Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

 

                               DƯƠNG QUỐC CHÍNH - NHỮNG CHIÊU TRÒ CŨ RÍCH 

Mới đây, trên trang Baotiengdan, vị kiến trúc sư “rởm” Dương Quốc Chính đã có bài viết với tựa đề.“Tinh gọn bằng cách nào?”. Mục đích của Y là xuyên tạc, phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc cải cách, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gây hoang mang dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân; kêu gọi, kích động, lôi kéo phần tử cơ hội, phản động, lưu vong tham gia hoạt động chống đối chính quyền Việt Nam.

Trong bài viết, Dương Quốc Chính đã có những nhận định sằng bậy, vu khống chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước ta. Y cho rằng, việc tinh gọn bộ máy ở Việt Nam là “duy ý chí”, “thiên về kiểu phép cộng trừ” không đem lại hiệu quả thực tế mà chỉ là gây tốn kém tiền bạc, ngân sách… Đây vẫn là chiêu trò “Bẻ lái”, cố tình bóp méo sự thật nhằm làm nhiễu thông tin, “tung hoả mù” gây hoang mang dư luận, tạo cớ chỉ trích, miệt thị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

  1. Chủ trương tinh gọn bộ máy là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tuyệt đối không “duy ý chí”, không“thiên về kiểu phép cộng trừ”

Thực tế cho thấy, từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới (Đại hội VI) đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ngày 25/11 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng, trong đó có nội dung tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ví như cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống chính trị. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cơ bản thống nhất nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu, tiến độ tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung gợi ý, định hướng để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thời gian qua, công tác cải cách bộ máy hành chính đã đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như tháng 4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức với mục tiêu đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% biên chế. Kết quả, chúng ta đã tinh giản được 11,67% biên chế trong giai đoạn này, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024), nêu rõ, Chính phủ đã ban hành 27 Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các bộ, ngành đã giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, trong năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 144 quy định kinh doanh. Tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay là 2.770 quy định. Có 147 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư được thực hiện đơn giản hóa đạt 49,26%. Về quản lý và tinh giản biên chế, thực hiện các nghị định của Chính phủ, từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người.

  1. Chủ trương sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta

Như chúng ta đã biết, bộ máy cồng kềnh sẽ gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế. Một trong những lý do chính để tiến hành cải cách bộ máy hành chính là giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, chi cho bộ máy hành chính chiếm khoảng 70% tổng ngân sách chi tiêu thường xuyên của Nhà nước. Để giảm thiểu tình trạng lãng phí, việc tinh giản bộ máy đã và đang là một trong những giải pháp quan trọng, giúp tiết kiệm ngân sách và tái phân bổ các nguồn lực cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét