NHẬN THỨC VỀ “KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI - KỶ NGUYÊN VƯƠN
MÌNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” CỦA GIÁO SƯ, TIẾN SỸ TÔ LÂM, TỔNG BÍ THƯ BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chiều 25/11, tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên
phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Một trong những nội
dung mà chuyền đề, đề cập là: Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của
dân tộc.
Vậy kỷ nguyên
mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam theo tinh thần của mà Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập là gì?
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch
sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được
sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự
thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường.
Ví dụ: Kỷ nguyên Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ nguyên Kỹ thuật số, Kỷ
nguyên vũ trụ. Còn trước đây là Kỷ nguyên Đồ đá, Kỷ nguyên Cổ đại, Kỷ nguyên
Trung cổ…
Kỷ nguyên
vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ
lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện
khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại.
Kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ
nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành
công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng
nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân
loại và văn minh toàn cầu.
Đích đến
của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh
vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực
hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước
đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045
trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ
hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc,
khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
Thời điểm
bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam,
hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực,
chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ,
thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh…
Theo tinh thần đó, có thể hiểu sâu hơn là kỷ nguyên mới là khoảng thời gian có thể dài một thế
kỷ hoặc tương đối dài. Khoảng thời gian đó đánh dấu một bước phát triển nhảy
vọt về chất, thay đổi về trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc hoặc cả
nhân loại, hay một lĩnh vực.
Đặc biệt là
chuẩn bị cho bước phát triển kế tiếp. Đối với đất nước ta, từ năm 1930 đến nay,
từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chúng ta bước vào thời đại mới, thời
đại Hồ Chí Minh. Chúng ta đã trải qua 2 kỷ nguyên: Kỷ nguyên thứ nhất là kỷ
nguyên độc lập, tự do (1930-1975) và sau đó là các cuộc kháng chiến chống thực
dân, đến quốc xâm lược. Chúng ta từ một quốc gia bị xâm lược trở thành quốc gia
có chủ quyền, độc lập.
Kỷ nguyên thứ
hai là kỷ nguyên thống nhất, đổi mới và phát triển từ năm 1975 đến nay; đặc biệt
là công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 khi tạo ra những chuyển biến lịch sử
đưa đất nước chúng ta từ một nước nông nghiệp, lạc hậu kém phát triển trở thành
quốc gia phát triển.
Vì thế, kỷ
nguyên thứ ba là tiếp tục đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới, trình độ
mới; đồng thời kế thừa những kết quả từ 2 kỷ nguyên trước, phù hợp với quy luật
phát triển là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trong kỷ nguyên
thứ ba này, chúng ta tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố vững chắc
và nâng cao giá trị của độc lập dân tộc. Kỷ nguyên này phù hợp với sự phát triển
biện chứng của “độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Vậy kỷ nguyên
mới bắt đầu từ bao giờ? Trung ương thống nhất cao rằng, chúng ta bắt đầu từ Đại
hội lần thứ XIV của Đảng, đánh dấu 40 năm đổi mới của đất nước ta. Chúng ta có
đủ thời cơ, thuận lợi để bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, chúng ta phải kiên
quyết khắc phục những yếu kém, lạc hậu để không bị tụt hậu với các quốc gia
trên thế giới.
Nếu chúng ta
làm chậm ngày nào có lỗi với nhân dân ngày đó. Vì thế, kỷ nguyên mới chính là
quá trình đột phá kép, hay đúng hơn là đi tắt đón đầu, quyết tâm khắc phục yếu
kém để đạt được những mục tiêu đề ra. Trong đó, chúng ta phải nhận đúng thời
cơ, nắm bắt thời cơ để thực hiện cho hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét