Thời gian qua, các thế lực phản động, thù địch thường xuyên áp dụng
âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý với nhiều phương thức và thủ đoạn được
“nâng cấp” một cách tinh vi, xảo quyệt, trong đó lợi dụng công nghệ thông tin,
truyền thông hiện đại nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phòng, chống chiến tranh tâm lý của
các thế lực thù địch là một yêu cầu cấp thiết đặt ra song cũng còn gặp vấn đề
khó khăn, phức tạp. Trên thực tế hiện nay, còn không ít người đang mơ hồ về chiến
tranh tâm lý; một bộ phận người dân do nhận thức hạn chế nên không nhận diện được
các thủ đoạn chiến tranh tâm lý; thậm chí một số cán bộ, đảng viên, trong đó có
cả những người đã được rèn luyện, thử thách qua các thời kỳ cách mạng, song do
chủ quan, mất cảnh giác trong nhận thức nên đã “sập bẫy” chiến tranh tâm lý và
vô hình chung trở thành người cổ súy cho các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước.
Để các tầng lớp nhân dân có nhận thức tốt hơn về chiến tranh tâm lý
của các thế lực thù địch, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở phải chủ động
tuyên truyền, trang bị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân những hiểu biết cơ bản về
phương thức, thủ đoạn, kỹ thuật tiến hành chiến tranh tâm lý của các thế lực
thù địch. Đây là cơ sở, yêu cầu hàng đầu nhằm góp phần làm thất bại âm mưu, thủ
đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch.
Các hoạt động đấu tranh cần đa dạng hóa cả về hình thức và nội dung,
theo hướng thiết lập và sử dụng các trang thông tin chính thống, website, mạng
xã hội, diễn đàn để đăng tải những bài viết tuyên truyền về quan điểm chính thống,
định hướng dư luận, đồng thời đấu tranh phản bác các thông tin chiến tranh tâm
lý nguy hại của các thế lực thù địch. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên
đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản
bác với luận cứ khoa học, có tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện
pháp đấu tranh trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là
chính; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông của Đảng, Nhà nước
để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Cơ quan truyền thông các cấp từ Trung ương, địa phương cần phát huy
vai trò chủ động cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng trong mặt trận đấu
tranh tâm lý. Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu,
không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc
chống phá Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng cần quan tâm nghiên cứu biên
soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Việc chậm trễ cung
cấp thông tin và sự thiếu chủ động trong việc định hướng dư luận chính là tự tạo
ra "khoảng trống" thông tin, là mầm mống nảy sinh những biểu hiện bất
lợi về tâm lý, tư tưởng trong xã hội; ở mức độ đơn giản là nảy sinh những đồn
đoán tùy tiện, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị các cấp.
Tổ chức thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu nêu trên chắc chắn sẽ
tạo ra hiệu quả trong phòng, chống, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến
tranh tâm lý của các thế lực thù địch, phản động hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét