Thứ Năm, 3 tháng 10, 2024

QUYỀN CON NGƯỜI VỀ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG Ở VIỆT NAM

 Đảng, Nhà nước ta luôn xác định bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối quan hệ biện

chứng với nhau. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, mối quan hệ lớn “Giữa tăng trưởng kinh

tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” được bổ sung thêm nội dung bảo vệ

môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2026 tiếp tục khẳng định: “Phát triển

nhanh và bền vững…; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và

thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Đối với quyền con người về môi trường và tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường là

vấn đề mới với các quốc gia khác trên thế giới. Ngày 20/9/1977, nước ta gia nhập Liên hợp quốc.

Quá trình phát triển đều xác định bảo vệ môi trường và quyền con người về môi trường là một

nội dung được quan tâm, chú trọng trong chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta. Các bản

Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 đều khẳng định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 chính thức coi quyền con người về môi

trường là một quyền cơ bản, được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Điều 43 quy định:

“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

Trên tinh thần khẳng định quyền con người về môi trường của các bản hiến pháp, nhiều chính

sách pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp về bảo vệ môi trường được ban hành. Trong đó, vấn đề

quyền con người trong bảo vệ môi trường không ngừng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với

thực tiễn. Cho đến nay, quyền con người về môi trường được thể hiện trong nhiều văn bản pháp

luật, từ Luật Điện lực sửa đổi 2012, Luật Thủy sản 2017, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đo đạc và

bản đồ 2018 đến Luật Bảo vệ môi trường 2020...

Trong quá trình tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chứng minh là

thành viên có trách nhiệm trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn

cầu, nỗ lực hoạt động và có nhiều sáng kiến thiết thực. Thể hiện qua các cam kết mạnh mẽ của

Việt Nam như: Đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050; không xây mới điện than từ năm 2030

và loại bỏ dần điện than từ năm 2040; tuyên bố về rừng và sử dụng đất; tham gia liên minh thích

ứng toàn cầu; giảm 30% khí thải metan vào năm 2030 so với mức năm 2020…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét