T
- Xây dựng Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi
trọng công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Nội dung
xây dựng Đảng bao gồm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo
đức, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Mục đích nhằm xây dựng Đảng
trong sạch ,vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền, vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới;
phòng và chống những nguy cơ lớn đối với một Đảng cầm quyền: sai lầm về đường
lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng
viên. Đảng khẳng định phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên định đường lối đổi mới,
chống giáo điều, bảo thủ hoặc chủ quan, nóng vội, cực đoan.
Đảng tăng
cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng
cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn
đề mới nảy sinh từ thực tiễn đổi mới; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, khắc phực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch. Tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và nhân dân.
Tiếp tục đổi
mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm từng tổ chức, sáp nhập
một số ban, bộ, ngành Trung ương để giảm bớt đầu mối, thực hiện cải cách hành
chính trong Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
Chú trọng kiện
toàn tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác
quản lý, phát triển đảng viên.
Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ đồng bộ các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ).
Đổi mới và tăng cường công tác dân vận; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội.
- Xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa
Việt Nam đã
đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân; khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công; phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp năm 2013 và một loạt các bộ luật, luật và pháp lệnh theo hướng hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao vai trò tối cao của Hiến
pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan tư pháp và chính quyền
địa phương các cấp.
- Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
Ở
Việt Nam việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân
chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, là động lực của
sự ngiệp đổi mới. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và được thể chế
hóa bằng pháp luật,. được pháp luật bảo đảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét