Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là quan điểm đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, đó là sự kế thừa, phát triển tư tưởng truyền thống “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của ông cha ta. Để bảo vệ được Tổ quốc từ sớm, từ xa, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó phương thức hòa bình luôn là ưu tiên hàng đầu.
Tư duy mới trong tình hình mới
Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là kết quả sự phát
triển tư duy mới, lý luận nhận thức mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới; thể hiện tính biện chứng của quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ,
sâu sắc hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương châm, nhiệm vụ và các giải pháp
cụ thể để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của quốc phòng - an ninh,
phù hợp với bối cảnh trước tác động đa chiều của tình hình thế giới, khu vực với
nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Quan điểm này kế thừa kế sách “giữ nước từ
khi nước chưa nguy”, “ngụ binh ư nông” trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
Bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn trước mắt và lâu dài của
chúng ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ
công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó
cần và phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau như phương thức bạo lực, phương
thức hòa bình và kết hợp của hai phương thức này.
Bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn trước mắt và lâu dài của
chúng ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ
công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó
cần và phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau như phương thức bạo lực, phương
thức hòa bình và kết hợp của hai phương thức này.
Thực tiễn cho thấy, hòa bình là phương thức tối ưu, hiệu quả
nhất để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Phương thức hòa bình trong bảo vệ Tổ quốc là
phương pháp và cách thức để ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm,
từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu những nhân tố bất lợi,
nhất là các nhân tố bên trong có thể gây đột biến. Thực tế đã chứng minh đàm
phán quốc tế trong giải quyết bất đồng, tranh chấp quốc tế là một giải pháp lâu
đời, được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất.
Bởi, đó là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên bất đồng,
tranh chấp trực tiếp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề
bất đồng, tranh chấp, cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết. Mặt
khác, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng đàm phán sẽ hạn chế được sự can thiệp
từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc bất đồng, tranh chấp. Do vậy,
đàm phán, giải quyết bất đồng là biện pháp tối ưu, hiệu quả, tránh đổ máu của
người lính trên chiến trường, giữ vững môi trường thuận lợi để xây dựng, phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ chiến tranh.
Bảo vệ Tổ quốc bằng phương thức bạo động cách mạng rất cần
thiết, nhưng chỉ được Đảng ta sử dụng khi phương thức hòa bình không đạt kết quả
như mong muốn. Ví dụ, sau Cánh mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp được sự
tiếp tay của các nước đồng minh trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Chúng đơn
phương xóa bỏ mọi cam kết, không thi hành Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm
ước ngày 14/9/1946, tăng cường các hoạt động quân sự, phá hoại nền hòa bình của
nhân dân ta.
Trong thời khắc Tổ quốc lâm nguy, tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến: “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ...”.
Năm 1990, khi trả lời một nhà báo Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã nói: “Xin nhớ, tôi là vị tướng chiến đấu vì hòa bình. Nếu không trở
thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể Triết học hoặc Lịch sử”.
Kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”
Đảng và Nhà nước ta nhiều lần khẳng định chính sách quốc
phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu
tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật
pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực
hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm
lược.
Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách quốc phòng “bốn
không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống
nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt
Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế). Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để
nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.
Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ
thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần
thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.
Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ
thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần
thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.
Là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam
thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ, đồng thời tích cực hợp tác cùng các quốc
gia khác giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn
định của khu vực và thế giới.
Xuất phát từ chủ trương ủng hộ và tích cực đóng góp vào những
nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, an ninh và giải trừ quân bị, Việt
Nam cam kết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của nước thành viên công ước, hiệp định,
nghị định thư về cấm phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, Hiệp ước khu
vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), các công ước quốc tế về giải
trừ quân bị khác, Việt Nam hoan nghênh những sáng kiến nhằm ngăn chặn việc phát
triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng là ưu
tiên trong hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên
thế giới; nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác, cả song phương và đa
phương để phòng ngừa, đối phó hiệu quả các thách thức an ninh phi truyền thống
và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Nhất quán lựa chọn phương thức hòa bình trong bảo vệ Tổ quốc,
nhưng Đảng, Nhà nước ta không bao giờ mất cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch. Để giải pháp hòa bình được thực hiện hiệu
quả, Đảng ta khẳng định: Cần tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Xây dựng “thế
trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền
an ninh nhân dân; xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước
và Nhân dân; tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, Đảng ta cũng nhấn mạnh việc tạo cơ sở vật chất,
kỹ thuật hiện đại cho Quân đội và Công an đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới; tích cực, chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch,
phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình
huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét