Một trong những nguyên nhân khiến các thế lực thù địch và đối tượng xấu thường xuyên bịa đặt, vu cáo về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là nhằm bẻ lái luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam theo các tiêu chuẩn phương Tây.
NHỮNG
ĐÒI HỎI VÔ LÝ, QUÁ TRỚN
Những
năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên một số cá nhân, tổ chức
hoạt động dưới danh nghĩa “người bảo vệ” tự do tôn giáo và nhân quyền thế giới
vẫn tung ra những thông tin thiếu khách quan, những nhận định sai trái về tình
hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Điển
hình là gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo về
tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021, trong đó nêu tình hình và kết quả
thực hiện tôn giáo của 27 nước và một số thực thể, tổ chức trên thế giới mà
USCIRF đánh giá là có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng”
để đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt”
hoặc “danh sách cần theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo, từ đó nhằm áp đặt chế
tài với các quốc gia này trong hỗ trợ tài chính và hợp tác trên một số lĩnh
vực.
Trong
nội dung báo cáo về Việt Nam, USCIRF đưa ra nhận xét với giọng điệu đầy kẻ cả
rằng điều kiện tự do tôn giáo của Việt Nam trong năm 2021 không có gì khác biệt
so với năm 2020. Và, thông qua việc đả kích tình hình bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, USCIRF thậm chí còn đòi sửa đổi Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo của Việt Nam.
Phải
khẳng định rằng, không chỉ riêng báo cáo năm 2021 mà các báo cáo thường niên
của USCIRF đưa ra trong những năm gần đây đều được đánh giá là chưa chính xác,
thiếu thiện chí, thiếu khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở nhiều nước,
trong đó có Việt Nam. Thậm chí, ngay cả trong chính giới Mỹ và các tổ chức nhân
quyền ở Mỹ cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của USCIRF nặng
về chỉ trích, không giúp cải thiện tự do tôn giáo trên toàn cầu đúng với mục
đích mà Quốc hội và Chính phủ Mỹ đặt ra.
Trên
thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo, trong đó
có cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập và từng được ví như một “bảo
tàng” về tín ngưỡng, tôn giáo của thế giới. Theo thống kê cập nhật từ Ban Tôn
giáo Chính phủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng
và hơn 26,5 triệu tín đồ, chức sắc của các tôn giáo. Tính đến hết năm 2021 đã
có 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, trong đó có Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo...
Chính
sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do
tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, bảo đảm công bằng, không phân biệt đối xử
với các tôn giáo. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới
có đạo luật về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội
thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định rất rõ các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Đồng
thời, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của
tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với
đất nước và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Nhà nước cũng
bảo hộ các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và tài sản hợp pháp của các cơ sở
tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối
xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người
khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo;
các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm quốc phòng, an ninh,
chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, xâm phạm đời sống xã
hội cũng như thân thể, tính mạng, sức khỏe của nhân dân... Và việc xử lý đối
với các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo cũng dựa trên những
quy định này.
Quyền
tự do tôn giáo là vấn đề có tính lịch sử, nghĩa là phụ thuộc vào từng thời điểm
lịch sử cụ thể ở từng quốc gia, gắn với từng thể chế chính trị-xã hội và điều
kiện kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể nhất định. Nói cách khác, không thể tồn
tại một khái niệm về quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà không gắn
với một bối cảnh và thực thể nhất định.
Vì lẽ
đó, không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp
dụng hay đo lường, đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác.
Đặc biệt, trên phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thể chế chính
trị bình đẳng, độc lập thì càng không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở
quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc quốc gia đó phải tuân
theo.
Đây
cũng là những điều mà USCIRF hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào đang muốn đưa ra
những đòi hỏi quá trớn đối với việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam cần phải học thuộc!
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét