Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Độc lập tự chủ về chính trị trong quan hệ đối ngoại

 


            Trong cả ba môi trường quốc tế, khu vực và toàn cầu, xử lý mối quan hệ này cần hiểu rõ sâu sắc các nhân tố quan trọng sau đây trong quá trình phát huy độc lập, chủ quyền quốc gia: Thứ nhất, phải nắm chắc và xử lý tốt môi trường khu vực. Sự ổn định và phát triển, hay trái lại bất ổn và khủng hoảng tại Đông Nam Á và rộng hơn là chấu Á – Thái Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ đối ngoại của nước ta và ảnh hưởng tới việc bảo vệ độc lập, tự chủ khi hội nhập. Thứ hai, về môi trường quốc tế, độc lập và tự chủ về đối ngoại của Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng trong tương quan và quan hệ chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực quốc tế. Việc Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ hội nhập đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định, phát triển trong nước, cũng như năng lực xử lý quan hệ với các nước lớn, các trung tâm quyền lực thế giới bảo đảm cân bằng lợi ích của nước ta trong quan hệ với họ. Thứ ba, về môi trường toàn cầu, hội nhập và mở cửa tạo cơ hội cho đất nước phát triển nhưng cũng là điều kiện để một số thế lực thù địch bên ngoài nhân danh nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo can thiệp vào công việc nội bộ, thực hiện “diễn biến hòa bình”, kích động, xúi giục các hoạt động bạo loạn, lật đổ, đe dọa an ninh quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét