Tờ
Caller Times (Mỹ) đăng tải bài viết của cô Mary Lee Grant, một người đã
từng có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho rằng, người
Mỹ có thể học hỏi nhiều điều trong cuộc sống của người Việt.
Dưới
đây là lược dịch bài viết của cô Mary Lee Grant trên tờ Caller Times:
Tại
một quán cà phê trên vỉa hè nhìn ra những con phố nhỏ của Hà Nội, bạn tôi và
tôi cùng ăn bún chả - món ăn gồm có bún và thịt nướng nổi tiếng
của thành phố nằm ở miền Bắc Việt Nam này. Chúng tôi vừa ăn vừa
chia sẻ với nhau về những giấc mơ, những kế hoạch. Khi đó, vào khung giờ
cao điểm ngoài kia con đường đang chật ních, người và phương tiện xe máy
chen chúc nhau để về nhà khi hoàng hôn đang dần buông xuống thành phố
1000 năm tuổi này.
Khi
còn dạy ở Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tôi đã kết bạn với nhiều
giáo sư và học sinh, cộng với bối cảnh đáng yêu của Hà Nội. Tôi cảm
giác như mình đang sống trong câu chuyện mà bố mẹ tôi đã từng kể về
thời họ còn trẻ ở Oklahoma. Khoảng thời gian của thế hệ vĩ đại có
rất nhiều giá trị mà chúng tôi ngưỡng mộ, với những con người đã
sống sót qua cuộc đại suy thoái, cũng như qua Thế chiến II, giờ lại đang
hiển hiện ở Việt Nam.
Giống
như thế hệ vĩ đại ở Mỹ, những người Việt Nam bây giờ đã trải qua
chiến tranh và khoảng thời gian giải quyết hậu quả của chiến tranh.
Thế hệ già hơn, bao gồm nhiều phụ nữ đã từng cầm súng chiến đấu.
Khi đi thăm một ngôi làng bị tàn phá bởi chất độc màu da cam của Mỹ,
tôi vẫn được nhiều người phụ nữ đã từng cầm súng tiếp đón thân
tình, điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên.
Sau
chiến tranh, người Việt Nam phải sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng”
khi thức ăn khan hiếm. Cuộc sống khắc nghiệt giống như khi người Mỹ trải
qua cuộc đại suy thoái. Trong khi đó, giờ đây, khi người Mỹ đang bị phụ
thuộc quá nhiều vào thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thì ở Hà
Nội, những đồ ăn đó lại rất hiếm. Các nguyên liệu nấu ăn đều tươi
ngon và thức ăn luôn được nấu ngay tại chỗ. Ở Việt Nam, người dân
không phải vật vã với tình trạng béo phì như ở Mỹ. Và không giống
như văn hóa “vừa ăn vừa lái xe” của người Mỹ, người Việt hiếm khi ăn
một mình. Bữa trưa hàng ngày là thời gian để họ xây dựng các mối
quan hệ xã hội. Văn hóa ẩm thực lành mạnh chỉ còn là hoài niệm
của người Mỹ thì giờ đây đang nở rộ ở Việt Nam.
Những
người Mỹ đang tìm kiếm các giá trị đạo đức truyền thống, họ có thể đến
Việt Nam. Tình trạng lạm dụng ma túy rất hiếm. Không ai trong số sinh
viên của tôi dùng cần sa. Các hình phạt về ma túy rất nghiêm khắc. Những
người buôn bán ma túy số lượng lớn sẽ phải đối mặt với hình phạt
cao nhất là tử hình. Những người vi phạm nhỏ hơn sẽ bị giam giữ, bị
phạt tù và bị cải tạo bằng các hình thức lao động. Tội phạm bạo lực
rất hiếm, Việt Nam có luật về súng đạn nghiêm ngặt nhất hành tinh này.
Dường như không có khủng bố.
Khoảng
tầm 10 giờ đêm, đường phố đã bắt đầu im ắng, có lẽ là vì người dân
có thói quen dậy sớm. Khoảng 4 giờ sáng, nhiều người đã ra đường đi
bộ.
Khi
trở lại Mỹ, tôi thấy một trong những điều nổi bật nhất ở Mỹ là ít trẻ em.
Trong khi đó, ở Việt Nam, trẻ em ở khắp mọi nơi. Chúng tự đi học, chơi
ngoài trời cả khi trời đã tối giống như những ngày xưa cũ ở Mỹ.
Hàng
xóm giúp đỡ lẫn nhau. Họ cũng đối xử rất lịch thiệp với người
nước ngoài. Có lần, thẻ tín dụng của tôi bị khóa vì có hoạt động
đáng ngờ, tôi đã được tài xế taxi cho mượn tiền. Sau khi làm việc
xong với ngân hàng tôi mới trả lại anh.
Giống
như Thế hệ vĩ đại ở Mỹ cố gắng hết mình để vượt qua những khó khăn,
người Việt cũng vậy.
Cuối
bài, Mary Lee Grant kết luận: “Trong khi người Việt Nam nhìn vào Mỹ, ngưỡng
mộ sự thịnh vượng của chúng tôi, hệ thống giáo dục của chúng tôi, tôi lại
ngưỡng mộ họ. Họ tràn đầy hy vọng, sự kiên cường và rất biết quan tâm
tới người khác. Đó là những phẩm chất chúng ta nên học hỏi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét