Lật lọng, tráo trở là bản chất của những kẻ đạo đức giả, ngụy quân
tử như "việt tân". Chính vì vậy, mỗi khi thấy đất nước ta có những điểm
sáng trong phát triển kinh tế, chính trị, đối ngoại..., y như rằng chúng lại
dùng "miệng lưỡi diêu hâu" bỉ bôi chê trách, phủ nhận hoặc "bới
lông tìm vết", tìm cách ly gián, phá hoại khối đại đoàn kết và chính sách
ngoại giao của Việt Nam.
Do đó, không bất ngờ khi "việt tân" châm chọc, gây chia
rẽ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc sau chuyến thăm chính thức
Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Chuyến thăm này diễn ra chỉ nửa tháng sau vụ việc tàu cá Việt Nam
bị ngư dân Trung Quốc tấn công ở vùng biển Hoàng Sa. Trước đó Bộ Ngoại giao Việt
Nam đã mạnh mẽ lên án, không ngần ngại chỉ đích danh và phản ứng gay gắt đối với
hành động của phía Trung Quốc.
Lợi dụng vấn đề này, đám kền kền "việt tân" thêu dệt nên
những câu chuyện phi lý, đổ thừa cho lãnh đạo Việt Nam thờ ơ, thiếu trách nhiệm,
bỏ mặc người dân. Với kiểu hành văn "bán trời không văn tự", chúng
còn cố tình lật lọng, gắn cho lãnh đạo Việt Nam một cái mác mà chính bậc tiền
nhân của chúng đã làm trong quá khứ khi "cõng rắn cắn gà nhà", mang
bom đam, đau thương dầy xéo lên quê hương, đất nước.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đại chúng, quốc tế đều
rầm rộ đưa tin về nội dung trao đổi giữa Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc, tại
diễn đàn trao đổi Việt Nam đã thẳng thắn, khéo léo khi đề cập công khai vấn đề
biển Đông, việc ngư dân Việt Nam nhiều lần bị tàu của ngư dân Trung Quốc tấn
công, yêu cầu phía bạn cần tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế...
Thông tin công khai, minh bạch như vậy nhưng đám kền kền cố tình
phớt lờ, bỏ qua, tìm cách phủ nhận những nỗ lực ngoại giao cây tre của nhà nước
Việt Nam. Điều đáng nói, trái ngược với mong muốn của "việt tân", khi
tình hình biển Đông có những xung đột như vậy, họ mong rằng chuyến công du của
Thủ tướng Trung Quốc lần này sẽ thất bại. Nhưng không, chuyến thăm diễn đã ra
trong bầu không khí hòa nhã và mang tính xây dựng. Qua đó một lần nữa khẳng định
bản lĩnh ngoại giao tinh tế của Việt Nam.
Một trong những kết quả đáng chú ý của chuyến thăm là thỏa thuận về
việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR. Đây là bước tiến
quan trọng trong lĩnh vực tài chính-công nghệ, phản ánh tầm nhìn hướng tới
tương lai của cả hai nước. Việc áp dụng công nghệ này không chỉ tạo thuận lợi
cho giao dịch thương mại và du lịch mà còn đánh dấu sự hội nhập sâu rộng hơn
trong kỷ nguyên số.
Truyền thông quốc tế đã ghi nhận cách tiếp cận này như một bài học
về cách ứng xử ngoại giao trong quan hệ với các cường quốc. Thay vì đối đầu trực
diện hay nhượng bộ hoàn toàn, Việt Nam đã chọn con đường đối thoại xây dựng, vừa
bảo vệ được lợi ích quốc gia, vừa tạo điều kiện cho hợp tác song phương phát
triển.
Chuyến thăm này là một ví dụ điển hình về cách thức giải quyết
xung đột và duy trì hòa bình trong quan hệ quốc tế. Nó cho thấy rằng ngay cả
trong những tình huống căng thẳng nhất, vẫn có thể tìm ra tiếng nói chung thông
qua đối thoại và thiện chí hợp tác.
Do đó, những luận điệu xuyên tạc của "việt tân" chẳng
khác nào như "muối bỏ bể", dù họ có cố gắng chống phá đến đâu đi
chăng nữa, dùng mưu hèn kế bẩn, bằng mọi thủ đoạn thì cũng không thể đạt được mục
tiêu vì "chính luôn thắng tà", sự phát triển của đất nước và niềm tin
của nhân dân chính là chiếc búa tạ vững trãi đập tan mọi luận điệu của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét