Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thông qua đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ
Đảng, Nhà nước, bảo vệ Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết số
35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nêu
rõ “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch
là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng Đảng, chỉnh
đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
Trong những năm gần
đây, thực tiễn đã có nhiều biến đổi, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị đang ra sức xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng với những
âm mưu ngày càng thâm độc, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trước tình hình
đó, việc nhận diện các quan điểm sai trái thù địch là yêu cầu có tính
quyết định để từ đó giúp Đảng, Nhà nước ta có phương thức đấu tranh phòng,
chống, ngăn chặn, đẩy lùi trong thực tiễn.
Có thể hiểu quan điểm
sai trái, thù địch là những quan điểm thể hiện sự lệch lạc về nhận thức lý
luận cũng như nhận thức thực tiễn hoặc là những quan điểm, lập trường có chủ
đích đi ngược lại và đối lập hoàn toàn với quan điểm, lập trường chính thống
của Đảng Cộng sản Việt Nam, là những quan điểm phủ nhận và đối lập với lập
trường giai cấp công nhân, với lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam, nhằm
chống lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt
Nam, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Các quan điểm sai
trái, thù địch rất đa dạng, với nhiều luận điệu và màu sắc khác nhau, có thể
chia thành những nhóm quan điểm như sau:
1. Thứ nhất, những
quan điểm sai trái do các thế lực thù địch tác động tuyên truyền
Một
số xu hướng mà các thế lực thù địch thực hiện truyền bá những quan điểm sai
trái:
Một là, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền
tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Với chủ nghĩa Mác -
Lênin, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức phủ định tính khoa học, cách
mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi phù hợp với thời đại của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Chúng tập trung tấn công vào những vấn đề nguyên tắc then chốt, luận
điểm cơ bản nhất, như: về hình thái kinh tế - xã hội, về học thuyết giá trị thặng
dư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...Về thực tiễn, lợi dụng sự sụp đổ
của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, chúng rêu rao lý
luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng, rêu rao chủ nghĩa tư bản là đỉnh
cao của nhân loại, sẽ tồn tại vĩnh hằng.
Với tư tưởng Hồ Chí
Minh, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tấn công theo hai hướng: Một
mặt chúng cho rằng đây chỉ là “mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề cao, sùng bái cá
nhân”, là “một di hại to lớn của lịch sử”, “Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu chủ nghĩa
Mác - Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu”... Mặt khác, chúng lại ra sức tuyên truyền, đề
cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với
chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng
của Đảng ta.
Hai là, các thế lực thù địch, phản động tấn công vào sự lãnh đạo của
Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng
cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của
cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự
lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”,
đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam
quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm
mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Bên cạnh việc phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng, các thế lực thù địch còn ra sức xuyên tạc, phủ nhận quan điểm,
đường lối của Đảng qua các cương lĩnh, văn kiện. Các thế lực thù địch cho rằng,
việc ban hành các cương lĩnh, văn kiện là thể hiện sự “chuyên quyền”, “độc đoán”,
“đảng trị”, thể hiện sự “sự chuyên chính của một đảng”, “sự thống trị quan liêu
của giới thượng lưu”
Ba là, lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc
bản chất Đảng. Các thế lực thù địch, phản động luôn luôn lợi dụng những sai
lầm, khuyết điểm của Đảng ta; lợi dụng những khó khăn, hạn chế của chúng ta,
hay lợi dụng tình trạng có một số ít đảng viên có chức quyền tham nhũng, quan
liêu để qua đó nói xấu, xuyên tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là quan liêu,
tham nhũng, xa dân, không vì lợi ích của Nhân dân; gây chia rẽ, mất đoàn kết
nội bộ. Lợi dụng sự sụp đổ, khó khăn của chủ nghĩa xã hội để phủ định con đường
lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu
hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên
thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với nhân dân,
tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên.
Bốn là, phủ nhận thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa, phê phán
triệt để, bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường xã hội chủ
nghĩa, công khai ca ngợi con đường tư bản chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch,
phản động hạ thấp những thành tựu phát triển của đất nước, phủ nhận kết quả đạt
được của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận sự thay
đổi tích cực trên tất cả các mặt của đất nước và đời sống xã hội của nhân dân,
phủ nhận vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng
cao, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Qua đó, trực tiếp phủ định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Chúng ca ngợi các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, ca
ngợi tự do kiểu phương Tây, ca ngợi dân chủ phương Tây, ca ngợi mô hình
chủ nghĩa xã hội dân chủ, ca ngợi những giá trị của phương Tây, ca ngợi văn hóa
thực dụng phương Tây, tuyên truyền cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ngoại lai
vào nước ta… tạo sự dao động trong một bộ phận nhân dân lao động.
2. Thứ hai, những
quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất
mãn gây ra
Đối tượng này là một
số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị bị
tha hóa; những phần tử chống đối, phản cách mạng đã từng bị xử lý nuôi tham
vọng chờ cơ hội phục thù, những nhân sỹ, trí thức, các chức sắc tôn giáo, văn
nghệ sỹ, thậm chí có cả một bộ phận trí thức trẻ, có nguồn gốc xuất thân từ các
thành phần xã hội phức tạp, thiếu tu dưỡng rèn luyện, nặng về hưởng thụ, lãng
quên trách nhiệm với cộng đồng…
Chúng lợi dụng sự
phát triển của mạng xã hội để đẩy mạnh xuyên tạc, dựng chuyện, bịa đặt, tác
động mạnh vào tâm lý, nhận thức của công chúng và xã hội; chúng sẵn sàng phủ
nhận thành tựu, sự nỗ lực cố gắng của cả một dân tộc. Chúng hô hào tập hợp lực
lượng, kéo bè kéo cánh nhằm phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới dưới sự
lãnh đạo của Đảng; tìm kiếm, bới móc và hả hê trước những khuyết điểm, thiếu
sót của cán bộ, chính quyền các cấp; tuyên truyền, nói xấu chế độ, nói xấu
Đảng, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo, chống phá Nhà nước Việt
Nam...
Thứ ba, những quan
điểm sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị chưa cao
Đồng bào ở các vùng
chiến lược về an ninh, quốc phòng ở nước ta chủ yếu là đồng bào theo đạo, người
dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn. Đây là những địa bàn trọng yếu nhưng hệ thống chính trị cơ sở ở một số
nơi còn yếu kém nên đã trở thành một trong những điểm yếu để các thế lực thù
địch tác động mạnh bằng chiến tranh tâm lý.
Do tác động nhiều
mặt, trong xã hội đã xuất hiện nhiều hiện tượng như tầm thường văn hóa, chạy
theo lối sống sinh hoạt văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa
truyền thống. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi
trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không được kiểm
chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai
trái.Một số báo đưa tin, bài không trung thực, thiếu định hướng tư tưởng gây
ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong
khi đó, một số cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài (AFP, Reuter, BBC, VOA) đưa
các tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, không công bằng…
Không ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe
những tác phẩm này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã biểu
hiện dao động, mất lòng tin và suy thoái về chính trị. Các thế lực thù địch còn
rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh
viên tham gia, vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội ngũ quan trọng trong xã
hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng hoạt động có tính chiến
lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất nước trong tương
lai.
Nhận diện các quan
điểm sai trái, thù địch để chúng ta luôn cảnh giác trước những luận điệu công
kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch.Qua đó chúng ta luôn tự hào trước
những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng và luôn
tin theo sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm thực
hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên
những chặng đường tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét