Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021
TỈNH TÁO TIẾP NHẬN THÔNG TIN, KHÔNG ĐỂ MẠNG XÃ HỘI DẪN DẮT
Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau một cách thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời và tiện ích...
Mạng xã hội gồm dịch vụ thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện, trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh, bài viết, thông tin..., giúp mọi người gần gũi nhau hơn, cảm nhận về nhau không còn khoảng cách xa-gần, cũ-mới.
Về bản chất, mạng xã hội là mạng ảo, là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng sở thích với nhau trên in-tơ-nét với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian, thời gian, già trẻ, trai gái, giầu nghèo, đẳng cấp, cương vị... Nó có thể vận hành trên các nền tảng như máy tính bàn, máy tính sách tay, điện thoại thông minh và các phương tiện kỹ thuật...để kết nối với tất cả các mạng, với mọi người, phổ biến nhất là với facebook, youtube, zalô...
Vì lẽ đó, mạng xã hội trở thành phần tất yếu của mỗi ngày cho nhiều người trên thế giới, khỏa lấp sự “cô đơn” bằng nhiều hình thức trò chơi mang tính giải trí, nâng cao trình độ nhận thức, sự hiểu biết, mở rộng tầm nhìn cho con người. Vì vậy, sống ở Hà Nội, bạn có thể biết được thông tin và các sự kiện đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các nước Anh, Mỹ, Pháp và tận châu Mỹ Latin...
Ngoài các tiện ích như nghe, nhìn, thấy đã biết…; mạng xã hội cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập liên quan đến quyền riêng tư, quyền bảo mật thông tin, nguy cơ sử dụng mạng sai mục đích như tán phát, lan truyền thông tin sai trái, độc, hại. Các yếu tố tiêu cực này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống...làm cho các môi trường sống bị ô nhiễm như bị bụi bẩn, bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe con người; thậm chí gây rối loạn đời sống tinh thần; đáng kể là:
- Mạng xã hội là công cụ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và tội phạm triệt để lợi dụng để thực hiện âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; gia tăng các thủ đoạn, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- Mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia...; nó được kẻ xấu triệt để khai thác, sử dụng để xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, bôi đen chính sách, pháp luật của Nhà nước; gây nhiễu loạn đời sống tinh thần xã hội, kích động biểu tình, bạo loạn lật đổ, gây mất đoàn kết nội bộ nhân dân...
- Mạng xã hội tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, đào tạo..., làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; gây hoang mang, nghi ngờ, sự đố kỵ và làm gia tăng mâu thuẫn, bất đồng, thậm chí gây xung đột trong cộng đồng, xã hội vì các thông tin xấu, độc tàn phá...
Ai đó đã nói đúng: Mạng xã hội giống như một cái chợ. Ở đó có đủ loại hàng hóa, đa dạng người bán, người mua. Ví von như vậy tuy không thật chính xác nhưng nó phản ánh đúng tính phức tạp, ô hợp của cái chợ. Đồng thời, nó nhắc nhở chúng ta hãy đề cao cảnh giác khi vào mạng xã hội như đề cao cảnh giác với chính mình để giữ cái ví tiền khi vào chợ, không được chủ quan, sơ hở nơi đông người ở cợ sẽ bị bọn trộm cắp cuỗm mất ví, nguy cơ bị "tiền mất tật mang" hoặc bị “đầu nậu”, chủ buôn ép giá, bắt mua đắt, bán dẻ, bị lừa khi mua và ăn phải món ôi thiêu, bị lâm bệnh ngộ độc gây ố đau, thậm chí có thể mất mạng.
Mạng xã hội có đủ loại thông tin, muôn màu sắc: tốt có, xấu có, thật, giả; đúng, sai lẫn lộn; phản ánh tính đa dạng, phức tạp và vô cùng “nhạy cảm”, phong phú của muôn mặt đời thường, nhìn là “hoa mắt” dễ bị nhầm lẫn, sai cứ tưởng là đúng.
Vào mạng xã hội, điều “bắt buộc” đòi hỏi mọi người tham gia mạng, sử dụng thông tin là phải thật sự tỉnh táo, sáng suốt lựa chọn, tiếp nhận và sử dụng thông tin, biết phân biệt đâu là thông tin tích cực, đâu là thông tin tiêu cực; xấu, độc để phòng, tránh một cách hiệu quả; không bị lôi cuốn vào các thông tin "lề trái", sai trái, độc hại. Vì vậy, mỗi người cần có quan điểm và thái độ rõ ràng khi vào mạng, tìm kiếm, truy cập thông tin trên mạng xã hội; chỉ nên chọn, nhặt, lấy những thông tin tích cực giúp ta tìm hiểu, giải đáp được các vấn đề cần thiết cho cuộc sống và công việc.
Cách tốt nhất để không bị xa đà, mất thời gian và bị "lây nhiễm" bởi thông tin, hình ảnh sai trái, độc hại là không vào các trang mạng " lề trái", “phản diện” có quan điểm, cách nhìn sai trái, độc, hại, đã được các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thống đã cảnh báo. Cần tiếp cận và tiếp nhận thông tin chính thống trên sách báo, tạp chí, đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam; các băng hình, đĩa nhạc, bản tin, nội san, phát ngôn viên của Trung ương, của ban, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong Quân đội cung cấp thông tin
Tỉnh táo và sáng suốt khi truy cập các trang mạng xã hội, cẩn trọng khi tiếp xúc với các thông tin chưa được kiểm chứng và chín chắn khi phát ngôn, tung tin video, hình ảnh chung, riêng trên mạng xã hội, nhất là các thông tin mang tính cá nhân, các hình ảnh phản ánh đời sống cá nhân, riêng tư; các thông tin không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng; các tin tức thiếu văn hóa, sặc mùi kích động, gây chia rẽ mỗi quan hệ, đoàn kết, gây bè phái, hủy hoại sự thống nhất trong nhân dân, cộng đồng xã hội; các quan điểm, thông tin có thành kiến, chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân; có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người; ăn cắp hạnh phúc của người khác...
Hiện nay, ở nước ta có gần 70% dân số sử dụng điện thoại và các trang thiết bị hiện đại, dễ dàng kết nối với mạng xã hội. Ngoài những công dân có ý thức trách nhiệm; có hiểu biết, phân biệt rõ ràng phải trái, đúng sai, biết phòng tránh thông tin xấu, độc; còn lại, là một bộ phận người dân cơ bản là "an-ma-tơ" - thích vào mạng xã hội do tò mò, muốn khám phá cái mới, tìm khoái cảm cá nhân bất kể nó ở mạng nào, phản ánh thông tin gì. Do nhận thức không đầy đủ, ý thức trách nhiệm thấp kém nên những người này không phân biệt rõ ràng đâu là thông tin xấu, độc; đâu là thông tin có lợi, đâu là thống tin có hại. Xem hình, nghe và đọc tin xấu, độc, họ cứ tưởng là đúng; thậm chí khoái cảm, thích thú, tự tán phát lên mạng các tin, bài, video có nội dung sai trái mà pháp luật nghiêm cấm. Thói quen ấy đã biến họ thành "cái loa" đài phao tin không công cho các thế lực thù địch, tự biến mình thành sai trái, bị xã hội lên án.
Việc phát tán tin tức nhảm nhí, xấu, độc trên mạng xã hội là sai trái cả về pháp lý và đạo lý bởi sự cố tình vi phạm pháp luật khi lan tỏa tin xấu, độc, cống chế độ. Cần nhớ rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải nghiêm trị làm gương cho kẻ khác với các hình phạt đích đáng. Có làm như vậy, xã hội ta mới an lành, không gian mạng mới trở lại sự bình yên như điều mọi người mong muốn. Vì lẽ đó, chúng ta cần kiên quyết:
(1) Không cho phép bất cứ ai nhân danh cá nhân, thế lực nào, cương vị gì để lợi dụng mạng xã hội nhằm tuyên truyền, tán phát tin tức nhảm nhí, xấu, độc, làm vẩn đục bầu không khí trong lành của xã hội ta, gây hoang mang dư luận xã hội, cộng đồng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
(2) Nghiêm cấm mọi hành vi sai trái, thù địch khi lợi dụng mạng xã hội để phát tán tin tức, hình ảnh, video, bài viết có nội dung phản cảm, phản động, xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chũ nghĩa, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
(3) Hãy tự tin, vững vàng, sáng suốt với ý thức, tinh thần xây dựng khi khai thác mạng xã hội vì lợi ích của bản thân mình, vì gia đình, dòng tộc; trên hết là vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Thái độ đúng đắn nhất, việc làm hữu ích, thiết thực nhất là thống trị, quản trị tốt mạng xã hội, khai thác, sử dụng mạng có chủ đích để nó phục vụ chúng ta, đem lại lợi ích cho chúng ta, làm cho cuộc sống của nhân dân ta ngày càng tốt đẹp hơn.
(4) Kiên quyết chối từ, không theo đuôi, hùa theo kẻ xấu; tránh xa sự mê hoặc, mua chuộc, cám dỗ vì chút ít vật chất tầm thường để không tự đánh mất mình; bị tha hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, dẫn đến phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
(5) Sử dụng mạng xã hội tinh khôn, không để nó dẫn dắt ta đi xuống hố sâu, vực thẳm. Biết khai thác, sử dụng mạng xã hội để lấy thông tin lành mạnh phục vụ cuộc sống, làm giầu có và phong phú đời sống tinh thần để cuộc đời nở hoa, kết trái, cho hương thơm quả ngọt, thấy cuộc đời này có ý nghĩa, thật đáng sống. Vì vậy, hãy tỉnh táo tiếp nhận thông tin, tuyệt đổi không để mạng xã hội dẫn dắt chúng ta đi lầm đường, lạc lối./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét