Internet đã thay đổi cuộc sống của con
người, xã hội. Cùng vớinhững mặt tích cực mang lại cho con người, Internet cũng
đã và đang khiến con người ngày càng bị ám ảnh với những phiền toái, tiêu cực,
những thuyết âm mưu xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội.Tính trung
lập, tự do và cởi mở - nguyên tắc cơ bản của Internet giờ đây dường như đã bị phá
hủy, những cụm từ "sự thật giả dối", "sự thật phiên phiến",
"tin giả"… đã trở nên quá đỗi quen thuộc và cách các "phương
tiện truyền thông lỗi thời" xuất bản chúng cũng ngày càng đa dạng.
Mạng xã hội trở nên lạ kỳ hơn ngày qua
ngày, cả cách người dùng mạng xã hội giao tiếp với nhau trên Internet. Có những
cuộc “khẩu chiến” dài trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng; một bộ phận
không nhỏ vô thức hay chủ đích "lướt mạng" với tâm thế đón chờ thông
tin tiêu cực...Sự nghi ngờ giữa các thành viên của cộng đồng mạng ngày càng
tăng.Về cơ bản, Internet đã trở thành một miền đất lạ kể từ năm 2016.Cách hoạt
động và kiểm duyệt thông tin của nhiều công ty Internet đã cóthay đổi. Trong
cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nghệ sĩ Vic Berger của Vine tạo ra những
video dài sáu giây, thể hiện các ứng viên đảng Cộng hòa là những kẻ nực cười.
Ông xoáy vào khoảnh khắc mà có vẻ họ đang thể hiện con người thật của mình.
Chẳng hạn, Jeb Bush chỉ biết dùng lời nói nhưng không biết thể hiện cảm xúc con
người hay Trump lặp đi lặp lại các cụm từ và cử chỉ kỳ quặc, như chỉ tay vào
người khác bằng ngón cái... Mỗi video thu hút hàng triệu lượt xem với hàng
nghìn bình luận. Trang New Yorker gọi Berger là "kẻ châm
biếm chính trị cho cuộc bầu cử trên Internet".
Đa số meme (hiện tượng, ý tưởng được
lan truyền qua Internet thông qua các câu nói đùa, video, ảnh chế...) mang tính
đùa cợt, hài hước. Nhưng Berger cho biết: "Khi Trump dần có sức ảnh hưởng,
Internet trở nên đen tối hơn". Năm 2016, Berger bị nhà bình luận chính trị
cực hữu Mike Cernovich quấy rối nhiều tháng; năm 2018, một thành viên của nhóm
cực hữu Proud Boys lái xe đến nhà và đe dọa Berger vì một video ông đăng trên
mạng, Trump được cho là đã ngầm khuyến khích các hành vi như thế, meme cũng góp
phần vào chiến thắng năm 2016 của ông và tạo xu hướng cho các chính trị gia
khác làm theo. Họ dần coi meme như một hình thức quảng bá chính trị.Theo Atlantic,
các chính trị gia của hai đảng nhận thấy meme giúp Trump như thế nào trong năm
2016 nên họ cũng cố gắng thâu tóm chúng. Chiến dịch của Joe Biden cũng từng
tiếp cận Berger và đề nghị ông tạo clip cho họ.Những người tạo meme - các câu
chuyện cười thú vị trên Internet - dần bị mua chuộc.
Facebook, Twitter, YouTube... vốn ít
phải chịu trách nhiệm về các hành vi cực đoan diễn ra trên nền tảng của họ. Năm
2014 và 2015, chiến dịch quấy rối "Gamergate" đã quét qua hầu hết các
mạng xã hội này và đa phần không bị ngăn chặn, đại diện các nền tảng cho rằng
họ chỉ tạo ra công nghệ, còn mọi người sử dụng nó ra sao là chuyện khác. Chính
quyền Trump đã bổ sung những quy định mới cho các nền tảng, dù miễn cưỡng, các
hãng công nghệ bắt đầu thừa nhận trách nhiệm và dần thay đổi để thích nghi.
Facebook đã hạn chế các thuyết âm mưu hay nội dung về chủ nghĩa da trắng thượng
đẳng; YouTube giới hạn khả năng kiếm tiền thông qua quảng cáo của những kẻ cực
đoan; Twitter triển khai các tính năng lọc mới để giảm tác động của hành vi
quấy rối…Trang RedditDiễn đàn từng khẳng định những lời nói xấu, bôi nhọ về
chủng tộc không đi ngược lại các quy tắc của trang web, nhưng do áp lực từ cộng
đồng và của chính các thành viên kiểm duyệt, Reddit cũng phải thay đổi chính
sách...
Tuy nhiên, hiện tượng "tin
giả" thuyết âm mưu vẫn nổi lên mạnh mẽ,người dùng tiếp cận Internet với sự
nghi ngờ.Dường như, họ không thể tin tưởng được bất kỳ thứ gì họ đọc được trên
mạng nữa, bởibất cứ điều gì họ thấy buồn cười có thể sau đó được xác định rằng
đó không phải sự thật.Không ít người đang rơi vào vòng xoáy thông tin sai lệch.Ai
đó không muốn rơi vào trường hợp tương tự, cần nhận thức được tầm quan trọng
của việc chọn lọc thông tin từ truyền thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét