thích Minh Tuệ dừng đi bộ khất thực

Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, các phần tử chống đối trong nước đã lấy hình ảnh để lồng ghép, tạo dựng, đưa thông tin sai sự thật về cá nhân ông Thích Minh Tuệ, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Từ chỗ là một người bộ hành thầm lặng kể từ năm 2017, ông Thích Minh Tuệ qua hình ảnh một khất sĩ đầu trần chân đất, mặc tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải, đi khất thực dọc theo các tuyến đường từ Nam ra Bắc và ngược lại đã nhận được sự quan tâm của các youtuber, tiktoker, facebooker… thổi lên thành “hiện tượng mạng”.

Lợi dụng vấn đề này, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, các phần tử chống đối trong nước đã lấy hình ảnh trên để lồng ghép, tạo dựng, đưa thông tin sai sự thật về cá nhân ông Thích Minh Tuệ, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) tự tu, thực hành hạnh nguyện khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự.

Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và sau đó đi chiều ngược trở lại. Việc “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh) là quyền tự do của mỗi cá nhân, không có đúng, sai, hơn, kém mà đơn giản là một cá nhân trong xã hội thực hiện quyền cơ bản của mình theo Hiến pháp. Hình ảnh một người bộ hành với pháp danh Minh Tuệ tự xưng mình là “con” với tất cả mọi người, từ bỏ mọi điều kiện vật chất để tu tập theo lời Phật dạy đã tạo được thiện cảm, xúc cảm trong một bộ phận nhân dân.

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là khi hình ảnh của sư Minh Tuệ xôn xao trên mạng, cũng là lúc bùng nổ một làn sóng truyền thông của các thế lực thù địch, phản động nhằm mục đích xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam với vô số video clip được cắt ghép, đăng tải những thông tin mang tính chất so sánh phiến diện, tiêu cực nhằm chỉ trích, phỉ báng, làm xói mòn niềm tin, chia rẽ cộng đồng phật tử và hạ uy tín Phật giáo. Qua đó gieo rắc hoài nghi, phân biệt giữa người tu trong các tổ chức tôn giáo với người tu khổ hạnh, cho rằng khổ hạnh mới là chính pháp nhằm tạo ra mâu thuẫn bên trong tôn giáo.

Ngoài ra, các thế lực thù địch còn lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ để so sánh với những hình ảnh, phát ngôn chưa chuẩn mực của một số tăng sĩ, cố tình tạo ra một sự đối lập, tương phản hòng bôi xấu, “nhuộm đen” cộng đồng tu sĩ Phật giáo nói chung, từ đó chia rẽ, gây mất niềm tin của người dân với tổ chức Phật giáo. Đây là một sự so sánh nguy hiểm khi họ cố tình lấy một số hiện tượng sai lệch để đánh đồng, bôi xấu hình ảnh Phật giáo, tăng sĩ Phật giáo nước ta.

Ngày 3/6/2024, theo Ban Tôn giáo Chính phủ, việc nhiều người đi theo ông Thích Minh Tuệ đã gây ảnh hưởng đến giao thông, trật tự, trong đó một số người gặp vấn đề về sức khỏe, có người bị tử vong. Cụ thể, ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn đi theo là Lương Thanh Sơn, trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó, ngày 2/6, có 2 phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa 2 phụ nữ đến bệnh viện điều trị.

Trước những sự việc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Thích Minh Tuệ về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Thích Minh Tuệ được đi bộ và hành trình theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Thích Minh Tuệ đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Thế nhưng, ngay khi Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực, các tổ chức như Việt Tân, Đài Á Châu Tự do, Chân trời mời media, Thời báo.de… liên tiếp công kích xuyên tạc rằng, việc ông Thích Minh Tuệ dừng khất thực do bị “trấn áp”, xuyên tạc chính quyền đang “vùi dập một người chân tu chân chính”, “áp đặt người dân không được sống đúng với tín ngưỡng, tự do tôn giáo”. Từ đó, các tổ chức này kêu gọi người dân lên tiếng phản đối chính quyền, cổ súy người dân tiếp tục xuống đường “khai phóng” đi theo Thích Minh Tuệ để đi tìm “thế giới của riêng mình”!

Với việc cổ xúy trào lưu “xuống đường đi theo thầy”, thậm chí bắt chước cách ăn mặc màu áo chắp vá, ôm lõi nồi cơm điện, đi chân đất từ Nam chí Bắc và ngược lại, kêu gọi mọi người bỏ công việc, nhà cửa ruộng vườn đi theo như thế thì cảnh tượng xã hội sẽ thế nào? Việc kêu gọi bộ hành khất thực như thế lâu dần sẽ định hình quan niệm tu là phải vô gia cư, lang thang ra đường ăn xin, ăn mặc rách rưới, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, hệ quả lâu dài biến xã hội thành rối ren, kinh tế đình trệ, đời sống hỗn loạn.

Để gia tăng các mâu thuẫn, hạ uy tín Phật giáo, họ đã bịa đặt, miệt thị đường hướng phục vụ “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xuyên tạc rằng, đó là tinh thần lệ thuộc Nhà nước của Giáo hội. Đài RFA tung video khai thác bình luận của một cựu nhạc sĩ có tiếng đã chạy ra hải ngoại với những lời lẽ phỉ báng, miệt thị Giáo hội Phật giáo và Nhà nước ta. Dựa vào thông tin trên mạng xã hội về việc cán bộ tại một địa phương ngăn cản đám đông bộ hành gây lộn xộn tại một nghĩa trang khi ông Thích Minh Tuệ đi qua thì trang fanpage Việt Tân đã giật tiêu đề “chính quyền không cho thầy Minh Tuệ dừng chân qua đêm”, vu cáo việc “đàn áp”, kích động nhiều người vào bình luận chống phá.

Bên cạnh đó, không ít facebooker, youtuber, tiktoker, hay influencer (người có ảnh hưởng) trên không gian mạng đã bất chấp sự thật, kiếm tiền bằng cách tung nhiều bài, nhiều video clip phỉ báng, miệt thị chư tăng ở các “chùa to Phật lớn”, kèm theo luận điệu rằng tu hành kiểu không chùa, không cúng dường, từ bỏ vật chất như ông Minh Tuệ mới là “thanh tịnh”, là “chân tu”. Họ đưa những thông tin sai sự thật về việc chính quyền cản trở không cho người dân được tự do thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời thổi phồng thành “thần tượng” nhằm đánh vào tâm lý hiếu kỳ của nhiều người, vì tò mò mà bỏ công sức, tiền bạc, thời gian đi theo ông Thích Minh Tuệ như hình với bóng. Điều này gây khó khăn cho các lực lượng chức năng phải căng mình để bảo đảm an ninh trật tự, nhất là vấn đề trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ 1A, nhiều đoạn ùn tắc và làm phiền toái, ảnh hưởng đến công việc làm ăn, buôn bán của rất nhiều người dân.

Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo và không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Trong quá trình ông Thích Minh Tuệ đi khất thực, chính quyền các địa phương luôn tạo điều kiện để ông đi bộ, hành trình theo ý nguyện sống, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe. Vì vậy, việc tung tin chính quyền địa phương, lực lượng Công an cấm cản hay “trấn áp” ông Minh Tuệ, “vây ráp người dân”… là  những thủ đoạn xuyên tạc nhằm tạo làn sóng dư luận phẫn nộ, chống đối Đảng, Nhà nước.

Đến nay, cơ quan Công an đã hỗ trợ ông Thích Minh Tuệ làm căn cước công dân để đảm bảo quyền công dân của mình. Đó là cách để chính quyền bảo vệ ông với tư cách là một công dân Việt Nam. Nay ông Minh Tuệ ngừng đi bộ khất thực nhưng ông vẫn là một công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật, đơn giản chỉ là sự thay đổi phương thức, cách thức, hình thức tu tập. Đây cũng là cách để ông Thích Minh Tuệ có được không gian bình yên, an lành, tập trung cho việc tu tập của mình.

Qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy, chiêu bài tín ngưỡng, tôn giáo luôn được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề mang tính quy luật.

Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên nhiều người khó phân biệt. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của nhiều người theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có điều kiện, thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của các đối tượng xấu. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá đất nước, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng nghĩa, đúng luật. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

 

Cảnh giác trước các "tin bẩn"

Mọi người cần hết sức cảnh giác trước những thông tin suy diễn, không có kiểm chứng đăng trên mạng xã hội; đồng thời kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, đưa ra giải pháp hữu hiệu phòng, chống “tin bẩn”.

Gần nửa đêm, ông K là tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn đang kiểm tra các bộ hợp đồng, văn bản để ký thì chánh văn phòng công ty gọi điện thoại:

- Báo cáo anh, trên Facebook vừa xuất hiện thông tin suy diễn, vu khống công ty mình là “sân sau” của một đồng chí lãnh đạo nên sắp bị thanh tra, xử lý. Thông tin sai sự thật này vô cùng nguy hiểm, các đối tác và khách hàng sẽ không dám làm ăn với ta, giá cổ phiếu của công ty có nguy cơ giảm mạnh...

- Cách đây hai năm, chúng ta đã khốn đốn vì bị tin đồn kiểu này rồi. Chỉ mỗi câu suy diễn lan truyền đã khiến công ty thiệt hại hàng chục tỷ đồng, mất bao công sức mới lấy lại được niềm tin của khách hàng, đối tác. Cậu làm văn bản đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý ngay!

- Báo cáo anh, lần này tin đồn do một đối tượng ở nước ngoài tung ra nên rất khó xử lý ạ. Em đoán là nó câu kết với doanh nghiệp đang cạnh tranh bẩn với chúng ta, tung ra tin đồn nhằm có lợi cho doanh nghiệp đó. Cũng có thể vì muốn hạ thấp uy tín của đồng chí lãnh đạo mà nó suy diễn, quy chụp rằng ở cùng quê nên bảo kê, “sân sau”... Cơ quan chức năng có gỡ được thông tin sai sự thật này thì nó cũng đã lan truyền nhiều nơi, rồi có thể đối tượng lại đăng tiếp...    

- Vậy chẳng lẽ công ty mình phá sản, sạt nghiệp vì thông tin thất thiệt, vì kiểu chơi bẩn này? Chẳng lẽ Nhà nước chịu bó tay, cứ để cho những đối tượng xấu ở nước ngoài tung tin thất thiệt, suy diễn lên mạng xã hội để phá hoại doanh nghiệp, phá hoại đất nước, khiến bao người bị thiệt hại và phải khốn khổ vì chúng? Liệu chúng ta có cách nào để tự bảo vệ mình trước những thông tin thất thiệt ấy không?

Nêu ra một loạt câu hỏi trong sự bức xúc, nhưng cả ông K và anh chánh văn phòng công ty đều không thể trả lời bởi chưa nghĩ ra cách nào để giải quyết hiệu quả. Thực tế, đã có không ít tập thể, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại lớn cả về vật chất và tinh thần vì thông tin thất thiệt, suy diễn, quy chụp, vu khống do những đối tượng ở nước ngoài đăng lên mạng xã hội.

Trong rối bời lo lắng, ông K gọi điện kể cho tôi cùng với lời đề nghị thiết tha: Mong nhà báo viết bài cảnh báo mọi người cần hết sức cảnh giác trước những thông tin suy diễn, không có kiểm chứng đăng trên mạng xã hội; đồng thời kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, đưa ra giải pháp hữu hiệu phòng, chống “tin bẩn”, xử lý nghiêm những đối tượng đưa tin không đúng sự thật, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân và đất nước, bất kể chúng là ai và ở đâu. 

 

Cảnh giác trò "núp bóng báo chí"

Sau cuộc họp chi bộ, thấy ông Hùng, ông Nam chưa về, Bí thư Chi bộ Việt liền hỏi.

- Hai đồng chí còn có việc gì phải không?

Ông Nam giọng trầm tư: Chẳng là, tôi có đứa cháu nội, sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành báo chí, hỏi về tổ chức “phóng viên không biên giới”. Chưa hiểu rõ tổ chức này như thế nào nên tôi nói với cháu để tìm hiểu rõ sẽ nói với cháu.

Nghe xong, ông Việt từ tốn:

- Tôi thấy việc trao đổi, chia sẻ thông tin rất tốt. Nếu chúng ta chưa hiểu, chưa rõ mà phát ngôn, tuyên truyền hay chia sẻ, bình luận trên mạng sẽ vô tình tiếp tay cho kẻ xấu đấy.

Nói xong ông Việt lấy điện thoại mở Báo Nhân Dân và Báo Quân đội nhân dân điện tử đưa ông Hùng, ông Nam đọc rồi nói: Đây là hai tờ báo chính thống, có những bài đấu tranh phản bác kịp thời cái gọi là “tổ chức phóng viên không biên giới” (RSF), cố tình xếp Việt Nam đứng thứ 174 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí, cho Việt Nam thuộc “vùng trũng của tự do báo chí”. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra bảng xếp hạng và những nhận định phiến diện, thiếu khách quan, phản ánh không đúng về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận là mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, được khẳng định và bảo đảm thực hiện thông qua Hiến pháp và các quy định của pháp luật, phù hợp với các quy định của quốc tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Vậy thông tin tổ chức này lên tiếng bênh vực đối với những nhà báo bị bắt giam là sao vậy ông? Ông Hùng hỏi thêm.

- Không chỉ Việt Nam mà tất cả quốc gia trên thế giới đều khẳng định rõ: Tự do ngôn luận, tự do báo chí không thể nằm ngoài lợi ích của quốc gia, dân tộc; tự do phải trong khuôn khổ luật pháp quốc gia; không chỉ riêng báo chí mà bất kỳ lĩnh vực nào khác của đời sống xã hội cũng phải hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Một thực tế không thể phủ nhận là ở Việt Nam, không người nào bị kết án vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những trường hợp bị xử lý hình sự đều do thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, gây bất bình trong dư luận. Tuy nhiên “tổ chức phóng viên không biên giới” và các thế lực thù địch đã lợi dụng những vụ việc này để rêu rao Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí đấy các ông ạ.

Nghe ông Việt phân tích, ông Nam, ông Hùng hiểu ra vấn đề. Ông Nam bắt tay ông Việt nói: Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi hiểu rõ bản chất vấn đề. Tôi sẽ nói cho cháu tôi hiểu được cái “tổ chức phóng viên không biên giới” và mưu đồ nham hiểm của bọn phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam!