Xây dựng Nghị định mua bán điện, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định mua bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện với khách hàng (DPPA) và Dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt mái nhà dân, công sở, khu công nghiệp. Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương giữ đề xuất mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng. Trước đề xuất trên, nhiều luận điệu cho rằng việc này sẽ không khuyến khích được người dân, doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà vì họ không có lợi ích, rồi đề xuất mâu thuẫn với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ phê duyệt,… Tất cả những quan điểm trên đều là phiến diện, chưa hiểu bản chất sâu xa của vấn đề, đặc biệt về yếu tố vận hành hệ thống điện và mặt kỹ thuật. Thậm chí, các trang mạng phản động như Việt Tân, BBC còn đưa ra luận điệu xảo trá, xuyên tạc và quy chụp cho rằng mục đích là “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền”…. Từ những thông tin một chiều và quy chụp ấy, nhiều người đã bị “dắt mũi” theo những suy luận xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Trước hết, phải khẳng định rằng, đề xuất mua
điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng của Bộ Công Thương là hoàn
toàn phù hợp
với thực tiễn vận hành hệ thống điện hiện nay và định hướng quy hoạch, phát
triển của ngành điện trong tương lai. Cụ thể,
theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 đã quy định về định hướng phát triển nguồn điện và
phương án phát triển nguồn điện. Theo đó, có nội dung nêu rõ “ưu tiên, khuyến
khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt
trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào
lưới điện quốc gia)”. Cần nhớ rõ, trong Quy hoạch điện VIII đã nhắc đến việc “không
đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia”. Bởi vậy, suy luận mua điện
mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng mâu thuẫn với Quy hoạch điện
VIII là chụp mũ, cố tình xuyên tạc sự thật.
Thứ hai, cần thấy rằng, ở đây việc phát triển
điện mặt trời mái nhà đang gắn với mục đích tự sản, tự tiêu và đề xuất trên
hoàn toàn dựa trên việc đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người dân, doanh
nghiệp khi tham gia. Theo đó, chính sách giá 0 đồng chỉ áp dụng với sản lượng
điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dư thừa phát lên lưới điện quốc gia. Sở
dĩ như vậy bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt
trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, đồng thời góp phần làm giảm áp lực cho
hệ thống điện quốc gia.
Bởi, nếu như cho phép nối lưới không giới hạn
công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất
cao. Vì sao lại vậy? Trước hết, đó là vấn đề ảnh hưởng của điện mặt trời tới
công suất điện. Do nguồn điện này phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, nên sẽ chỉ có
tác dụng vào những giờ có ánh nắng. Do đó, để ổn định nguồn cung cấp điện, sẽ
phải đầu tư các nguồn lưu trữ phù hợp. Đặc biệt, những thời điểm có bức xạ cao
có thể sẽ dẫn tới dư thừa nguồn điện, phải cắt giảm công suất phát điện. Yếu tố
thứ hai đến từ tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ của điện mặt trời. Tuy có
nhiều lợi thế, nhưng điều này làm khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ
công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn. Yếu tố cuối cùng là chi phí cân
bằng công suất của hệ thống điện do điện mặt trời gây ra, để đáp ứng tính bất
định của nguồn điện nay. Đơn vị điều độ sẽ phải trả chi phí không nhỏ để duy
trì một lượng điện ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ
có điện mặt trời. Vì thế,
nếu phát triển điện mặt trời không ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải và ồ ạt
với quy mô lớn, hoặc phát điện vào hệ thống sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung - cầu
của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết. Tất cả những yếu tố
trên có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống điện và tác động tiêu cực lên cả ngành
điện nếu không được xem xét một cách thấu đáo. Ở đây, rõ ràng Bộ Công Thương đã
tính toán kỹ và lường trước được những hệ lụy sẽ xảy ra và đưa ra đề xuất trên.
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc đề
xuất chính sách mua điện mặt trời tự sản, tự tiêu dư thừa với giá 0 đồng không
chỉ làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tăng cường khả năng vận hành an
toàn cung cấp điện cho lưới điện còn chặn đứng lối tư duy bất chấp quy định
pháp luật để phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà “đội lốt” tự sản, tự tiêu để
trục lợi chính sách và tình trạng hợp thức hóa cho sai phạm. Như vậy có thể
thấy, việc cho rằng đề xuất “muốn dân thiếu, không đủ điện” để “kiếm tiền” chỉ
là những luận điệu xảo trá, xuyên tạc. Các thế lực thù địch đã lợi dụng dư luận
để thực hiện mục đích chống phá, chứ hoàn toàn không hề nhắc đến những mặt sẽ
làm được của đề xuất chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét