Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Người chia sẻ các thông tin giả mạo cũng đứng trước hậu quả pháp lý

 Ở góc độ pháp lý, một số đối tượng xấu cố tình gây rối, đưa thông tin sai sự thật để trục lợi hoặc với mục đích xấu, chống phá chính quyền. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế mạng xã hội là công cụ hiệu quả để tuyên truyền thông tin, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên đây cũng lại là công cụ để những đối tượng xấu lợi dụng nhằm tuyên truyền, đưa tin sai sự thật.

Việc xuất hiện, lan truyền các tin giả có thể tác động đến tâm lý, đời sống của cộng đồng, dễ dẫn đến người dân lo sợ thái quá, hoảng hốt, phản ứng dây chuyền, nguy cơ gây mất kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoặc đôi khi những thông tin sai sự thật lại khiến người dân lơ là, thiếu cảnh giác, chủ quan với tình hinh dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề. Có thể nói, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội ngày nay là một dạng “tâm lý chiến” nguy hiểm. Các thế lực thù địch và những đối tượng xấu đang lợi dụng và coi đây là thứ vũ khí lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu loạn an ninh xã hội.

Để ngăn chặn các tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, ổn định tâm lý người dân, thì đầu tiên, cần sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc công khai thông tin, kiểm soát chặt chẽ với các thông tin, phát ngôn chính thống; Chủ động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề./. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét