Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

 KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC KHÔNG PHẢI LÀ KHẨU HIỆU SUÔNG


Trong những ngày gần đây, khi Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Nhân dân ta đang thể hiện quyết tâm chính trị rất cao trong việc hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội được đặt ra tại Đại hội XIII của Đảng, kết thúc với nhiều kết quả tự hào, đánh dấu thành công vượt bậc của kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới, phát triển; cơ sở, nền tảng để vững bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, ngay lập tức trên các diễn đàn mạng xã hội các thế lực thù địch đã tung ra các luận điểm kiểu cho rằng “đó chỉ là những tuyên bố mang tính chủ quan của các nhà lãnh đạo Việt Nam”, “chỉ là khẩu hiệu suông, sáo rỗng, phi lịch sử”…


Thực tiễn luôn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính khoa học của chân lý và điều này đối với thành tựu đổi mới của Việt Nam là không thể phủ nhận. Từ một đất nước gượng dậy sau chiến tranh, chưa thể định hình trên bản đồ thế giới; giờ đây, Việt Nam được biết đến như một đất nước hòa bình, ổn định, phát triển vươn lên trở thành một quốc gia có tiếng nói, vị thế cao trên trường quốc tế. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đều khẳng định Việt Nam trở thành một điểm sáng, tấm gương cho các nước chậm phát triển trong tiến trình đổi mới đất nước. Theo xếp hạng của hãng US News & World Report, với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới với GDP đạt trên 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu người. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (vị trí 26), vượt Indonesia (vị trí 32) và Thái Lan (vị trí 36). Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có quy mô kinh tế xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và là nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới. Với những thành tựu nêu trên, Việt Nam giờ đây được xếp vào nhóm quốc gia đang phát triển và đang có nhiều triển vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. 


Cùng với đó, Việt Nam được xem là một quốc gia có môi trường chính trị ổn định bậc nhất thế giới. Hiếm có một quốc gia nào trên thế giới mà các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam có thể yên tâm ngồi ăn “bún chả” một cách tự nhiên, hay có thể chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm mà không cần có bảo vệ đi cùng. Cộng đồng thế giới chắc không thể quên được ngày 09/02/2029, Việt Nam là quốc gia được chọn là nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tất cả những điều đó đã khẳng định vai trò hòa giải vì hòa bình của Việt Nam trong tâm thế của cộng đồng thế giới, cũng như sự tin tưởng về một đất nước hòa bình, ổn định của Việt Nam. 

Về đối ngoại, kỷ nguyên đổi mới, phát triển đã đánh dấu một bước phát triển nhiều thành tựu rực rỡ của nền đối ngoại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới; trong đó, có quan hệ đối tác toàn diện với 11 quốc gia. Đây chính là minh chứng về việc đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào dòng chảy chung của thế giới. 

 

Với những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để vững bước vào một kỷ nguyên mới. Khẳng định những thành tựu của kỷ nguyên đổi mới, phát triển, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Chúng ta có đủ thế và lực để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”. Khẳng định này hoàn toàn khách quan, xuất phát từ thực tiễn phát triển đất nước sau gần 40 năm đổi mới và phát triển; chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu chính trị như những gì mà các thế lực thù địch xuyên tạc, đặt điều cho Việt Nam./.

PN.Theo: SMNT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét