SỰ NGHỊCH LÝ CỦA MỘT BẢN BÁO CÁO
Báo cáo tự do Internet công bố mới đây (16/10) của cái gọi là Freedom House (tổ chức phi chính phủđược Hoa Kỳ tài trợ) tiếp tục xếp Việt Nam là mộttrong số các quốc gia kém tự do Internet nhất trên thếgiới. Đây là những đánh giá thiếu khách quan, khôngđúng sự thật về tự do Internet ở Việt Nam. Đánh giácủa tổ chức này chỉ “thấy cây mà không thấy rừng” dựa vào những tiểu tiết, những tình huống vặt vãnh màkhông đánh giá toàn bộ cục diện tự do Internet ở ViệtNam.
Chúng ta chẳng lạ gì chiêu bài của các tổ chức kiểunhư Freedom House. Hằng năm, các tổ chức này đềuđưa ra các bản bảo cáo theo cách chấm điểm, xếp hạngcủa họ rồi từ các báo cáo thường niên, họ tạo thành khodữ liệu giả, chứng cứ giả, đợi khi có cơ hội thì lấy đólàm cái cớ để can thiệp vào nội bộ của các nước khôngcùng quỹ đạo, trong đó có Việt Nam... Tất cả các âmmưu, thủ đoạn trên đều vì một mục đích là xuyên tạcđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước Việt Nam; kích động tư tưởng, thái độ thù địchnhằm hạ thấp hình ảnh, uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế.
Một nghịch lý là trong khi từ năm này qua nămkhác, Freedom House cứ rêu rao rằng, Việt Nam không có tự do, hạ thấp điểm cho việc thực hiện các quyềncon người ở Việt Nam, thì ngược lại các đánh giá củaLiên hợp quốc lại luôn coi Việt Nam như một điểm sáng về thúc đẩy và phát triển quyền con người, trong đó có tự do Internet.
Các tiêu chí để “chấm điểm” cũng do tổ chức này “tự bày đặt” ra, dựa trên chiêu bài nhân quyền và tự do ngôn luận như: hành vi ngăn chặn các trang web, các tài khoản không ủng hộ chính phủ, chính sách kiểmsoát an ninh mạng, xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật mà các thế lực thù địch gọi là “nhà hoạt động dânchủ”… Thiết nghĩ, một đất nước có tự do hay khôngthì chính đa số những người dân của đất nước đó mớibiết được chứ không thể là một tổ chức nào đó ở cáchxa Việt Nam nửa vòng trái đất nhưng cứ hằng năm lạiđưa ra đánh giá, phán xét mà không hề dựa trên tìnhhình thực tế về cuộc sống của người dân ở Việt Nam.
Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tếvề bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyềncông dân. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet là những quyền cơ bản của con người đã đượcViệt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Theo sốliệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến nay Việt Nam có trên 83 triệu người đăng ký mạng băng thông rộng di động, tương đương 85% tổng số người dùng. Số đăng ký mạng băng thông rộng máy tính là gần 22%. Tại Việt Nam, thời điểm đầu năm 2024, thựctrạng sử dụng kỹ thuật số được thống kê như sau: có78,44 triệu người dùng Internet (chiếm 79,1% dân số); 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội; có tổng cộng 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động; 92,7% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng. Mạng xã hội đã trở nên phổ biến vàocuộc sống hằng ngày của hầu hết người Việt Nam. Trung bình mỗi ngày, một người trên lãnh thổ Việt Nam lướt web hơn 6 tiếng rưỡi; số lướt web hơn 9 tiếng mỗi ngày chiếm 22%. Tốc độ đường truyền tạiViệt Nam được đánh giá tương đối tốt. Cụ thể theoOokla Speedtest (ứng dụng kiểm tra kết nối Internet đanền tảng đang được nhiều người dùng nhất hiện nay với độ tin cậy cao) thì tốc độ tải xuống từ điện thoại di động của Việt Nam là 39.48Mbps so với mức trungbình toàn cầu là 33.17Mbps…
Những con số nói trên đã minh chứng cho việc bảođảm quyền tự do Internet tại Việc Nam. Ấy vậy màFreedom House vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo phủnhận những thành tựu ấy. Vẫn biết rằng cách nhìnnhận, đánh giá, xếp hạng trên của cái gọi là Freedom House chẳng có giá trị gì, nhưng Việt Nam không baogiờ chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những luậnđiệu, đánh giá chủ quan, phiến diện, thiếu thiện chí, vôcăn cứ, không phản ánh đúng thực tế về tự do Internet tại Việt Nam./.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét