Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

Trong xã hội thông tin bùng nổ, việc quản lý, kiểm soát thông tin nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc, cũng như bảo đảm quyền, lợi ích thông tin hợp pháp, chính đáng của công dân là xu hướng tất yếu của một xã hội văn minh và là trách nhiệm chính trị của mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển, việc này càng được xem trọng.

Trung Quốc đã ban hành quy định nhằm ngăn ngừa tình trạng lan truyền tin đồn, thông tin sai sự thật trên mạng và đưa ra chế tài xử lý thích đáng đối với những nội dung thông tin kích động xung đột sắc tộc, tôn giáo, phá hoại hình ảnh quốc gia hoặc "gây tác động quốc tế không tốt". Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thành lập "Trung tâm hỗ trợ truyền thông nội địa" có nhiệm vụ phát triển các công nghệ có khả năng kiểm soát thông tin trên Internet và các liên lạc bằng điện thoại di động nhằm tăng cường, quản lý an ninh nội địa hiệu quả hơn. Chính phủ Anh cũng đã công bố dự thảo kế hoạch giám sát thông tin, thư điện tử trên Internet và mạng điện thoại nhằm ngăn ngừa các thông tin chống đốỉ chính quyền. Chính phủ Ấn Độ đã có lệnh cấm và xử phạt rất nghiêm khắc đối với các trang web có nội dung thông tin, hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Chính phủ Hàn Quốc cũng từng đóng cửa rất nhiều website có nội dung liên quan đến phản đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự và những vấn đề nhạy cảm liên quan đến quốc phòng - an ninh quốc gia...

Thừa nhận những tiện ích mà Internet mang lại cho con người và thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhưng phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những hệ lụy, hậu họa khôn lường từ việc đưa thông tin sai, thông tin "bẩn" trên "không gian ảo". Chính vì vậy, cùng với việc khuyến cáo người dân thể hiện quyền tự do thông tin trong khuôn khổ pháp luật, các nước đã tăng cường những biện pháp thích hợp nhằm cảnh báo, quản lý, siết chặt các nội dung thông tin có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, bôi nhọ văn hóa truyền thống dân tộc và ngăn ngừa những thông tin trên mạng hên quan đến tội phạm, khủng bố, khiêu dâm và làm suy đồi đạo đức xã hội, nhân phẩm của con người.

Đối với Việt Nam, việc Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP và mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 09/2014/TT- BTTTT quy định về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, cũng không ngoài mục đích hướng tới bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận cho công dân ngày càng tốt hơn, đồng thời tạo hành lang pháp lý cần thiết để góp phần ngăn ngừa, giảm tối đa những thông tin độc hại, đồi trụy từ Internet, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh cho xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét