Nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) luôn có một vị trí rất quan trọng, không những góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, mà còn là tấm gương “đảng viên đi trước”, dẫn dắt quần chúng, để quần chúng tin tưởng đi theo. Đặc biệt là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, việc mới, việc khó được CB, ĐV gương mẫu tiên phong thực hiện, thì có tác động rất tích cực đến quần chúng nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một bộ phận CB, ĐV chưa thực sự gương mẫu đi đầu, chỉ tiên phong “miệng” làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025
Đừng để nêu gương trở thành bêu gương
Tự giác nêu
gương là phương thức chủ yếu. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đối với việc, dù trong
hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” để việc công lên trên,
lên trước việc tư, đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được,
không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc
gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Trải qua 93 năm lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, “nêu gương” luôn được Đảng ta xác định là một trong những phương thức
lãnh đạo quan trọng. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn
mạnh vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó CB, ĐV phải “tự giác nêu gương”
là luận điểm nổi bật. Những thành tựu vĩ đại, to lớn, có ý nghĩa lịch sử của
cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo tới nay đã khẳng định, một trong
những phương thức lãnh đạo đúng đắn của Đảng là vấn đề “tự giác nêu gương” của
CB, ĐV.
Tự giác
nêu gương của CB, ĐV không tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình tự phấn
đấu, tự tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, để phát huy vai trò tiên phong,
gương mẫu của CB, ĐV, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp. Trong đó, phát huy việc “tự giác nêu gương” của CB, ĐV là giải pháp chủ
yếu. Do đó, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, đội ngũ CB, ĐV cần tiếp
tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, như: Quy
định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về
“Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị “Về một số việc
cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định
số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương “Về trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí
thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Đặc biệt là Chỉ thị số 01-CT/TW ngày
09/3/2021 của Bộ Chính trị “Về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên
truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng”. Trên cơ sở quy định của Đảng, cấp ủy, tổ chức Đảng cần quán
triệt, cụ thể hóa, xây dựng thành những quy định cụ thể về “tự giác nêu gương”
phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của CB, ĐV.
Đối với
mỗi CB, ĐV, trong cuộc sống hàng ngày phải tự giác nêu gương toàn diện, không
chỉ về tư tưởng chính trị mà còn về đạo đức, lối sống, không chỉ trong lời nói
mà trong cả việc làm trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoàn cảnh, cả trong tổ chức,
xã hội và ở gia đình một cách tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Người đảng viên dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp, ở đâu cũng phải
làm gương mẫu cho quần chúng... Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì
người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm
theo”. Như vậy, nếu CB, ĐV không có uy tín với xóm làng, khối phố, khu dân cư
thì không thể nói họ gương mẫu được; cũng không thể nói là nêu gương, nếu người
CB, ĐV đó chỉ thuyết giáo, giảng giải và yêu cầu mọi người hãy chấp hành pháp
luật, còn mình thì “đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật”. Cho nên, để
nâng cao tính tự giác nêu gương, mỗi CB, ĐV không chỉ tự học tập các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, qua sách, báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, mà
phải tự học tập lẫn nhau và thông qua hoạt động thực tiễn để thâm nhập vào
phong trào cách mạng của quần chúng, làm cho phong trào đó phát triển đúng định
hướng chính trị và qua đó tự rèn luyện mình. Qua hoạt động thực tiễn sẽ cung
cấp nhiều loại thông tin đa dạng hơn, đồng thời kiểm định lý luận và càng nâng
cao tầm hiểu biết, có thêm nghị lực để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn và thời gian ngắn hơn. Do đó, CB, ĐV phải thực sự
sâu sát với quần chúng, tin yêu quý trọng nhân dân, gương mẫu về mọi mặt, có
như vậy mới tổ chức, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đạt hiệu quả cao./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét