Nhằm
chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động đã không từ một
thủ đoạn nào; trong đó, thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng. Đây là thủ đoạn
rất nham hiểm nhằm thúc đẩy “diễn biến” để “chuyển hóa” thế hệ rường cột của
nước nhà. Do đó, cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ
tương lai của đất nước.
Thế hệ trẻ
Việt Nam là những công dân lứa tuổi thanh niên và là lực lượng đông đảo, xung
kích trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước. Song, đây cũng là
đối tượng mà các thế lực thù địch, phản động tập trung thực hiện âm mưu, hoạt
động “diễn biến hòa bình” hết sức tinh vi, thâm độc nhằm chuyển hóa thế hệ này
theo con đường phản cách mạng, xói mòn lòng tin đối với Đảng, từng bước hạ
thấp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ CNXH,
hướng nước ta theo con đường TBCN. Để thực hiện mục tiêu làm cho đoàn viên,
thanh niên “khô đoàn, nhạt đảng”, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng đặc
điểm của tuổi trẻ đang trong độ tuổi thích khám phá, năng động, ham học hỏi,
nhưng nhận thức chính trị chưa nhiều, ít kinh nghiệm sống, bồng bột, thiếu bản
lĩnh,... để tiến hành các thủ đoạn thâm nhập, tạo “khoảng trống” trong nhận thức
chính trị, sự hoài nghi, dao động về bản lĩnh, mục tiêu lý tưởng, suy thoái về
đạo đức, lối sống và dần dẫn đến “tự chuyển hóa”.
1. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng: Các thế lực thù địch tung ra nhiều chiêu bài, thủ đoạn tinh
vi làm phai nhạt, triệt tiêu những yếu tố cách mạng, tích cực trong tư tưởng
của giới trẻ, tiêm nhiễm vào họ những tư tưởng phi XHCN. Chúng cho rằng, con
đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đạt được mục đích đó là thực hiện “diễn biến
hòa bình” trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo nên lớp người trẻ “chán lịch sử”,
“lười học chính trị”, dẫn đến “mất gốc”, không có lý tưởng cách mạng, xa rời
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mục tiêu, con đường đi lên CNXH.
Chúng đẩy mạnh tiếp cận giới trẻ thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGO) để
tổ chức những hoạt động “ngầm”, tuyên truyền, kích động chống phá. Đặc biệt,
trong xu hướng hội nhập quốc tế, du học là con đường nhiều người trẻ lựa chọn
để “mở mang tầm nhìn”, thỏa sức học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại. Song, đây
lại là mảnh đất mầu mỡ, cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để
thực hiện các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo, kích động, cám dỗ thế hệ trẻ.
Nội dung tuyên truyền, chống phá của chúng vẫn là những vấn đề về phủ nhận nền
tảng tư tưởng của Đảng, nói xấu, bôi nhọ các lãnh tụ của Đảng, xuyên tạc công
cuộc đổi mới ở nước ta, vu cáo Việt Nam không có dân chủ, vi phạm nhân quyền;
ca ngợi, tán dương hình mẫu “dân chủ, tự do” tư bản….
Những thủ
đoạn này tuy không mới, nhưng bằng các chiêu thức tinh vi, các thế lực thù
địch, phản động từng bước dẫn dụ lớp người trẻ vào con đường sai trái; khi “con
mồi” đã cắn câu, chúng ra sức tung hô là người “cấp tiến”, có khả năng “phản
biện xã hội”,… làm cho họ đắm chìm trong “cơn mê sảng” đa nguyên, đa đảng, dân
chủ, nhân quyền; tỏ thái độ xem xét, chống đối quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, v.v.
Hệ quả tất yếu là dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
2. Các thế
lực thù địch, phản động sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi làm suy đồi về đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ, tạo
tiền đề dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Như một cuộc “xâm lăng văn
hóa”, với nhiều thủ đoạn, bằng nhiều con đường, các thế lực thù địch, phản động
ra sức truyền bá, đưa các loại văn hóa phẩm đồi trụy vào Việt Nam; tiêm nhiễm
lối sống ích kỷ, thực dụng, tôn sùng văn hóa ngoại lai lệch chuẩn, làm cho
nhiều người trẻ tha hóa, dần hình thành lối sống dị biệt, đi ngược với văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; thích hưởng thụ, chạy theo vật chất, coi nhẹ
các giá trị tinh thần. Và, khi đạo đức, lối sống, nhân cách, nền tảng tinh thần
của thế hệ trẻ bị xuống cấp là điều kiện lý tưởng để những luận điệu sai trái,
những chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc, kích động, thậm chí ép buộc của các thế lực
thù địch dễ dàng thâm nhập, thúc đẩy quá trình “tự chuyển hóa” diễn ra nhanh
hơn, nguy hiểm hơn.
3. Các thế
lực thù địch, phản động triệt để
lợi dụng không gian mạng, gây nhiễu loạn dư luận xã hội, tác động trực
tiếp đến nhận thức, lập trường của thế hệ trẻ. Chúng đang hằng ngày, hằng giờ
tung thông tin giả, xuyên tạc bản chất của sự vật, hiện tượng tràn ngập trên
không gian mạng, cản trở thế hệ trẻ tiếp cận thông tin chính thống, sự thật
chân chính. Tinh vi hơn, chúng cài cắm những chi tiết thông tin giả, tiêu cực,
xuyên tạc, phản động trong các bài viết, sách, báo làm cho ngay cả những người
có nhận thức, bản lĩnh chính trị tốt cũng khó nhận ra. Thực trạng hiện nay cho
thấy, nhiều bạn trẻ dành nhiều giờ mỗi ngày để “lướt mạng”, đọc tin, xem video,
chia sẻ, bình luận,… mà không cần quan tâm đâu là thông tin thật, đâu là tin
giả, v.v. Trong mớ hỗn độn của các luồng thông tin đúng - sai, thật - giả, tốt
- xấu ấy, nhiều thanh, thiếu niên hoang mang, mất định hướng, không thể kiểm
soát nhận thức, cảm xúc và hành vi của mình, bị thao túng, dẫn dắt bởi “hội
chứng đám đông”, dẫn đến lệch lạc trong nhận thức, sai trái trong một số hành
động, việc làm.
Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần do các thanh niên”. Đảng ta
cũng đã nêu rõ “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của
đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2.
Vì vậy, việc nâng cao cảnh giác, nhận rõ, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng chuyển hóa thế hệ trẻ; đồng thời,
bảo đảm cho thế hệ trẻ luôn đủ sức “đề kháng” trước các chiêu trò của các thế
lực thù địch trong “ma trận” ấy, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các
cấp, ngành hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cả cấp bách
trước mắt và cơ bản lâu dài.
Trên cơ sở
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, ngành tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công
tác thanh niên; tập trung nguồn lực, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất
để thế hệ trẻ được học tập, phát triển toàn diện, lập thân, lập nghiệp, cống
hiến cho đất nước. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giáo dục, đào
tạo, bảo đảm các hoạt động giáo dục, đào tạo, nhất là hoạt động hợp tác quốc tế
đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các nhà
trường tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đối với các môn khoa
học xã hội nhân văn nói chung, môn lịch sử nói riêng, làm cho môn học gần hơn,
dễ tiếp thu hơn với tuổi trẻ, góp phần giúp học sinh, sinh viên hiểu biết về
nguồn cội, bồi dưỡng, vun đắp lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, gia
tăng sức mạnh chính trị và tinh thần, để thực sự trở thành động lực giúp thanh
niên thực hiện thắng lợi trọng trách xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tích cực đổi
mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu và thực sự trở thành nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam trong đời sống xã hội. Bằng lý luận, thực tiễn, nhất là thành tựu
của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm
cho thế hệ trẻ thấy được con đường đi lên CNXH là đúng đắn, phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại, đã và đang đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân Việt
Nam.
Trong quá
trình tiến hành, cần chú trọng giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên thông qua
hoạt động thực tiễn và các phong trào Thi đua yêu nước; thực hiện tốt việc kết
hợp giữa giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội. Để đạt hiệu quả, ngoài
sự vào cuộc của các cấp, mọi lực lượng, cần chăm lo xây dựng tổ chức đoàn
các cấp vững mạnh, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên.
Các cấp bộ Đoàn cần thường xuyên, chủ động nắm bắt, dự báo đúng tình hình tư
tưởng đoàn viên, thanh niên; thực sự gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu họ để
thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, tăng cường các
giải pháp đồng bộ, với quyết tâm cao, kiên quyết và kiên trì trong quản lý chặt
chẽ, hiệu quả internet, mạng xã hội, xây dựng môi trường không gian mạng có
tính đảng, văn hóa, lành mạnh.
Cùng với đó,
mỗi người trẻ cần đề cao tự tinh thần học tập, rèn luyện, biết “gạn đục, khơi
trong” trong tiếp nhận thông tin, tiếp thu cái mới, nâng cao khả năng “tự đề
kháng”, luôn đứng vững trên nền tảng tư tưởng của Đảng, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc với bề dày mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước để trở thành người
có ích cho đất nước, cho xã hội, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng
cường, hoàn thành trọng trách đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm
châu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta giao phó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét