Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

TỰ DO NGÔN LUẬN KHÔNG NẰM NGOÀI PHÁP LUẬT

 

Vừa qua, trên trang blog VOA Tiếng Việt tán phát bài “Tổ chức Ân xá Quốc tế: Việt Nam phải rút lại, sửa đổi Nghị định 147”, có nội dung xuyên tạc, vu khống Nghị định 147 là “hà khắc. Đây là một luận điệu sai trái, nhằm cổ súy cho lối tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP, ngày 09/11/2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2024 đã tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng thời giúp mỗi người dân tiếp cận thông tin “xanh”, được sử dụng các trang mạng xã hội “sạch”, xây dựng môi trường mạng phát triển lãnh mạnh, văn minh cho đất nước.

Ấy vậy mà sau khi Nghị định 147 có hiệu lực, các nhà đài chống Nhà nước Việt Nam như RFA, VOA lại cho rằng đó là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân và tổ chức, người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do, lên án và đề nghị huỷ bỏ Nghị định 147 nhằm hướng lái dư luận theo kiểu tạo tâm lý sợ hãi, lo ngại, nghi ngờ đến yếu tố tự do ngôn luận ở Việt Nam phần nhiều chỉ xảy ra ở các đối tượng vi phạm pháp luật, cũng như các tài khoản ảo, tài khoản ẩn danh, thường đăng tải, chia sẻ một cách tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội.

Xây dựng môi trường không gian mạng xã hội trong sạch, giúp người dân tự do bày tỏ quan điểm đúng, nhân văn thì phải có pháp luật bảo vệ. Tự do thế nào cũng phải trong khuôn khổ pháp luật, không thể để cho các hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tràn lang trên mạng xã hội như thời gian qua. Có một điều rất dễ nhận thấy, cái gì đúng, tốt đẹp có lợi cho đại đa số người dân là ra sức chống phá. Và rõ ràng những luận điệu chống phá Nghị định 147 của Chính phủ đã vạch trần bộ mặt thiếu thiện chí, tiêu cực, phản động của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam như quy định về bắt buộc các xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản mạng xã hội.

Ngoài ra, Nghị định 147 còn tập trung triển khai xử lý vấn đề báo hóa trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền thực hiện các thủ hành chính về cấp phép game từ Bộ xuống các đơn vị thực thi, từ Trung ương xuống địa phương; bổ sung quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý thông tin trên mạng theo nguyên tắc "các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng như trong đời thực"… và nhiều quy định khác nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực thông tin điện tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét