Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

 "CÁ NHÂN HÓA" TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ 

Truyền thông chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp người dân tiếp cận nhanh chóng các vấn đề chính trị. Những năm gần đây, dựa trên sự phát triển của khoa học-công nghệ, truyền thông chính trị hướng đến đối tượng là thanh, thiếu niên đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy vậy, để vấn đề chính trị thật sự đến được với người trẻ, vẫn còn cần thu hẹp những khoảng cách.

Phát biểu tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 - năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã bày tỏ sự hoan nghênh và đánh giá cao đối với Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương đã có sáng kiến tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" với mong muốn thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội; khơi dậy trong trẻ em khát vọng cống hiến, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi tri thức để trở thành công dân có trách nhiệm, vừa có đức, vừa có tài, có ước mơ, hoài bão lập nghiệp trong tương lai và đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của đất nước.

Phát biểu tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ 2 - năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã bày tỏ sự hoan nghênh và đánh giá cao đối với Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương đã có sáng kiến tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" với mong muốn thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội; khơi dậy trong trẻ em khát vọng cống hiến, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi tri thức để trở thành công dân có trách nhiệm, vừa có đức, vừa có tài, có ước mơ, hoài bão lập nghiệp trong tương lai và đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của đất nước.

Truyền thông chính trị có sức mạnh to lớn trong việc tạo sự đồng thuận cũng như nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp người dân nói chung, của người trẻ nói riêng, về hoạt động quản lý nhà nước, giúp người trẻ thấu hiểu hơn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện quá trình phân tích, hoạch định và thực thi chính sách, kiến tạo sự phát triển của xã hội. Vậy nên tìm ra phương thức phù hợp để truyền thông chính trị với người trẻ là đòi hỏi ngày càng cấp bách.

Những tín hiệu đáng mừng bước đầu

Trung tâm Báo chí và Hợp tác quốc tế, Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những bước đi mang tính đột phá, khi ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông giai đoạn 2024-2027 với Công ty cổ phần Dịch vụ Quảng cáo và Truyền thông Schannel vào tháng 5 vừa qua. Các nội dung truyền thông về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được lan tỏa trên không gian mạng, đến với đông đảo công chúng trong nước và cộng đồng quốc tế, thông qua trang web và các kênh truyền thông mạng xã hội do Schannel Network Quản lý.

Từ khi thành lập, Schannel được biết đến là kênh thông tin được tạo nên bởi người trẻ, dành cho người trẻ, trên nhiều lĩnh vực khác nhau với cách truyền tải dễ gần và luôn "bắt trend".

"Chương trình hợp tác này có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt với Schannel Network. Qua đó, Schannel hy vọng có thể dùng sức trẻ và tiếng nói của thế hệ trẻ lan tỏa, quảng bá thêm hình ảnh đẹp của thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam trên nền tảng mạng xã hội trong và ngoài nước", anh Nguyễn Lạc Huy, Giám đốc, người sáng lập Schannel chia sẻ về thỏa thuận hợp tác này.

Để người trẻ "sống" trong không khí của những ngày lễ lớn của đất nước, để người trẻ đọc báo, tìm hiểu thông tin về chính trị trên các trang báo chính thống... những mục tiêu tưởng như đầy thách thức ấy đã được hiện thực từ những sáng tạo trong tiếp cận độc giả trẻ ở một cơ quan đứng đầu hệ thống báo Đảng. Trạm đọc Báo Nhân Dân đã trở thành một trong những địa điểm check-in hot nhất mạng xã hội của không chỉ giới trẻ. Ra mắt nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, không gian Trạm đọc Báo Nhân Dân nhanh chóng tạo nên làn sóng mới, khiến các bạn trẻ dù ít dù nhiều khi đến đây cũng có thể cảm thấy gần gũi hơn với tờ báo Đảng, và hàng loạt đầu báo, tiếp cận nhiều hơn các nội dung chính trị-xã hội mà Báo Nhân Dân muốn gửi gắm.

Trên phương diện rộng hơn, thu hút sự tham gia của thanh niên với những vấn đề thời cuộc, ngày 14/10, trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với thanh niên Thủ đô về chủ đề "Thanh niên tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại". Qua việc thảo luận quanh ba nhóm vấn đề: Hà Nội xanh, Hà Nội văn hiến, Hà Nội văn minh, hiện đại, 700 lượt ý kiến của đoàn viên, thanh niên các khối địa bàn dân cư, thanh niên trường học, công nhân, viên chức đã được thu thập thông qua Thành Đoàn Hà Nội.

Đặc biệt, nhóm vấn đề Hà Nội văn minh, hiện đại đã tập hợp được nhiều ý kiến, đề xuất, hiến kế của đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực xây dựng công dân số, chính quyền số, xã hội số; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ chế thu hút nhân tài, ứng dụng khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số.

Hành trình chỉ mới bắt đầu

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi nhanh chóng và sâu sắc thói quen tiếp nhận thông tin, truyền thông chính trị cũng đứng trước nhiều đòi hỏi mới mẻ. Để tăng tương tác với đa dạng đối tượng, nhất là giới trẻ, thay vì chủ yếu đăng lại các đường dẫn bài báo, tin hoạt động của đơn vị, tổ chức, mỗi cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội cần đầu tư nghiêm túc về nhân lực, vật lực cho việc thiết kế, dựng chương trình truyền thông phù hợp. Về phương diện này, việc liên kết với các công ty truyền thông giới trẻ, như cách mà Trung tâm Báo chí và Hợp tác Quốc tế đã thực hiện, cho thấy hướng đi mới, mang lại hiệu quả.

Hiện nay, chính các cơ quan báo chí truyền thông cũng chuyển dịch từ xu hướng "online first" (ưu tiên các nội dung trên mạng trước) sang "mobile first" (ưu tiên các nội dung cho di động) và "social first" (ưu tiên các nội dung cho mạng xã hội) mỗi khi tuyên truyền các nội dung chính trị, kinh tế, xã hội.

Từ đây, theo TS Nguyễn Xuân Hạnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), truyền thông chính trị có thể hướng đến "cá nhân hóa" thông tin, tăng cường tương tác, tiếp cận gần hơn với người trẻ. "Cá nhân hóa" có thể hiểu là một hình thức tương tác giữa người dùng với hệ thống, sử dụng các tính năng công nghệ để lựa chọn nội dung, phân phối và sắp xếp thông tin cho phù hợp sở thích của từng nhóm người tiêu thụ thông tin. Theo đó, ứng dụng tr.í tu.ệ nhâ.n t.ạo (AI) để "cá nhân hóa" thông tin, gửi tới mỗi người một phiên bản thông tin phù hợp nhu cầu và thị hiếu của họ... chắc chắn sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Điều này sẽ trở thành xu thế mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức cần tính đến trong chiến lược truyền thông của mình./. 

Báo Nhân Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét