Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Nhìn Bangkok nghĩ về Việt Nam

Thủ đô Bangkok Thái Lan vừa rung chuyển bởi 7 vụ nổ tại 3 địa điểm liên tiếp vào sáng nay 2/8. Dù chưa có kết quả điều tra chính thức nhưng rất có thể đây là một vụ khủng bố và đích nhắm là Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN mở rộng đang diễn ra tại đây. 

Thế mới thấy Việt Nam quả là đất nước yên bình, ổn định. Từ các Hội nghị WEF ASEAN 2018; APPF-26; GMS-6; CLV-10;... cho đến Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 diễn ra ở Việt Nam mà không hề để bị động, bất ngờ hay xảy ra sự cố đáng tiếc nào.

Chỉ riêng chuyện tên Việt Nam được Tổng thống Trump xướng lên một cách đầy trân trọng trước Hạ Viện Mỹ trong Thông điệp liên bang hay việc Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều được tổ chức ở Việt Nam mà không phải Thái Lan hay nơi nào khác cũng đã nói lên nhiều điều.

Đừng nói không có âm mưu khủng bố, có đấy vì các phần tử chống phá Nhà nước này vẫn rất nhiều. Rất nhiều lần tổ chức khủng bố Việt Tân chi tiền về Việt Nam “thuê” các đối tượng chống phá trong nước chế tạo bom xăng, thuốc nổ đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, tấn công vào trụ sở công quyền và nhà dân. Nhưng tất cả âm mưu đó đều bị lực lượng an ninh của ta vô hiệu hóa kịp thời.

Không phải tự nhiên mà khi đặt chân đến Việt Nam, Thủ tướng Canada có thể thoải mái chạy bộ trên đường phố nhộn nhịp người qua lại hay ngồi quán vỉa hè nhâm nhi ly cafe đậm chất truyền thống Việt; Thủ tướng Nhật Bản cùng phu nhân dạo chơi thăm thú, chuyện trò thoải mái trên phố đi bộ Hội An; Thủ tướng Úc thoải mái ăn bánh mỳ vỉa hè… mà vẫn an toàn, không gặp phải bất kỳ sự phiền toái nào! Chẳng thế mà, Hãng Reuters mới viết: “Thật hiếm có một nơi nào như Việt Nam mà những nhân vật quan trọng, những nhà lãnh đạo hàng đầu của thế gới lại có thể thoải mái trên đường phố đông đúc như vậy”.

Thế mới thấy, một sự ổn định về chính trị nó đáng quý biết bao...

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Một kiểu phúc trình suy diễn, sai thực tế


Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới năm 2018. Bản phúc trình xếp Việt Nam ở nhóm Tier 2 kèm thêm “watch”, tức cần bị theo dõi trở lại. 

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Bản chất của nhận xét, đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ



Trong thời gian Việt Nam báo cáo kết quả thực thi Công ước các quyền dân sự và chính trị tại phiên họp lần thứ 3 Ủy ban Công ước về các quyền dân sự và chính trị Liên Hợp quốc vào ngày 11 và 12/3/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những nhận xét, đánh giá “vô lý” về tình hình nhân quyền năm 2018 của Việt Nam, đi ngược lại xu thế phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Điều này được thể hiện trên  những điểm cơ bản sau:
1. Sự quy chụp, thiếu khách quan trong nhận xét, đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Muốn nhận xét, đánh giá về một lĩnh vực nào đó của bất cứ quốc gia nào cần dựa trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo tính: Khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Căn cứ thực tiễn, đánh giá trung thực, xuyên tạc, bóp méo; nhìn nhận toàn diện vấn đề được đánh giá trong mối liên hệ với những vấn đề khác, nhất là trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật của nước đó; sự đánh giá phải trên cơ sở so sánh theo chiều dài lịch sử  vấn đề của quốc gia đó và đi vào cụ thể những biểu hiện của vấn đề, thấy được ưu điểm, hạn chế, nhìn nhận theo chiều hướng tích cực của sự phát triển đi lên. Song Bộ Ngoại giao Mỹ lại không như vậy! Những nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lại chủ yếu dựa vào những bản án tù của những đối tượng đã bị tuyên án vì hành vi “tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam; lật đổ chính quyền nhân dân…”. Những đối tượng đó đã vi phạm pháp luật, đã và đang phải chấp hành án treo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những đối tượng đó đều có được chế độ “tù nhân” như nhau theo từng bản án nhất định, được xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và sẽ được ân xã nếu tiến bộ rõ rệt, có xu hướng phấn đấu hoàn lương trong thời gian chấp hành án. Đay là sự ưu việt của chế độ ta. Vậy mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại cố tình đưa ra “nhận xét, đánh giá” thiếu khách quan, quy chụp Việt Nam tăng cường đàn áp, thực hiện những bản án nặng nề và phân biệt, đối xử, tra tấn về thể xác, tinh thần đối với những “tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị”. Điều này thật vô lý, không có cơ sở khoa học, hoàn toàn là quy chụp, xuyên tạc nhân quyền ở Việt Nam. Thử hỏi, bất kỳ cá nhân nào có hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn của nước Mỹ sẽ bị trừng trị hay được tha để sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?
Thực tiễn chứng minh, Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm. Quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm; sự tự do nằm trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật thì mới đảm bảo công bằng, an toàn cho xã hội; tự do không theo khuôn khổ quy định của pháp luật thì xã hội sẽ loạn, môi trường sống của con người không có sự an toàn.
Việt Nam xây dựng đất nước từ xuất phát điểm rất thấp do hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự tiến bộ mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền. Ngày 25/01/2019, Nhóm làm việc về rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã đồng thuận thông qua báo cáo về kết quả rà soát của Việt Nam và khẳng định: Việt Nam luôn đảm bảo những quyền tự do cơ bản của công dân phù hợp với các Công ước quốc tế  về quyền con người. Sự đảm bảo đó được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm trên thực tế ở Việt Nam.
Trong thời gian tham dự phiên họp Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực thi các cam kết quốc tế, cung cấp cho quốc tế bức tranh tổng thể các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ủy ban Công ước cũng đã đánh giá cao vào đối thoại của đoàn Việt Nam, ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam trong việc thực thi công ước và tin tưởng Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người và quyền công dân.
2. Bản chất của nhận xét, đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Loài người đã chứng kiến sự thay đổi của những thể chế chính trị xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ ngĩa và chủ nghĩa xã hội hiện thực. Trong xu thế toàn cầu hiện nay sự đối lập giữa mô hình thể chế chính trị của những nước tư bản chủ nghĩa với những nước đang xây dựng thể chế chính trị theo mô hình chủ nghĩa xã hội, tồn tại thực trong giai đoạn hiện thời được gọi là thể chế chính trị chủ nghĩa xã hội hiện thực. Ở đó, tồn tại những mâu thuẫn cơ bản không thể điều hòa, tất yếu dẫn đến đấu tranh. Sự đối lập về hệ tư tưởng tất yếu dẫn đến cuộc chiến khi mâu thuẫn đến đỉnh điểm. Thế giới đã chứng kiến những cuộc cấm vận của Mỹ với các nước theo định hướng XHCN, nhất là với Triều Tiên, Cu Ba, ngày nay là cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta, bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” để thay đổi màu sắc thể chế chính trị xã hội ở Việt Nam; thông qua ngoại giao, phát triển kinh tế, đầu tư, lợi nhuận để cài cắm mầm mống chủ nghĩa tư bản, lấy lợi ích để mua chuộc, phát triển “lợi ích nhóm” – biến tướng bằng tên gọi “chủ nghĩa tư bản thân hữu” để giằng co, kéo chệch mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, sử dụng các tổ chức mang tên gọi “dân chủ, nhân quyền” để câu móc, đào tạo các thành phần bất hảo, chống đối, tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Những đối tượng đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, bị trừng trị theo theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các tổ chức được mang danh “vì tự do, dân chủ, nhân quyền” đó lại chống phá nước ta bằng luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, đi theo sau đó là nhận xét, đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ. Không những thế, sự can thiệp vô lý của những tổ chức đó bằng vận động gây áp lực với Việt Nam thông qua các mối quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao theo phương châm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” buộc Việt Nam thay đổi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.
Giá trị lớn nhất về nhân quyền là sự tự do, môi trường sống trong hòa bình, ổn định, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực con người. Hãy tự trả lời cho những lần “xả súng kinh hoàng” tại nước Mỹ, những thảm khốc sau khói súng mà nước Mỹ mang đến cho các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa sẽ được thấy “nhân quyền của nước Mỹ ra sao”?
Bản chất của “nhận xét, đánh giá” về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ là sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, thiếu tính khách quan, vu cáo, bịa đặt thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam. Điều “vô lý” cũng được Mỹ áp đặt với những quốc gia khác và đương nhiên cũng sẽ chẳng thể phủ nhận được sự tiến bộ toàn diện của nước ta, không thể xóa đi sự đảm bảo về những quyền cơ bản của con người, công dân ở Việt Nam. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được đảm bảo trong Hiếp pháp, pháp luật và trong thực tiễn đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh đó nó còn đi ngược lại sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, khi mà quan hệ giữa hai nước đã ngày càng trở lên sâu sắc, đa dạng hơn với việc thường xuyên mở rộng, trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Cả nước chung tay tri ân các Anh hùng, liệt sỹ.


       Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập tự do, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hoặc hy sinh một phần xương máu.
       Một đất nước trải qua mấy chục năm chiến tranh ác liệt, chịu nhiều đau thương mất mát, có số lượng lớn liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công (NCC) với cách mạng… thì tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành đạo lý, truyền thống của dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
        Tri ân, chăm lo các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, NCC được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta hết sức quan tâm. 72 năm trước, ngày 17-7-1947, trong thư gửi Ban Thường trực của Ban tổ chức Ngày thương binh toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngày 27 tháng 7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh” và Người gương mẫu: “Tôi xin xung phong gửi 1 chiếc áo lót lụa của chị em phụ nữ đã biếu tôi, 1 tháng lương của tôi, 1 bữa ăn của tôi, và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng...”.
        72 năm đã trôi qua, những lời căn dặn, tình cảm, ý nguyện và tấm lòng của Bác đối với thương binh, bệnh binh, NCC vẫn còn nguyên giá trị, có sức truyền cảm lớn lao. Những năm tháng trong và sau chiến tranh, dù đất nước còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn rất quan tâm chăm lo thực hiện “đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng, ban hành các chế độ chính sách tri ân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, NCC... Tuy nhiên, những gì chúng ta đã làm được chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công việc tình nghĩa, tri ân cao cả đó.
        Để thực hiện hiệu quả, lâu dài, bền vững phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, cùng với thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với NCC, một yêu cầu hết sức quan trọng là phải xã hội hóa rộng rãi phần việc này. Trước hết, cần tuyên truyền sâu rộng để mọi người thấy rằng, việc tri ân, chăm lo NCC là tình cảm, đạo lý, trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức. Không kể tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, ai cũng có thể tham gia và góp phần mình vào công việc nhân văn này. Đó là việc tham gia chăm lo hương khói cho các liệt sĩ; coi sóc, làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ; đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Nghĩa tình đồng đội”. Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… ưu tiên tạo công ăn việc làm cho con em liệt sĩ, thương binh, NCC; xây nhà tình nghĩa tặng NCC; chăm sóc, động viên thân nhân các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, NCC già yếu, bệnh tật... Từ thôn bản ở làng quê, tổ dân phố ở thành thị; từ chính quyền đến các tổ chức xã hội; từ cơ quan, doanh nghiệp, tập thể… đến gia đình, cá nhân; từ các cháu thiếu nhi đến các bậc cao niên... đều có thể tham gia phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Việc lớn, việc nhỏ đều mang ý nghĩa cao cả “uống nước nhớ nguồn”.
      Khi phong trào “đền ơn đáp nghĩa” được nhân rộng, có chiều sâu, hiệu quả thiết thực, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, thì không những đời sống vật chất, tinh thần của NCC được cải thiện, nâng cao, mà niềm tin của nhân dân, của các đối tượng chính sách, NCC với Đảng, Nhà nước thêm được củng cố, bồi đắp; tạo đồng thuận trong nhân dân và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Cái được lớn nhất là đạo lý, truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy khi trở thành công việc thường ngày của mỗi người, mỗi tổ chức, của toàn xã hội; tri ân NCC trở thành phong trào sâu rộng. Đó cũng là tâm nguyện, mong muốn của mỗi chúng ta.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh

Những ngày tháng Bảy, cả nước lại lặng mình tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho ngày hòa bình, độc lập và tri ân cho người trở về sau đạn bom khói lửa, gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường để bảo vệ bình yên cho Tổ Quốc, cho nhân dân.

Một cái nhìn chủ quan, phiến diện và xuyên tạc sự thật
QĐND - Trong bản “Phúc trình thường niên về tệ buôn bán người trên thế giới” ra ngày 20-6-2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng “vấn đề buôn bán người tại Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng do không xử lý triệt để tội phạm buôn người theo pháp luật”, từ đó họ đưa Việt Nam vào “nhóm quốc gia có vấn đề buôn bán người bậc 2 và sẽ bị theo dõi do không đạt được những tiêu chuẩn cần thiết nhằm loại bỏ và giảm thiểu nạn buôn bán người”. Cần phải thấy ngay rằng cách nhìn nhận ấy của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là chủ quan, phiến diện một chiều và xuyên tạc sự thật.

NGÀY TRI ÂN

Một năm lẻ ba trăm ngày
Dành riêng một ngày cốt để tri ân.
Vậy mà đại biểu của dân
Nâng lên, đặt xuống băn khoăn nỗi lòng.
Máu xương đổ xuống chất chồng.
Hiến thanh xuân bởi nặng lòng tự do.
Chiến tranh rồi cũng đã qua.
Độc lập, dân chủ, ấm no, hòa bình.
Tri ân người đã hy sinh.
Cũng là đạo lý nặng tình nước non.
Nhiều người thân xác chẳng còn.
Nhiều người thương tật héo mòn tuổi xuân.
Cũng là đạo lý tri ân.
Hai bảy tháng bảy nhân dân nguyện cầu.
Cũng chẳng có lễ gì đâu.
Đèn, hoa, hương khói cúi đầu thành tâm.
Cõi tiên Liệt sĩ lặng thầm.
Độ cho quốc thái muôn phần bình an.
Thương, bệnh binh, Mẹ Việt Nam.
Đồng quà, tấm bánh hỏi han thân tình.
Tất cả họ đã hy sinh.
Cho nền độc lập thái bình tự do.
Lẽ nào ta lại đắn đo.
Dành một ngày nghỉ dùng cho việc này.
Thôi thì một chút giải bày.
Lệ rưng kính cẩn trong NGÀY TRI ÂN.
Résultat de recherche d'images pour "ngày 27/7"
Résultat de recherche d'images pour "ngày 27/7"
Résultat de recherche d'images pour "ngày 27/7"
Résultat de recherche d'images pour "ngày 27/7"

VỮNG VÀNG, TỰ TIN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN CƠ SỞ GIỮ VỮNG NGUYÊN TẮC


Trong thời gian tới, dự báo tiếp tục có những vấn đề phức tạp trên Biển Đông, Đảng ta tiếp tục kiên trì với chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm chỉ đạo là phải kiên quyết giữ vững được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời cũng phải giữ vững sự ổn định chính trị trong nước và môi trường hòa bình, ổn định với các nước trong khu vực, trên thế giới để xây dựng và phát triển đất nước.
Trước đây trong đấu tranh giành độc lập, ta đã “đem sức ta mà giải phóng cho ta” thì nay phải “đem sức ta mà bảo vệ cho ta”. Cần phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là quý báu, nhưng không thể chỉ trông chờ vào đó. Chúng ta phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm, tư tưởng chỉ đạo: “4 Tránh”, “3 Không” và “9 K”.
 Đây là vấn đề tiên quyết, không bao giờ cũ, không bao giờ được lệch lạc, phải ăn sâu, bám rễ vào trong nhận thức, hành động của mỗi người dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, chắc chắn chúng ta sẽ luôn vững vàng, luôn tự tin để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo đó, “4 Tránh” là tránh xung đột về quân sự, tránh đối đầu về kinh tế; tránh cô lập về ngoại giao; tránh lệ thuộc về chính trị.
 “3 Không” là: không liên minh quân sự với nước ngoài; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự để chống lại các nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác.
“9 K” là: kiên quyết đấu tranh, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, không nổ súng trước, không để nước ngoài lấn chiếm biển đảo, không để xảy ra xung đột.


Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

HIỂU ĐỂ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC

Quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển nước ta được quy định thành 5 vùng: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa. Ngoài khái niệm về 5 vùng trên, trong bài dưới đây sẽ đề cập thêm về khái niệm “Đường cơ sở” và “Quyền tài phán của quốc gia ven biển”.
1. Nội thủy
Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
2. Đường cơ sở
Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Lãnh hải
Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hướng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
4. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
5. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước thực hiện chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; thực hiện quyền chủ quyền về các hoạt động khai thác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
6. Thềm lục địa
Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thằm dò, khai thác tài nguyên. Quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam mà không làm phương hại đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
7. Quyền tài phán
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

ĐIỀU ĐỊCH MÀ ĐÁNH


Chiến dịch Sa Thầy là trận đánh thể hiện tài điều địch, dụ địch tài tình của tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Từ khi tiến hành chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã rất ưa thích sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận”. Mỗi khi phát hiện nơi tập trung lực lượng quân sự của ta, lính Mỹ cùng với cả vũ khí hạng nặng liền được trực thăng chở thẳng từ căn cứ tới ngay khu vực đó. Quân Mỹ thường đổ quân xuống sau lưng đội hình quân ta để đánh bọc hậu. Chiến thuật này được Mỹ gọi là trực thăng vận còn phía ta quen gọi là kiểu “nhảy cóc”.

Bất tuân dân sự - một thủ đoạn nguy hiểm


Thời gian qua, một số tổ chức phản động nước ngoài như Việt Tân, Voice đã triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo và những thiếu sót, khuyết điểm, các vấn đề bức xúc xã hội ở các địa phương với chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền" để kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình chống đối chính quyền. Biểu hiện như: "Bất tuân cưỡng chế" của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng; "bất tuân" quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình); “bất tuân” để phản đối Luật An ninh mạng (năm 2018) hay phản đối trả phí BOT giao thông, từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội...

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

TRI ÂN MUÔN ĐỜI


Vào những ngày này, cả nước lại hướng về Người có công với cách mạng, để tưởng nhớ, để tri ân, để đền đáp, bù đắp lại một phần những mất mát, hy sinh của những người đã chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Tri ân bao nhiêu cho đủ? Chắc hẳn chẳng bao giờ đủ, chẳng có món quà nào ý nghĩa để sánh được công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng....Cần phải tri ân muôn đời, tri ân mãi mãi, bởi vì công lao của thế hệ cha anh đi trước đã ghi tạc vào lịch sử đất Việt, trường tồn cùng non sông gấm vóc, sử sách ghi công, đời đời ghi nhớ.
Hãy hành động trước khi quá muộn, hơn bao giờ hết, làm yên lòng những người đã khuất, làm cho những người có công còn sống được hạnh phúc chính là điều phải làm bằng cái tâm, bằng việc làm dù nhỏ bé nhưng thiết thực nhất, tùy vào điều kiện hoàn cảnh mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức, không phải chỉ hô hào rồi để đấy, hoặc phô trương “ủng hộ” rầm rộ, nhưng tiền của, “tấm lòng” không đến được biết bao, biết bao Người có công đang chịu cảnh đau đớn về thể xác, thiếu thốn trăm bề về vật chất ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Đến đây, tôi chợt nghĩ đến mình, đang có một người cha là thương binh ¾ mà mấy năm nay chẳng có quà gì để động viên ông, ông có thể không cần vật chất, nhưng ông cần tinh thần, có thể ông vẫn cần lắm lắm chút quà yêu thương, mặc dù ông không bao giờ đòi hỏi; nhớ đến bà bác dâu, có chồng là bác ruột tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà cũng đang ở một mình, mang nặng tuổi già đau ốm, và nữa.....hàng triệu người có công mà tôi chỉ có tấm lòng thành kính. Tôi nghĩ, đợt này, ngày thương binh liệt sĩ vào đúng thứ bảy, được nghỉ làm, nhất định dịp 27/7 năm nay, mình phải thay đổi, phải có một chút quà gì đó nho nhỏ để động viên các cụ, chung tay cùng cả nước vì Người có công bằng cách làm cho chính những người có công trong gia đình mình được động viên, được hạnh phúc và cần phải đưa thằng con nhỏ đi thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang để giáo dục nó về “lòng biết ơn”, về trách nhiệm phải tưởng nhớ và tri ân những người có công với cách mạng, với đất nước yên bình, xinh đẹp mà chúng ta đang sống.
                                                               

Việt Nam kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép, mua bán người

 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng khẳng định như trên tại Hội nghị quan chức cao cấp lần thứ 14 Nhóm Công tác của Tiến trình Bali về phòng, chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia vừa diễn ra trong hai ngày 22 và 23/7 tại Đà Nẵng.

Chủ tịch Quốc hội: Không để gia đình người có công có mức sống thấp hơn cộng đồng dân cư

“Qua 3 năm triển khai theo quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với nỗ lực rất cao đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai giải quyết hồ sơ tồn đọng với những cách làm sáng tạo, thận trọng, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đến nay đã xác nhận được gần 2.000 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh”. -

CẢ NƯỚC HƯỚNG VỀ NGÀY 27. 7



Theo thông lệ, hàng năm cứ đến dịp này, Nhân dân cả nước Việt Nam đều hướng tới ngày Tri ân công lao to lớn của các Anh hùng Liệt sĩ, các đồng chí Thương - Bệnh binh, là những người đã anh dũng hy sinh hoặc cống hiến một phần xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của Nhân dân. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp này đề nghị mỗi người con Đất Việt nên có một hành động thiết thực hoặc một cử chỉ đẹp tri ân họ và gia đình họ.


NHẬN DIỆN MẶT TRÁI “CẦN”



Hiện nay, nhiều biểu hiện về nhận thức và việc làm chưa đúng với Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên ở các mức độ khác nhau.

TỰ DO BÁO CHÍ Ở PHƯƠNG TÂY



Từ sau thế chiến II, hoạt động báo chí ở Mỹ và các nước phương Tây đã cởi mở hơn trước. Tuy nhiên, bằng hệ thống luật pháp, những chính sách và mức độ khác nhau, chính quyền Mỹ và các nước phương Tây vẫn quản lý chặt chẽ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường báo chí, truyền thông, hầu như tự do xuất bản báo chí và thành lập các tổ chức truyền thông hiện đại chỉ là quyền tự do của các ông chủ những tập đoàn tài phiệt giàu có, của những người có tiền, có quyền lực trong tay. Những người nghèo hay tổ chức của họ không thể tự do xuất bản báo chí hoặc duy trì hoạt động của một cơ quan truyền thông. Đặc biệt, các chính quyền phương Tây chưa bao giờ đối xử nhẹ tay đối với thông tin báo chí và những người làm báo bất đồng chính kiến, có tư tưởng không đồng thuận với họ, nhất là đụng chạm đến lợi ích của các ông chủ và nhà cầm quyền. Tiêu biểu là vụ việc của E. Xnâu-đân cựu nhân viên Tình báo CIA (Mỹ).

“đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”. Theo kiểu của Will Nguyen là hoàn sai trái.



Đó là Will Nguyen, kẻ năm ngoái từng bị TAND TP Hồ Chí đưa ra xét xử và cho hưởng khoan hồng, nhưng khi trở về Mỹ lại tiếp tục cấu kết với nhiều tổ chức phản động chống phá Việt Nam. hô hào kêu gọi về Việt Nam biểu tình làm “cách mạng mùa hè”. với những kế sách chuyển “lửa dân chủ về quê nhà”. Bằng các chiêu trò xuyên tạc, kích động, sử dụng tin giả, tin xấu làm phương hại đến an ninh kinh tế và chính trị của đất nước. Nhìn lại những hoạt động chống phá đất nước những năm gần đây của các tổ chức phản động , chúng ta dễ dàng nhận ra, âm mưu kích động người dân tụ tập, biểu tình, tạo ra các điểm nóng rồi có thể thổi phồng thành xung đột, bạo loạn, có sử dụng vũ khí, tạo ra bạo lực.

Thói cục bộ, bè phái - một trong những vấn đề nhân dân bức xúc nhất



Trong trái tim mỗi con người, ai cũng có “một phần” thuộc về mẹ cha, con cái, anh em, bạn bè, dòng họ, quê nhà của mình. Trong tình cảm chung, ai cũng có một phần tình cảm dành riêng cho những người có quan hệ thân thiết với mình. Đã là tình cảm thì khó để phân chia chi li, tách bạch rạch ròi theo kiểu “cân đong đo đếm” chính xác như tính toán trọng lượng, nhưng một khi đã dấn thân vào con đường cách mạng và theo đuổi sự nghiệp chính trị thì mỗi cán bộ, đảng viên rất nên giữ được sự tỉnh táo, minh mẫn cần thiết để không bị tình cảm cá nhân chi phối, thiên vị trong giải quyết, xử lý các mối quan hệ với đồng chí, đồng đội và với tổ chức, cơ quan, đơn vị.

“Chủ nghĩa hậu duệ” làm biến dạng, tha hóa quyền lực Nhà nước



Tục ngữ Việt có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Đó không chỉ là mong muốn, khát vọng nhân văn của thế hệ trước đối với thế hệ sau mà còn phần nào nói lên tình cảm, niềm tin của ông cha gửi gắm vào sự nỗ lực phấn đấu trưởng thành, tiến bộ của con cháu. Trên thực tế, dù ước vọng “nhà có phúc” là chính đáng, nhưng vẫn có một số cán bộ, đảng viên hoặc là thiếu phương pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý con một cách đúng mực, hoặc là nuông chiều, nâng đỡ con một cách vội vàng, thái quá khiến con cái họ sớm ảo tưởng về mình rồi thui chột, sa ngã. Thời gian gần đây, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng công bố việc bổ nhiệm nhân sự cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp hay đăng tải thông báo kết quả xem xét, xử lý kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, dư luận thường “soi” rất kỹ nhân sự được bổ nhiệm hay cá nhân cán bộ, đảng viên bị xem xét, xử lý, thi hành kỷ luật. Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”. Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”.