Thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”,
chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, các thế lực thù
địch xác định: chống phá về chính trị là trọng tâm, tư tưởng văn hóa là khâu
đột phá, lĩnh vực kinh tế làm mũi nhọn. Riêng đối với kinh tế, chúng xác định,
chuyển hóa về kinh tế sẽ chuyển hóa về chính trị, do vậy, chúng đã tìm cách
thúc đẩy kinh tế thị trường tự do, “tư nhân hóa” kinh tế song song với chống
phá kinh tế nhà nước, tập thể, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chệch
hướng sang quỹ đạo của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Để thực
hiện âm mưu, ý đồ trên, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính
trị đã tuyên truyền bằng nhiều luận điệu rằng: “Việt Nam đang phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa, ở Việt Nam hiện nay chủ nghĩa tư bản đang diễn ra
một cách cuồng nhiệt”; “Phát triển kinh tế tư nhân là quay lại đúng quỹ đạo để
phát triển theo tư bản chủ nghĩa, mở đường cho “tư nhân hóa”, “tự do hóa” về
kinh tế và “dân chủ”, “nhân quyền” về chính trị ở Việt Nam”; “Cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước thực chất là tư nhân hóa nền kinh tế quốc dân”... Có thể thấy,
đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm “diễn biến” chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong thời gian gần đây, khi một số tập đoàn,
doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả
do ảnh hưởng của đại dịch covid -19 thì một số tờ báo, trang mạng càng có
dịp “hô hào” về việc xét lại vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước,
kêu gọi phải “tư nhân hóa” nền kinh tế hay kinh tế tư nhân phải thay thế kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân… Những quan điểm này
càng được cổ xúy thông một số cuộc hội thảo khoa học và phương tiện truyền
thông đại chúng. Tiếp sức cho các quan đểm trên còn có “cố vấn” đẳng cấp nước
ngoài. Vấn đề trung tâm mà họ kêu gọi là tư nhân hóa nền kinh tế... Vậy nhìn
nhận vấn đề này như thế nào? Liệu kinh tế tư nhân có trở thành động lực, nền
tảng trong nền kinh tế quốc dân được hay không?
Nếu như trước đây trong giai đoạn cải tạo xã hội
chủ nghĩa ở nước ta (1958 - 1960), kinh tế tư nhân, hay nói cách khác chế độ tư
hữu bị lên án, bị xem là biểu hiện của phương thức sản xuất lạc hậu, không
tương thích với chủ nghĩa xã hội. Thậm chí cho đến sau ngày đất nước thống nhất
(sau năm 1975) tư tưởng đó vẫn còn rất nặng nề, dẫn tới tình trạng kinh tế tư
nhân gần như không có “đất diễn” trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Thay vào đó là sự phát triển của phong trào đưa nông dân vào hợp tác xã, quốc
hữu hóa nền kinh tế quốc dân. Kết quả thì dường như chúng ta đã thấy, đó là sự
phát triển chậm chạm của nền kinh tế với sức ỳ quá lớn dẫn tới tình trạng kém
phát triển. Đó chính là bài học đắt giá cho cái nhìn phiến diện, một chiều đối
với vai trò của kinh tế tư nhân, phủ định sạch trơn những giá trị to lớn mà
kinh tế tư nhân mang lại. Điều đó đã khiến chúng ta đã phải trả những giá rất
đắt. Vì vậy, tại Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng ta đã phải thừa nhận những
thiếu sót này.
Như vậy, từ chỗ chưa được chấp nhận, đến nay
kinh tế tư nhân đã có một vị trí, một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế tư
nhân. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, chính sự xuất hiện của kinh tế
tư nhân đã tạo động lực rất lớn để phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều này đã
được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ X của Đảng, đó là “kinh tế tư nhân
là một trong những động lực của nền kinh tế”. Không những vậy, đến Đại hội XI
của Đảng (2011) còn khuyến khích thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân và tư
nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, cho phép đảng viên làm kinh tế
tư nhân. Đại hội XII của Đảng đã có một một bước phát triển mới về nhìn
nhận vai trò của kinh tế tư nhân và được đông đảo dư luận trong và ngoài nước
đánh giá cao. Đó là sự xác nhận “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng” trong
sự phát triển của đất nước.
Nhờ sự khơi thông về mặt lý luận và mở đường về
đường lối, cơ chế, chính sách mà kinh tế tư nhân nước ta đã được phát triển với
tốc độ khá cao, trở thành một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền
kinh tế quốc dân. Điều đó được thể hiện rất rõ ở việc đóng góp của kinh tế tư
nhân vào GDP. Trong khi tỷ lệ đóng góp của kinh tế nhà nước có chiều hướng giảm
xuống. Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân cũng cao hơn tốc độ tăng
trưởng chung…
Đó là bức tranh về sự tăng trưởng và phát triển
của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn vào bức tranh đó, không ít
người đã phải khẳng định rằng, nhờ có sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tư
nhân và nền kinh tế quốc dân đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên,
kinh tế tư nhân có trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân hay không?
Một số quan điểm cho rằng, hiện nay kinh tế nhà
nước hoạt động kém hiệu quả, chỉ có kinh tế tư nhân mới là động lực chủ yếu để
đưa nền kinh tế đi lên nên hãy để cho tư nhân đảm nhiệm vai trò phát triển kinh
tế. Một số quan điểm khác cho rằng, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải là chủ đạo, là nền tảng của nền kinh tế quốc
dân, Nhà nước phải điều hành, quản lý nền kinh tế, không thể để tư nhân điều
hành nền kinh tế. Vậy nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: kiến trúc thượng tầng
không thể vận hành theo định hướng XHCN mà cơ sở hạ tầng dựa trên sở hữu tư
nhân. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn, vì kinh tế tư nhân, như kinh nghiệm thế
giới đã chỉ ra, nếu tự nó, sẽ vận động theo con đường TBCN, luôn đặt mục đích
là lợi nhuận của chủ sở hữu là tư nhân.
Cơ sở hạ tầng của mỗi thời đại lấy quan hệ sản xuất đặc trưng,
tiêu biểu của thời đại đó làm nền tảng. Những quan hệ sản xuất khác trước đó
vẫn được sử dụng nếu thực tế có nhu cầu, nhưng không bao giờ lại đóng vai trò
là nền tảng, là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.
Trong tổng thể nền kinh tế, đặc biệt với sự phát
triển kinh tế ở nước ta đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng phải luôn đảm bảo
được tính ổn định, bền vững, phát triển vững chắc của nền kinh tế. Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế
tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm 2013 cũng chỉ rõ: “Nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Điều đó có thể
thấy, dù kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng nhưng trong tổng thể của
nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Để lý giải điều này, chúng ta có thể lấy một vài
ví dụ, nước Nga hậu Xô Viết tiến hành tư nhân hóa nền kinh tế trong những năm đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX, hàng chục ngàn doanh nghiệp lớn, nhỏ bị tư nhân
hóa, tư nhân nắm lấy hầu hết các lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế, hình
thành một tầng lớp tài phiệt khống chế cả nền kinh tế Nga trong một thời gian
dài. Còn nếu nhìn vào hệ thống các siêu thị ở Việt Nam, một số siêu thị từng có
tiếng tăm nay đã bị các nhà đầu tư nước ngoài mua đứt, điển hình là hệ thống
siêu thị Nguyễn Kim bị Thái Lan mua đứt; tập đoàn Kinh Đô từng “làm mưa làm
gió” trên thị trường nhưng cũng đã bán hết cổ phần cho nước ngoài, rồi còn đó
những P/S (kem đánh răng PS), Dạ Lan (mỹ phẩm Dạ Lan), bia Huda Huế… cũng đã bị
nước ngoài thâu tóm. Vậy thì nếu kinh tế tư nhân làm nền tảng thì đến một lúc
nào đó nền kinh tế này sẽ đi về đâu?
Hiện nay, có thể có những doanh nghiệp nhà nước
đang hoạt động, làm ăn kém hiệu quả, điều đó xuất phát từ sự yếu kém trong khâu
quản lý và sự vận hành thiếu trơn tru của các doanh nghiệp. Đặc biệt, khi đại
dịch covid-19 lan rộng ra 205 quốc gia và vùng lãnh thổ đã làm thiệt hại lớn về
người và của các nước trong đó có Việt Nam. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
chỉ quyết liệt của Chính phủ, nước ta đã và đang ngăn chặn tốt đại dịch
covid-19 và thực hiện mục tiêu kép (vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế), sau
một năm đại dịch xảy Việt Nam trở thành điểm sáng về chống dịch và phát triển
kinh tế được Thế giới đánh giá cao, đây chính là một đòn chí mạng đánh vào các
thế lực phản động, chống phá Việt Nam. Theo đó, phát triển kinh tế tư nhân lành
mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu
dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là phương sách quan trọng để giải phóng
sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát
triển.
Để
kinh tế tư nhân là động lực phát triển nền kinh tế, không còn tâm lý kỳ thị, có
nhận thức đúng đắn, không tạo sơ hở, thiếu sót, tạo điều kiện cho thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc cần thống nhất về mặt nhận thức
và hành động những quan điểm của Đảng và Nhà nước những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự
chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng
trưởng cao.
Thứ hai, xóa bỏ mọi rào cản,
định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh
và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực, có lợi cho đất nước của kinh tế tư
nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện
công khai, minh bạch ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi
biểu hiện “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, “quan hệ, lợi ích nhóm”, thao túng chính
sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi.
Thứ ba, kinh tế tư nhân được
phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm. Phát huy phong
trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự
nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp. Khuyến khích các hình thức các tập đoàn kinh tế tư nhân đa
sở hữu và tư nhân góp vốn và các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thứ tư, khuyến khích kinh tế tư
nhân tham gia góp vốn, cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa
hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất,
kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị
trường giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, nhằm tiếp nhận,
chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện
đại, mở rộng thị trường.
Thứ năm, chăm lo bồi dưỡng,
giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu
nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân
Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành phát luật, trách nhiệm với xã
hội và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh
nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét