Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng khơi dậy, phát huy cao nhất ý thức, trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong đó, việc ngăn chặn, đẩy lùi bệnh "sợ trách nhiệm” là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Thực tế cho thấy, bệnh "sợ trách nhiệm”, không dám làm
đang hiện hữu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ ở các cấp, các ngành, các lĩnh
vực, khiến nhiều việc bị trì trệ, ách tắc, nhiều nguồn lực của đất nước không
được khơi dậy và phát huy, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội.
Bệnh "sợ trách nhiệm” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ lúc sinh thời. Trong di sản tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến
căn nguyên của căn bệnh "sợ trách nhiệm” một cách rất cụ thể: "Có lợi
cho tôi thì tôi tích cực; không có lợi cho tôi thì tôi tiêu cực. Tôi muốn có địa
vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm”. Theo Bác, những người mắc bệnh "sợ
trách nhiệm” là những người muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng. Dần
dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và
phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số
một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng.
"Ngại khó, bàn lùi” đồng nghĩa với không muốn làm,
không muốn tiến hành công việc vì sợ khó. Điều này tất yếu gây ra những lãng
phí về cơ hội, các nguồn lực con người và xã hội, tiền của, thời gian, tài
nguyên đất nước. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu tăng trưởng, đời sống
của người dân, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước cũng như kỷ luật, kỷ
cương hành chính. "Căn bệnh” này nếu không được "điều trị” dứt điểm sẽ
tạo ra rào cản cho sự phát triển và cũng làm giảm niềm tin của nhân dân đối với
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước, hậu quả mà nó gây
ra khó có thể đong đếm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét