Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025

Nhận diện vi phạm an ninh tôn giáo trên không gian mạng

Dân tộc, tôn giáo, tự do tín ngưỡng luôn là những vấn đề được các thế lực phản động thù địch lợi dụng để tuyên truyền, kích động nhằm chia rẽ đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Trong tình hình hiện nay, khi không gian mạng phát triển đã và đang trở thành môi trường thuận lợi được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Hoạt động vi phạm an ninh tôn giáo trên không gian mạng diễn biến rất phức tạp, với nhiều chiêu trò và thủ đoạn rất tinh vi nhằm xuyên tạc, bóp méo hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam.

Do đó, việc nhận diện và đấu tranh với hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Đảng, Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nổi lên hiện nay là một số hoạt động sau:

Một là, đăng tải thông tin liên quan đến tôn giáo vì mục đích chính trị.

Chúng dùng các ứng dùng trò chuyện trên mạng, nhất là facebook để kết nối, tập hợp lôi kéo tín đồ, tuyên truyền mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; đưa ra các nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, xuyên tạc đời sống tôn giáo của nhân dân nhằm vu cáo nhà nước Việt Nam. Chúng cho rằng hệ thống chính sách pháp luật về tôn giáo của Việt Nam không tương đồng với luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; thậm chí, chúng còn trắng trợn xuyên tạc việc xây dựng, ban hành quy định pháp luật về tôn giáo là "cái bẫy" khó xử đối với hoạt động của các tôn giáo; xuyên tạc việc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, hành chính, dân sự…. Nhằm kích động nhân dân chống phá chính quyền, hướng đến xuyên tạc đường lối, chính sách tôn giáo hướng đến hạ thấp uy tín vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối chính trị do Đảng lãnh đạo.

Hai là, tuyền truyền mê tín dị đoan..

Chúng sử dụng mạng xã hội, tổ chức các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan trục lợi gây bức xúc trong xã hội, thông qua các nhóm như: “câu lạc bộ tình người”, “nhóm trừ ma đuổi quỷ”, hoạt động “cúng oan gia trái chủ trục vong”. Hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, xúc phạm, chia rẽ tín ngưỡng tôn giáo của các tổ chức, cá nhân như: “Hội thánh của đức chúa trời mẹ”, xúc phạm đạo mẫu Việt Nam và các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.... Chúng tổ chức đăng tải các bài thuyết giảng trên các nền tảng mạng xã hội có nội dung lệch chuẩn đạo đức, thuần phong mỹ tục, mê tín dị đoan một cách rầm rộ nhằm lôi kéo lực lượng, gây dư luận bức xúc trong xã hội và trong cộng đồng các tín ngưỡng tôn giáo...

Với sự bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, các hoạt động chống phá an ninh tôn giáo của các thế lực ngày càng quyết liệt. Để góp phần đảm bảo an ninh tôn giáo trên không gian mạng chúng ta cần tìm hiểu và tự trang bị cho mình kỹ năng sử dụng mạng xã hội và những kiến thức về an ninh mạng. Nắm vững bộ quy tắc ứng xử cho tổ chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Luôn đề cao ý thức cảnh giác với các hoạt động tuyên truyền lôi kéo của các “tà giáo”, tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật. Chủ động phát hiện và báo cáo cơ quan chức năng xử lý nghiêm những thông tin xấu độc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và sự lành mạnh của đời sống tôn gôn giáo “ Sống tốt đời - đẹp đạo” ở Việt Nam. Vậy nên, việc nhận diện và miễn dịch với các hành vi vi phạm an ninh tôn giáo trên không gian mạng là một trong những vấn đề rất cần thiết góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Sưu tầm

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét