Những
nhận định không khách quan không chỉ xuyên tạc công tác cán bộ, cuộc đấu tranh
chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam mà
còn gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. Vì thế, bác bỏ những luận điệu
phản động này là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Những
ngày vừa qua, mạng xã hội có khá nhiều những bài viết suy diễn và xuyên tạc bản
chất vấn đề Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thôi chức Ủy viên Bộ Chính
trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi chức Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII theo kết quả biểu quyết tại phiên họp
bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 30/12/2022 và việc
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ về việc miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026
(Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam) vào chiều 5/1/2023 theo “nguyện vọng cá nhân”
của các đồng chí đó là “sự thanh trừng nội bộ”, là sự “tranh giành phe cánh”
trước kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Những
nhận định không khách quan này không chỉ xuyên tạc công tác cán bộ, cuộc đấu
tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở Việt
Nam mà còn gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. Vì thế, bác bỏ những
luận điệu phản động này là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Có
một sự thật cần phải khẳng định là, trong Đảng Cộng sản Việt Nam không có
chuyện thanh trừng nội bộ, không có đấu đá nội bộ hay trành giành phe cánh để
vào “Bộ Chính trị” hay “ngôi tứ trụ” khi Đảng cho “thôi chức” hay Quốc hội
“miễn nhiệm” một cán bộ, đảng viên nào đó tùy theo nguyện vọng cá nhân hay khả
năng đảm nhiệm công việc được giao phó (trừ việc bị kỷ luật, vi phạm pháp luật
buộc phải tuân thủ).
THÔI
CHỨC, MIỄN NHIỆM LÀ MỘT ĐIỂM MỚI CỦA CÔNG TÁC CÁN BỘ
Năm
2022 là năm lần đầu tiên tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII,
Ban Chấp hành Trung ương đã cho thôi tham gia Ban Chấp hành đối với 3 Ủy viên
Ban chấp hành Trung ương đương nhiệm (do bị kỷ luật, cảnh cáo, năng lực hạn
chế, uy tín giảm sút); cũng là năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết,
thống nhất để ông Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Trung ương Đảng khóa XIII và ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương
Đảng khóa XIII tại kỳ họp bất thường ngày 30/12/2022 mà không cần chờ hết nhiệm
kỳ hay thời hạn bổ nhiệm.
Nhắc
lại các sự kiện này để thấy rằng, năm 2022 là một năm công tác cán bộ có nhiều
biến động trong bối cảnh cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng và đây cũng là năm công tác cán bộ đã đổi mới, ngày càng phù hợp hơn,
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hơn. Thực tế, việc “cho thôi”, “miễn nhiệm” này
là một trong những dấu ấn nổi bật, có tính đột phá khi đánh giá, xem xét cán
bộ, phù hợp việc triển khai gắn thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021
của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của
Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh" với Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa", nhất là theo đúng tinh thần Thông báo kết luận số
20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với
cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật và Thông
báo kết luận số 20-TB/TW ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với
hệ thống chính trị trong giai đoạn mới...
Theo
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thì việc cho “thôi
chức” đối với các cán bộ cấp cao như đã nêu trên là bước tiến rất lớn, góp phần
để phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra” trong công tác cán bộ được
triển khai sâu rộng, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; để xu hướng đó trở
thành một việc làm bình thường trong quá trình xây kết hợp với chống, vừa xây
vừa chống nhuần nhuyễn để làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng
thời để “từ chức” và “văn hóa từ chức” khi đã có những hạn chế, khuyết điểm hay
khi thấy năng lực công tác của mình không còn phù hợp với vị trí công tác được
đảm nhiệm… dần trở thành một lựa chọn bình thường trong sự nghiệp của một con
người.
Cùng
với đó, việc “miễn nhiệm” 2 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam “theo
nguyện vọng của cá nhân” cũng không chỉ là sự thay đổi, phù hợp mà còn là minh
chứng thể hiện tính nhân văn trong công tác cán bộ của Đảng, chứ tuyệt đối
không phải là “sự thanh trừng nội bộ” và càng không phải việc “thôi chức”,
“miễn nhiệm” này là “kết quả một vụ tranh chấp phe nhóm trong nội bộ”.
ĐẨY
MẠNH CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ LÀM TRONG SẠCH ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Thực
tế cũng cho thấy rằng, năm 2022 là năm có nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra
xét xử, đang điều tra để xét xử và đi liền cùng đó là những cái tên như Chu
Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng, Tô Anh Dũng, Trịnh Văn Quyết, Đỗ
Anh Dũng, Trương Mỹ Lan, Nguyễn Thị Thanh Nhàn… vì liên quan đến vụ án Công ty
Việt Á; vụ án “chuyến bay giải cứu”; vụ án thao túng giá chứng khoán; vụ án liên
quan Tân Hoàng Minh; vụ án liên quan Vạn Thịnh Phát; vụ án Công ty Cổ phần tiến
bộ quốc tế (AIC)… Sự thật này cũng cho thấy việc trong Đảng có một bộ phận cán
bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào tham
ô, tham nhũng, tiêu cực ở những cấp độ khác nhau đã, đang và sẽ tiếp tục phải
chịu sự trừng phạt của pháp luật không chỉ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế
độ, mà còn gây bức xúc trong nhân dân là không thể phủ nhận.
Và
cũng vì thế, việc các phần tử phản động, cơ hội, chống đối theo đuôi các thế
lực thù địch thường vin cớ/dựa vào việc có “những cành cây sâu mọt làm ảnh
hưởng đến cả một rừng cây” để bẻ cong sự thật, xuyên tạc khi có cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn
vị không chú trọng việc rèn mình, bị sa ngã trước cám dỗ vật chất liên quan đến
các vu án tham nhũng cũng là sự thật. Một trong những luận điệu mà các phần tử
này ưa dùng và bịa đặt chính là suy diễn, cắt cúp theo chủ ý cá nhân về các vụ
án tham nhũng để phủ nhận nỗ lực, phủ nhận kết quả đạt được trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đấu tranh chống tham nhũng để chụp mũ rằng “chống
tham nhũng ở Việt Nam chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch” và “đốt lò chỉ là là
chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau”… Từ ngày được thành lập đến nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn là một khối thống nhất trong nhận thức, ý chí và hành động, nên ở
đó không có sự “triệt hạ lẫn nhau”, cũng không có “sự thanh trừng nội bộ”, mà
luôn là mọi cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên đều phải thực hiện nghiêm
nguyên tắc tự phê bình và phê bình, kiểm tra và giám sát, tuân thủ Điều lệ
Đảng, kỷ luật Đảng, Hiến pháp, pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Phòng
và đấu tranh chống tham nhũng trong cả hệ thống chính trị ở Việt Nam là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhằm nâng
cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Đấu tranh chống tham nhũng không phải
là công việc một sớm, một chiều; cũng không phải chỉ là hình thức, là “chiêu
trò” do phụ thuộc vào tình trạng “đấu đá tranh giành chức quyền” giữa các phe
nhóm chính trị, nhóm lợi ích trong Đảng Cộng sản Việt Nam như luận điệu của các
thế lực thù địch. Và vì thế, việc tự biên, tự diễn để bịa đặt rằng chống tham
nhũng ở Việt Nam “là cho cuộc thanh trừng phe phái, mạnh được yếu thua”, là
“phe thân Tàu đang thắng phe thân Mỹ”… đang “gây mất đoàn kết, làm cho bộ máy
cầm quyền cộng sản càng trở nên suy yếu đi đến bất lực” chỉ là bịa đặt thiển
cận, không có căn cứ. Thực tế, quyết tâm chống tham nhũng quyết liệt trên tinh
thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù đang công tác hay đã nghỉ chế độ
và kết quả của cuộc đấu tranh này đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe những người
muốn lợi dụng/lạm dụng quyền lực để tham nhũng. Thực tế, tham nhũng đã từng
bước được ngăn chặn, kiểm soát, chứ không phải tham nhũng “càng chống càng tăng
về quy mô, tính chất” và biểu hiện của nó ngày càng “hung hãn, kịch liệt, tinh
vi” như các thế lực thù địch xuyên tạc. Chính việc thực thi nghiêm khắc, triệt
để Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy
mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã góp
phần phát hiện sớm những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vụ lợi từ những cán
bộ, đảng viên, những người đã suy thoái để kịp thời đưa ra khỏi Đảng, làm trong
sạch tổ chức và xử lý theo pháp luật.
THAM
NHŨNG KHÔNG PHẢI DO ĐẢNG ĐỘC QUYỀN LÃNH ĐẠO
Bất
cứ một người nào am hiểu về chính trị thì đều biết rằng tham nhũng là vấn nạn
của tất cả các quốc gia, dù quốc gia đó theo “chủ nghĩa tư bản” hay “chủ nghĩa
xã hội”. Từ rất sớm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi tham nhũng là “kẻ địch nội
xâm” và cũng như các quốc gia khác, Việt Nam nhận thức rất rõ sự nguy hại và
những hệ lụy khôn lường của tham nhũng, nên đặc biệt chú trọng phòng và chống
tham nhũng. Vì tham nhũng là kẻ địch, làm hủy hoại niềm tin của nhân dân vào
các cơ quan công quyền, nên đương nhiên nó sẽ không được “dung túng” và phải
quyết liệt phòng, chống không ngừng, không nghỉ để từng bước ngăn chặn, đẩy
lùi.
Những
năm gần đây, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày càng đạt được những kết quả
khả quan. Số lượng các vụ án tham nhũng và đi liền cùng đó là các tổ chức, cá
nhân tham ô, tham nhũng đã, đang và sẽ được xử lý nghiêm minh theo pháp luật là
minh chứng rõ nhất để trả lời, để phủ nhận những luận điệu phản động như: Đảng
Cộng sản không thể chống được tham nhũng; chế độ độc Đảng có muốn chống tham
nhũng thật không? hay “trong chế độ độc tài cộng sản thì chống tham nhũng chỉ
là hình thức” và “phe thắng cuộc xem đất nước như là chiến lợi phẩm để ban phát
bổng lộc cho nhau vì họ đang độc quyền và chiến thắng” của các thế lực thù
địch.
Không
có cơ sở lý luận và thực tiễn nào để cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống
chính trị ở Việt Nam là “mục ruỗng”, “bị vô hiệu hóa”; cán bộ, đảng viên nào
cũng tham ô, tham nhũng, “các cơ quan thuộc về lập pháp, hành pháp và tư pháp
cũng chỉ là một do Đảng lãnh đạo và phục vụ quyền lợi của Đảng”. Thực chất, đó
là các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau hoạt động theo đúng khoản 3
Điều 2 Hiến pháp năm 2013: Ở Việt Nam “quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thực
tế, không bao giờ do Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo nên mới có tham
ô, tham nhũng và sự thật là đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng đều luôn nỗ
lực tu dưỡng về đạo đức cách mạng và phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, vi phạm pháp
luật… Song cũng không thể chỉ vì một bộ phận "sâu mọt” mà bôi đen tất cả
cán bộ, đảng viên của Đảng; lại càng không thể chụp mũ rằng chống tham nhũng ở
Việt Nam là “một trò hề chính trị” như một số trang mạng xấu, độc rêu rao. Đặc
biệt, kiểu la làng là: “trong 18 ông bà ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 của đảng
CSVN hiện nay, người nào không tham nhũng, không lợi dụng chức quyền để trục
lợi?” và “vô số vụ tham nhũng lớn khác” vẫn được Đảng “bao che cho nhau, thỏa
hiệp với nhau để duy trì ách thống trị trên đầu trên cổ gần một trăm triệu dân”
nên chỉ “càng làm tăng thêm tham nhũng” của các đối tượng nhân danh dân chủ,
đấu tranh cho dân chủ chính là sự bịa đặt, chụp mũ, vu khống nhằm bôi đen chế
độ.
Mục
đích của sự bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống này chính là nhằm xóa bỏ Điều
4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; là đòi không
coi chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng; là đòi thay đổi Điều
331 và Điều 117, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)… Những
nhận định mang tính suy diễn, quy chụp, bôi đen sự thật; đặc biệt việc mượn sự
kiện liên quan đến công tác cán bộ nêu trên để tung những thông tin xấu độc,
những nhận định mang tính suy diễn, xuyên tạc, “chung quy lại là ở thể chế độc
tài" là lối diễn ngôn có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội;
là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm vu
khống, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cần
phải khẳng định chắc chắn rằng: Việc cho “thôi chức” và “miễn nhiệm” cán bộ;
đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng gắn liền với công tác xây dựng và chỉnh đốn
Đảng ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo chắc chắn không phải là “việc đấu đá,
tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm”. Những kết quả đạt được dù tiếp cận ở
chiều cạnh nào cũng cho thấy tham nhũng không chỉ từng bước được ngăn chặn, đẩy
lùi mà còn có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe đến tất cả mọi người, mọi cán bộ, đảng
viên của Đảng. Và cũng vì thế, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng của Đảng; chủ động đấu tranh và bảo vệ, bác bỏ sự vu khống cho rằng công
tác cán bộ của Đảng và đấu tranh chống tham nhũng là “cuộc thanh trừng nội bộ”
của các thế lực thù địch, để đón chào Xuân Quý Mão 2023 và vững tin trên con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là bản lĩnh, là trách
nhiệm của mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói
riêng!./.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét