Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và toàn dân sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về chống tham nhũng sẽ càng gia tăng, tinh vi và xảo quyệt hơn. Do đó, đấu tranh chống tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch về chống tham nhũng phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đó, chú trọng một số nội dung giải pháp cơ bản sau:
Một là, tích
cực nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân để họ nhận diện rõ âm
mưu của các thế lực thù địch, vạch trần bản chất của chúng, định hướng tiếp
nhận thông tin trên mạng có chọn lọc, khách quan.
Trước những
sự kiện chính trị, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, các cơ quan thông
tin, truyền thông cần khai thác thông tin từ cơ quan chức năng, để thông tin
kịp thời, chính xác, bình luận trung thực, khách quan, góp phần định hướng, tạo
sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp giải quyết vấn đề. Thực tiễn đã
chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư tưởng, dù phức tạp đến đâu, nếu
thực hiện công tác thông tin kịp thời, đúng đắn, làm tốt việc định hướng thông
tin, thì sự việc sẽ được giải quyết ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải
tỏa, không còn cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc,
bịa đặt, chống phá.
Nâng cao nhận
thức để người dân là người dùng mạng xã hội thông thái. Khi tìm hiểu thông tin
trên mạng xã hội nên chọn những trang thông tin tin cậy, uy tín; biết đặt nghi
vấn đối với các thông tin; chủ động kiểm chứng, không chia sẻ khi chưa kiểm
chứng thông tin... Mỗi tổ chức, cá nhân phải nhận thức rõ phòng,
chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, kiên quyết phòng, chống
với tinh thần thẳng thắng, quyết liệt. Phòng, chống tham nhũng bằng cả cơ chế,
chính sách và hệ thống kiểm soát quyền lực... Có như vậy, tham nhũng, lợi ích
nhóm mới bị đẩy lùi. Đồng thời, phải luôn tỉnh táo trước các âm mưu thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này.
Hai là, xây
dựng “mặt trận” thống nhất nhằm phản ứng linh hoạt, chủ động, kịp thời đối với
mọi luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch về cuộc đấu tranh
chống tham nhũng của Đảng ta.
Mỗi cấp ủy,
mỗi đảng viên, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là một chiến sĩ trên mặt
trận tư tưởng, trong đó những người làm công tác tuyên giáo, công tác chính
trị, tư tưởng, báo chí là những chiến sĩ tiên phong. Sự lên tiếng chính thức,
kịp thời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cũng thể hiện rõ vai trò và năng
lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành
trước mỗi vấn đề, sự kiện nảy sinh; đồng thời, đây là một biện pháp hiệu quả để
định hướng dư luận, củng cố niềm tin, tạo sức đề kháng chống lại sự tuyên
truyền chống phá của các thế lực thù địch. Công tác tư
tưởng lý luận cần nhận diện, phát hiện và dự báo sớm một số vấn đề có thể gây
bức xúc về tư tưởng và phải luôn đi trước, đi cùng trong quá trình giải quyết
vụ việc. Phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, ban tuyên
giáo các cấp, kịp thời bám sát thực tiễn, bảo đảm tính chính xác, có chiều sâu
trí tuệ, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì mới hạn chế thấp
nhất những tác động của thông tin xấu, độc trên không gian mạng.
Ba là, tiếp
tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16-9-2013 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng;
Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công
tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo
số 17/TB-VPTW ngày 23-8-2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách
bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng... Đặc biệt là tổ chức triển khai mạnh
mẽ Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới, đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn là, xây
dựng lực lượng tác chiến trên không gian mạng.
Các cơ quan báo
chí phải giữ vững vai trò định hướng thông tin, thực hiện kết nối, tích hợp các
ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến vào sản phẩm báo chí của mình hoặc tạo
dựng những kênh truyền thông xã hội riêng nhằm tận dụng lợi thế của các phương
tiện này để lan tỏa thông tin chính thức đến công chúng. Đặc biệt, kịp thời
biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp
trong cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét