Không quá khó để giải thích cho tâm lý dễ bằng lòng, thỏa mãn này. Thông thường, khi chưa thành công, con người thường có quyết tâm phấn đấu cao và tập trung cao độ để đạt được mục tiêu bản thân đề ra. Song khi đạt được rồi thì động lực phấn đấu sẽ chùng xuống, thậm chí giảm sút. Nói một cách dễ hiểu, điều này giống như muốn xe leo dốc thì phải tập trung giữ đều ga, nhưng khi đến đỉnh và xuống dốc thì không cần ga xe vẫn lao nhanh.

Xây dựng mục tiêu và động lực phấn đấu cao hơn
Bộ đội Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế giúp bà con xã Lâm Đớt, huyện A Lưới thu hoạch lúa. Ảnh: VÕ TIẾN 

Chính vì vậy, vấn đề đặt ra với người chỉ huy là cần nắm được và giúp bộ đội cân bằng trạng thái tâm lý, tinh thần; giáo dục, động viên bộ đội chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật; xây dựng nội dung, mục tiêu, kế hoạch thi đua cụ thể, sát thực tiễn nhằm tạo động lực, khí thế mới giúp bộ đội duy trì sự tập trung cùng quyết tâm phấn đấu cao trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; chú trọng phát hiện, xây dựng các điển hình là nhân tố thi đua mới...

Đối với mỗi cá nhân, điều quan trọng trước nhất là luôn xác định rõ trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và với bản thân, gia đình, đồng đội, đơn vị; nghiêm khắc rèn luyện bản thân; giữ vững tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”; xây dựng cho mình mục tiêu phấn đấu rõ ràng, đúng đắn. Một vấn đề cần quan tâm khi làm việc ở môi trường có phần khép kín, tính chất công việc có sự lặp lại như trong Quân đội là thường xuyên tự làm mới công việc, bản thân bằng cách: Tìm đến niềm vui, sở thích cá nhân (tham gia văn nghệ, đọc sách, báo, chơi thể thao...); chủ động chia sẻ với đồng đội... để giải tỏa tâm lý, tạo sự phấn khởi; tự đấu tranh, khắc phục các biểu hiện trung bình chủ nghĩa, tư tưởng tự mãn, an phận thủ thường; đặt ra những mục tiêu, thử thách cao hơn và tự rút kinh nghiệm để khắc phục hạn chế của bản thân.

NGUYỄN ĐỨC TUẤN

nguồn báo quân đội nhân dân