Lễ Giáng sinh - minh chứng sinh động bác bỏ những cáo buộc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trong nhiều năm qua, mặc dù
Việt Nam đã có những thành tựu to lớn trong đảm bảo nhân quyền và quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của người dân song bất chấp sự thật này, nhiều tổ chức
quốc tế không có thiện chí với Việt Nam đã đưa ra những cáo buộc vô căn cứ.
Những cáo buộc này không chỉ gây tổn hại đến uy tín mà còn làm sai lệch nhận
thức của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng
tại Việt Nam.
Những
cáo buộc sai trái, vu cáo Việt Nam
Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá,
hạ thấp uy tín của một quốc gia, thậm chí dẫn đến xung đột sắc tộc, nội chiến
và chia rẽ đất nước là hoạt động không mới nhưng luôn được coi là lá bài lợi
hại. Đối với Việt Nam hiện nay, mặc dù tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được
những thành tựu quan trọng nhưng các thế lực thù địch, phản động thường xuyên
sử dụng tôn giáo hòng thực hiện các mưu đồ chính trị để chống phá Đảng, Nhà
nước.
Họ lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền
để xuyên tạc, bóp méo cho rằng Việt Nam "đàn áp tôn giáo"; lợi dụng
các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp trong nước để kích động ly khai, biểu
tình; lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận dân chúng để thành
lập các "đạo lạ", các tổ chức núp dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang
màu sắc chính trị, truyền đạo trái phép. Tìm cách lồng ghép những tư tưởng phản
động, xuyên tạc bản chất chế độ chính trị, chống đối chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính
quyền, gieo nên định kiến, ác cảm của đồng bào tôn giáo đối với chính quyền. Từ
đó kích động gây rối, làm mất ổn định chính trị-xã hội, gây mất đoàn kết
lương-giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...
Để thực hiện âm mưu này, một số tổ chức
quốc tế không có thiện chí với Việt Nam đã triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo,
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Có thể kể đến Ủy ban Tự do tôn
giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), ngày 12/12/2024 vừa qua đã “bày tỏ quan ngại
trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn giáo độc
lập - bao gồm nhóm Phật giáo Khmer Krom, Tin lành người Thượng, Cao Đài Chơn
truyền và nhiều tín đồ khác”. Đồng thời, ủy ban này đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần quan tâm đặc biệt (CPC).
Trước đó, ngày 1/5/2024, USCIRF cũng đã
công bố cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” với những thông tin phiến
diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Mới đây, trong bài viết có
tiêu đề “Nhiều tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc” đăng tải trên trang tin RFA Tiếng Việt, dù đưa ra một
tiêu đề vô cùng kêu nhưng nội dung bài viết lại không hề có số liệu hay minh
chứng cụ thể nào, đối với tổ chức quốc tế cũng chỉ là phỏng vấn một người được
cho là thành viên của tổ chức Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân
(CIVICUS) nhưng cũng chỉ nêu ra những quan ngại chung chung…
Hay Tổ chức phi chính phủ International
Christian Concern (ICC - trụ sở tại Hoa Kỳ) ngày 7/8/2024 đã đưa ra những cáo
buộc vô căn cứ về tình trạng đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền tại Việt
Nam, đặc biệt là cáo buộc về việc giam giữ “tù nhân Công giáo”. Hay Hội nghị
Thượng đỉnh Tự do tôn giáo quốc tế (IRF-hội nghị thường niên của các tổ chức xã
hội dân sự) tổ chức ngày 30-31/1/2024 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, hàng chục
cá nhân tự xưng là “nhà hoạt động vì tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã tranh thủ
tiếp cận, vận động hành lang đối với các nhà lập pháp, hành pháp và các tổ chức
quốc tế hòng gây sức ép đến chính quyền Việt Nam.
Được biết, người khởi xướng Hội nghị
Thượng đỉnh Tự do tôn giáo quốc tế IRF không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo
mà là Chris Seiple - thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Chính sách đối
ngoại. Dù có khẩu hiệu về bảo đảm quyền tự do tôn giáo nhưng Hội nghị trên đã
làm dấy lên những hoài nghi về mưu đồ chính trị phía sau mục đích làm công cụ
chính trị nhắm vào các quốc gia bị Mỹ và các nước phương Tây đang bao vây, cấm
vận, phong tỏa hoặc gây áp lực chính trị, tức là mục tiêu “quốc tế hóa”, “chính
trị hóa” vấn đề tôn giáo.
Như vậy, các thế lực thù địch, phản động
trong mọi hoàn cảnh, điều kiện vẫn luôn tìm cách lợi dụng “ngòi nổ” tín ngưỡng,
tôn giáo để kích động mâu thuẫn giữa các tôn giáo với nhau, giữa người theo đạo
và người không theo đạo, giữa các tôn giáo với chính quyền các cấp, từ đó gây
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến tới can thiệp vào công việc nội
bộ, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây tổn hại đến công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét