Thuyết “vũ khí luận” xét
về bản chất là tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, trang bị, xem nhẹ nhân tố con
người cũng như nhân tố chính trị tinh thần, hướng đến xây dựng quân đội chuyên
nghiệp phi chính trị.
Nếu sa vào thuyết “vũ
khí luận” sẽ làm mất ý chí, quyết tâm chiến đấu của quân đội, điều đó hết sức
nguy hiểm. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh chống thuyết “vũ khí luận” của
các thế lực thù địch là một trong những nhân tố quan
trọng góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao sức mạnh tổng
hợp, sức mạnh chiến đấu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thời gian qua, các thế
lực thù địch, phản động đã lợi dụng để xuyên tạc, chống phá Quân đội, đưa ra
những quan điểm sai trái, trong đó có thuyết “vũ khí luận” mà bản chất là tuyệt
đối hóa vai trò của vũ khí, trang bị, xem nhẹ nhân tố con người. Thuyết “vũ khí
luận” là một phần của âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội của các thế lực thù
địch, phản động.
Nguyên nhân ra đời của thuyết
“vũ khí luận”
Trong cuốn sách “Bàn về
chiến tranh” (xuất bản năm 1832) của nhà lý luận quân sự Đức Carl von
Clausewitz (1780-1831), bên cạnh những quan điểm khoa học, tiến bộ nhất
định, ông đã đưa ra quy luật thực hiện thắng lợi mục tiêu và biện pháp chiến
đấu bằng sức mạnh của vũ khí.
Luận điểm
của Clausewitz đã trở thành nền tảng cho các luận điểm quân sự tư sản
sau này, tuyệt đối hóa điều kiện vật chất, vũ khí, trang bị, quy sức mạnh quân
sự vào số lượng, chất lượng vũ khí, từ đó hạ thấp vai trò nhân tố con người,
biến con người thành vật phụ thuộc vào vũ khí. Từ đó, họ đưa ra quan điểm xây
dựng quân đội nhà nghề, quân đội chuyên nghiệp phi chính trị hóa.
Thực chất của quan điểm
tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí là coi nhẹ yếu tố con người, coi nhẹ tính
chính trị của quân đội để bao che, ngụy biện cho mục đích chính trị của các
cuộc chiến tranh xâm lược, đánh lừa nhận thức người dân, phục vụ lợi ích của
giai cấp tư sản về kinh tế, chính trị trong các cuộc chiến tranh gắn với tư bản
hiếu chiến, hám lợi ích vật chất, coi nhẹ sinh mạng con người.
Sự ra đời của nhiều loại
vũ khí công nghệ cao được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất
lượng và tính năng kỹ thuật, chiến thuật, hoạt động trong điều kiện địa hình,
thời tiết phức tạp như bom hạt nhân siêu chính xác, robot chiến trường, máy bay
không người lái, tàu ngầm... Những đặc điểm mới ưu việt của vũ khí công nghệ
cao và hiệu quả của nó trong những cuộc chiến tranh gần đây đã làm cho quan
điểm “vũ khí luận” tư sản có cơ hội “tái sinh”. Thuyết “vũ khí luận” cho rằng,
trong chiến tranh, vũ khí có vai trò quyết định, bên nào sở hữu vũ khí hiện
đại, tối tân sẽ giành chiến thắng.
Về lý luận, quan điểm
“vũ khí luận” là phản khoa học, chứa đựng nhiều mâu thuẫn khi không giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh. Nó thể hiện sự
bế tắc chính trị, khi chỉ thấy sức mạnh, ưu thế trên lý thuyết của vũ khí mà lờ
đi nguồn gốc tạo ra vũ khí chính là con người, sử dụng và điều khiển vũ khí
cũng là con người.
Về thực tiễn, vũ khí
trong tay tư sản trở thành hàng hóa siêu lợi nhuận, không chỉ đem lại những món
hời khổng lồ mà còn đem lại những lợi thế chính trị to lớn. Vì thế, chủ nghĩa
đế quốc không ngại kích động chiến tranh để thúc đẩy buôn bán vũ khí.
Từ đó, có thể kết luận
rằng thuyết “vũ khí luận” không chỉ sai lầm mang tính ngẫu nhiên của một cá
nhân hoặc một nhóm người mà là sai lầm gắn liền với chủ nghĩa tư bản, xuất phát
từ bản chất lợi ích của chế độ tư bản chủ nghĩa và sự phản động của chủ nghĩa
đế quốc.
Sự
nguy hại của thuyết “vũ khí luận”
Qua nghiên cứu có thể
thấy được nguồn gốc, bản chất, những biểu hiện cụ thể và những hạn chế, bất lực
của thuyết “vũ khí luận” được thể hiện trên những phương diện cụ thể sau:
Thứ nhất, trong
chiến tranh, con người và vũ khí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con
người là yếu tố quyết định. Bởi theo quan điểm của triết học mác-xít, con người
sáng tạo ra công cụ và sử dụng công cụ ấy để sáng tạo ra đời sống xã hội. Con
người vừa là chủ thể tạo ra vũ khí, vừa điều khiển, định hướng, kiểm soát mọi
quá trình sử dụng vũ khí. Vũ khí, phương tiện hiện đại đến đâu cũng có điểm
yếu, cũng cần phải có con người sáng tạo và điều khiển nó. Vũ khí chỉ là một
phần tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến đấu, phải được kết hợp hài hòa, nhuần
nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo của các yếu tố cơ bản, đó là: Con người, vũ khí,
trang bị, nghệ thuật quân sự... Trong đó, con người là yếu tố chủ thể, có vai
trò quyết định đến kết quả trận đánh.
Lênin đã viết: “Trong
mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần
chúng đang đổ máu trên chiến trường. Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa,
sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh
em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sĩ và làm cho họ chịu đựng được những
khó khăn chưa từng thấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm “người
trước, súng sau” nhằm khẳng định vai trò quyết định của con người trong chiến
tranh. Bác Hồ viết: “Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã
được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”. Bởi lẽ, con người trong hoạt
động quân sự là lực lượng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Bác nhấn mạnh: “Không thể cậy vũ khí mà có thể quyết định được thắng lợi. Phải
xem những người cầm vũ khí có phải là những chiến sĩ hăng hái đánh trận không”.
Bên cạnh đó, tính chất
khó khăn, phức tạp, quyết liệt, nguy hiểm vốn có của môi trường quân sự như
điều kiện địa hình, thời tiết, sự tấn công của đối phương làm tăng sự cản trở
việc sử dụng vũ khí trong chiến tranh, cho nên con người quyết định hiệu quả
thực tế của vũ khí. Như vậy, hiệu quả thực tế của vũ khí trong chiến tranh
không chỉ phụ thuộc vào tính năng, kỹ, chiến thuật của vũ khí mà yếu tố quyết
định vẫn là con người bằng trí tuệ, ý chí khắc phục khó khăn trong tác chiến, động
cơ, mục đích sử dụng vũ khí. Ngược lại, vũ khí cũng có vai trò quan trọng, là
phương tiện để vô hiệu hóa đối phương nhanh và hiệu quả trên chiến trường. Tuy
nhiên, con người điều khiển vũ khí cần phải có mục tiêu, lý tưởng và bản lĩnh
chính trị vững vàng, chắc chắn.
Thứ hai, kinh
nghiệm thực tiễn từ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 của quân và dân ta
đã để lại những bài học vô cùng quý báu về phát huy sức mạnh con người Việt Nam
trong sử dụng vũ khí thô sơ, kém hiện đại để đánh thắng vũ khí hiện đại của
địch. Đối mặt với kẻ thù được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất lúc
bấy giờ (trừ vũ khí hạt nhân) nhưng chúng ta vẫn giành chiến thắng. Đây chính
là biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh và là nét độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, huy động được mọi
nguồn lực, sức mạnh chính trị, tinh thần của quân và dân ta trong kháng chiến
cứu nước với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Dù phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, “Cả nước ra
quân, toàn dân đánh giặc”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Để đánh bại vũ khí
hiện đại cùng những thủ đoạn xảo quyệt và tàn bạo của địch, quân và dân ta
không những dũng cảm, kiên cường mà còn thông minh, sáng tạo, từng bước chế tạo
và cải tiến vũ khí, phù hợp với con người, điều kiện và môi trường tác chiến ở
Việt Nam. Đúng như lời Bác Hồ từng khẳng định: “Tuy khí giới ta còn kém, kinh
nghiệm ta còn ít, nhưng lòng kiên quyết, chí hy sinh của tướng sĩ ta đã lập
những chiến công oanh liệt, vẻ vang, có thể nói là kinh trời động đất”.
Bài học về chính thể
cầm quyền của một số quốc gia trên thế giới gần đây bị thất bại cho thấy mặt
trái của thuyết “vũ khí luận”. Vào những năm đầu của thế kỷ 21, một
số nước trên thế giới đã trang bị vũ khí khá hiện đại cho những người
lính, thậm chí trang bị đến cả người dân. Nhưng khi bị đối phương đánh phủ đầu
thì người ta thấy, nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại đã bị những người lính
bỏ lại trên đường phố, dẫn đến sự thất bại trong cuộc chiến và chính thể của
các nước đó đã bị lật đổ hoàn toàn.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét