Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

Đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc về dân chủ ở Việt Nam

 Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, dân chủ là vấn đề được các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị coi là một “mũi nhọn” tập trung xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, đấu tranh, phản bác thủ đoạn này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Những luận điệu xuyên tạc về dân chủ là đặc biệt nguy hiểm, dễ gây nên sự hoài nghi, dao động trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và bản chất, tính ưu việt của chế độ dân chủ nước ta. Vì vậy, cần phải chủ động đấu tranh, phản bác trên một số khía cạnh sau.

Không thể bóp méo, phủ nhận những thành tựu về dân chủ và bản chất chế độ dân chủ nước ta; không thể vu cáo Việt Nam “không có dân chủ”, “vi phạm dân chủ”, “mất dân chủ”. Thực tiễn cho thấy, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức và xây dựng xã hội mới, chăm lo cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của chính mình; bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ nước ta ngày càng thể hiện sinh động, cụ thể trong cuộc sống của nhân dân. Người dân Việt Nam thấu hiểu những giá trị to lớn của độc lập, tự do, dân chủ, hiểu rõ quyền con người và cũng nhận rõ thế nào là dân chủ. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Đó là thành tựu vĩ đại của cách mạng, của nền dân chủ nước ta. Chỉ cần có cái nhìn khách quan, thiện chí thì sẽ hiểu được những thành tựu dân chủ mà nhân dân ta với bao mồ hôi, công sức và cả máu xương mới có được, thấu hiểu được xã hội Việt Nam là thực sự dân chủ.

Không thể cho rằng, bầu cử ở Việt Nam “không dân chủ”?. Bởi, ở Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bầu cử, có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp, hoặc thông qua người đại diện do mình lựa chọn. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước và cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Tỷ lệ đại biểu là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng nhiều. Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong bầu cử đã tập hợp, phát huy trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy công quyền. Các kênh bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và hiệu quả. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trở thành quy chế, thiết chế dân chủ; là phương châm hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị.

Những yêu sách đòi Việt Nam phải “khuôn” theo “mẫu hình” dân chủ tư sản phương Tây là không thể chấp nhận. Chúng ta không phủ nhận nhiều giá trị của dân chủ tư sản, nhưng nền dân chủ ấy, dù có được tô vẽ như thế nào, thì vẫn là dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét