Trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, công tác nhân sự trở thành chủ đề “nóng” để
các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động tiến hành các hoạt động chống
phá. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, công tác nhân sự có một vài sự thay
đổi, một số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật hoặc xin thôi giữ các chức vụ trong
Đảng, bộ máy Nhà nước. Lợi dụng tình hình trên, các tổ chức phản động như Việt
Tân, Đài Á Châu tự do, Chân trời mới Media… gia tăng hoạt động tuyên truyền,
đăng tải bài viết có nội dung chống phá Đảng. Phương thức, thủ đoạn thực hiện
của chúng thường lặp đi lặp lại các thông tin bịa đặt, cố tình hướng lái dư
luận hiểu sai chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác nhân sự nhằm
bôi nhọ, gây mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những luận
điệu trên đều là xuyên tạc, bởi vì: Công tác nhân sự luôn được Đảng cân nhắc,
tính toán một cách thận trọng, khách quan, bảo đảm dân chủ để có thể lựa chọn
được cán bộ đủ đức, đủ tài, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trung thành
với Đảng, tổ quốc và nhân dân. Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là nhân tố
chủ chốt, quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác nhân sự là khâu “then
chốt của then chốt” trong xây dựng Đảng. Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban
nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Việc
giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc,
quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách
quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước nhiệm kỳ tới. Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, uy tín
và hiệu quả công tác làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố
trí cán bộ phù hợp với công việc”.
Thời gian
qua, có một số cán bộ, đảng viên vi phạm Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021
của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; trong đó,
có cả những cán bộ cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý kỷ
luật. Có thể thấy, Đảng đã kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không có ngoại lệ, không có vùng cấm;
đồng thời, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra
sai phạm, góp phần củng cố, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Điều này đã
thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, không để “con sâu làm rầu nồi canh”, kiên quyết
xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, trong luận điệu của các thế
lực thù địch lại xuyên tạc, bóp méo sự thật, cho rằng những kết quả đó là “đấu
đá nội bộ”, “thanh trừng phe phái”… nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, theo dõi
của dư luận trong nước và quốc tế; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, lôi kéo,
thao túng tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân, làm giảm niềm tin với
Đảng; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta
hiện nay.
Bác Hồ đã
từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức,
phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; luôn nêu cao tinh thần cảnh
giác trước những thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch trên không
gian mạng để đấu tranh phản bác. Đồng thời, phát huy các mặt tích cực của mạng
xã hội để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét