Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

Kinh Cựu ước, Tân ước trong Ki-tô giáo

 


Theo quan niệm của người Ki-tô giáo nói chung, người Công giáo nói riêng Cựu ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái. (là thời kỳ trước Chúa Giêsu Kitô). Cựu ước có 46 cuốn (sách về lịch sử, sách về giáo huấn và sách về tiên tri), các sách viết về Thiên Chúa; về sự tạo dựng vũ trụ và con người; về sự tích dân Do Thái; phong tục tập quán truyền thống văn hóa của dân tộc Do Thái; về các vị vua của dân tộc này trong lịch sử từ khi lập quốc đến lúc tan rã và Chúa Kitô xuống thế… (Thực ra Kinh Cựu ước nguyên là bộ dã sử của dân tộc Do Thái và là Kinh Thánh của đạo Do Thái).

Nếu như Kinh Cựu ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa với dân tộc Do Thái, thì Kinh Tân ước là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với cả loài người qua Chúa Giêsu. Tân ước là các sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô; về hoạt động của Thánh Tông đồ; về những lời chỉ bảo, răn dạy của Chúa Giêsu và các Thánh Tông đồ đối với con người; về tương lai của con người,... Tân ước có 27 cuốn, có thể chia Kinh Tân ước thành bốn loại như sau:

+ Sách Tin mừng (hay Phúc âm): viết về cuộc đời và sự nghiệp cứu chuộc của Chúa Giê-su. Đây là bốn sách quan trọng nhất trong Tân ước.

+ Sách Công vụ sứ đồ: kể về hoạt động của các Tông đồ Chúa Giê-su, được viết vào khoảng năm 70-SCN.

+ Sách Thánh thư: gồm 21 bức thư của các Tông đồ Chúa Giê-su gửi cho các giáo đoàn.

+ Sách Khải huyền còn gọi là sách Tiên tri của Gio-an tiên đoán về tương lai của đạo Ki-tô và của nước Do Thái trong quan hệ với đế chế La Mã, về ngày tận thế, phục sinh và phán xét cuối cùng.

Đối với Công giáo, ngoài Kinh Thánh còn một số văn bản khác như các áng văn của Giáo Hoàng, nghị quyết của các Công đồng, về nguyên tắc có giá trị như giáo lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét