Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

CÁCH NHÌN THIÊN LỆCH, HÃY THÔI KHOÁC ÁO “NHÂN QUYỀN”



Trả lời tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao cuối tháng 4/2020 về báo cáo của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng khẳng định, đây là những thông tin không có cơ sở. Ông nêu rõ, Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
          Năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật. Để ngăn chặn các hành vi tấn công mạng, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức. Về thông tin Facebook được yêu cầu hạn chế quyền truy cập của người dùng vào những nội dung được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam, ông Ngô Toàn Thắng cho biết, chủ trương của Việt Nam là phát triển ứng dụng Internet, công nghệ thông tin nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đất nước và phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.
          Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế và các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh. “Là một công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, công ty Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc Facebook sẽ thực hiện các cam kết này như thế nào trong thời gian tới” – ông Thắng nói.
          Liên quan vấn đề này, khá nhiều mạng nước ngoài đã tung tin sai lệch, cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam “cưỡng ép” Facebook để xử lý “người bất đồng chính kiến”. Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Amnesty International và Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Facebook “rút lại quyết định gia tăng kiểm duyệt các nội dung trên mạng xã hội này ở Việt Nam”. HRW chỉ trích Facebook rằng, động thái trên “đặt ra một tiền lệ xấu về cả nhân quyền lẫn chính sách toàn cầu của công ty này.
          Quyết định nói trên của Facebook làm gia tăng nguy cơ có thêm nhiều rào cản về nội dung trong tương lai”... Ông John Sifton, Giám đốc vận động châu Á của Tổ chức HRW lên giọng chế nhạo Facebook khi nói rằng, giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này “đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Từ đó, John Sifton suy diễn một cách rất thiển cận rằng lẽ ra Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần “sử dụng tốt hơn đòn bẩy ngoại giao để hỗ trợ Facebook trong tình huống bị chính quyền Việt Nam gây sức ép. Các doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp khác lẽ ra cũng cần ủng hộ Facebook một cách công khai hơn để ngăn ngừa các chiến thuật mạnh tay của chính quyền”.
          Những phát biểu và hành động nói trên của HRW lại diễn ra đúng thời điểm khá ngẫu nhiên: Facebook cho biết một tòa án liên bang Mỹ ngày 23/4/2020 đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận dàn xếp mà mạng xã hội này đã đạt được với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vào tháng 7 năm ngoái sau một cuộc điều tra về các rủi ro bảo mật quyền riêng tư.
          “Thỏa thuận này đã mang lại những thay đổi cơ bản cho công ty của chúng tôi và tiến bộ trong cách chúng tôi bảo vệ quyền riêng tư của mọi người hơn bất cứ điều gì chúng tôi đã làm trước đây” - Michel Protti, Giám đốc về quyền riêng tư của Facebook cho biết trong một bài đăng trên blog của công ty.
Ông nói, trên hết, nó mang đến một mức độ trách nhiệm mới và đảm bảo rằng quyền riêng tư là trách nhiệm của mọi người tại Facebook. Thỏa thuận trên đạt được vào năm ngoái sau khi FTC xem xét trách nhiệm của Facebook trong vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica - một công ty tư vấn hiện không còn hoạt động, trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump - làm rò rỉ dữ liệu của tới 87 triệu người dùng. Cơ quan này khi đó cho rằng Facebook không bảo vệ được dữ liệu người dùng, vi phạm thỏa thuận trước đó với FTC trong bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Là một phần của thỏa thuận với FTC, Facebook đồng ý thành lập một ủy ban bảo mật độc lập giám sát việc đảm bảo quyền riêng tư của mạng xã hội lớn nhất thế giới. CEO Mark Zuckerberg sẽ phải trình FTC các báo cáo chứng nhận mạng xã hội này đã triển khai các biện pháp bảo vệ nhiều hơn quyền riêng tư vào các nền tảng của mình. Facebook cũng bị phạt 5 tỷ USD - một án phạt mà FTC gọi là chưa từng có. FTC cho biết họ rất hài lòng với phán quyết của tòa án.
          Sự việc nói trên tại Mỹ là bằng chứng sinh động về hoạt động của các mạng xã hội toàn cầu trong việc thực thi, chấp hành theo luật pháp của nước sở tại. Không có hoạt động nào đứng ngoài luật pháp, càng không có chuyện lấy danh nghĩa dân chủ, nhân quyền để che đậy các sai phạm của mình. Tại Mỹ, Facebook không có ngoại lệ thì hiển nhiên, ở bất cứ quốc gia nào mạng xã hội này có mặt cũng phải tuân thủ nguyên tắc pháp lý này. Vậy mà HRW rồi những cá nhân dưới danh nghĩa “tự do thông tin” vẫn có thể ngụy biện, quy chụp để hướng vào chỉ trích Việt Nam, sự thực đó cho thấy rõ bản chất của HRW là gì.
          Theo đánh giá của Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH&TTĐT) Bộ Thông tin và Truyền thông, trên Facebook, Google thời gian qua có nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Thời gian qua, Cục PT-TH&TTĐT đã chủ động làm việc với Facebook và Google để 2 nền tảng này tích cực hợp tác, gỡ bỏ nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả, thông tin xấu độc, tài khoản giả mạo trên Facebook, Youtube. Đối với Facebook, trong năm 2019, mạng xã hội này đã gỡ bỏ 207 tài khoản, trong đó có tài khoản giả mạo các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước (46 tài khoản), còn lại tài khoản tuyên truyền thông tin giả mạo, xấu độc, kích động chống phá Nhà nước Việt Nam; gỡ bỏ 244 link rao bán sản phẩm bất hợp pháp; 271 link phát ngôn gây thù hận, bôi nhọ đối với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức; gỡ bỏ 330 fanpages quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng. Đối với Google, trên Youtube đã ngăn chặn và gỡ bỏ hơn 9.500 video vi phạm... 
          Để ngăn chặn vi phạm trên mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nhiều biện pháp như: Yêu cầu Google, Facebook phối hợp ngăn chặn, gỡ bỏ; sử dụng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn nguồn phát tán thông tin vi phạm; kiểm tra, chấn chỉnh các công ty truyền thông, quảng cáo, nhất là hoạt động quảng cáo từ nước ngoài...
          Việc các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để đăng tải tin, bài, video có nội dung độc hại, chống phá Việt Nam, vi phạm quyền của cá nhân, tổ chức đang diễn biến phức tạp. Mấy tháng qua, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều đối tượng đã tung tin giả, thông tin xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh xử lý theo quy định của pháp luật. Cùng việc Luật An ninh mạng có hiệu lực, ngày 3/2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4). Nghị định được đánh giá là có quy định rõ hơn, mạnh mẽ hơn so với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trước đây.
          Như vậy, việc hoàn thiện hành lang pháp lý là cơ sở quan trọng để đưa các hoạt động trên không gian mạng vào khuôn khổ. Việc Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam là nằm trong xu hướng chung này. Hiện trên thế giới có 138 quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng.  Tuy tên gọi có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng các luật này có mục tiêu chung là tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân cũng như hoạt động của các cơ quan công quyền, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường internet. Ðồng thời, cùng với việc thiết lập các quy định giúp điều chỉnh hành vi trên không gian mạng, luật cũng quy định rõ các chế tài xử phạt. 
          Vào tháng 2 năm 2016, Tổng thống Mỹ Obama đã phát triển Kế hoạch hành động an ninh quốc gia về an ninh mạng (CNAP). Kế hoạch này được thực hiện để tạo ra những hành động và chiến lược lâu dài trong nỗ lực bảo vệ nước Mỹ chống lại các hiểm họa mạng. Trọng tâm của kế hoạch này là để thông báo cho công chúng về mối đe dọa ngày càng tăng của tội phạm mạng, cải thiện bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân của người Mỹ và để thông báo cho người Mỹ về cách kiểm soát an ninh kỹ thuật số.
          Đó là thực tiễn khách quan. Không thấy được sự thật hiển nhiên đó, lại cố nhìn bằng con mắt xiêu vẹo, chiếc áo “nhân quyền quốc tế” mà HRW đang khoác đã đến lúc phải gỡ bỏ.
                                                                                                Chủ lực


CẢNH GIÁC VỚI TRÒ LỢI DỤNG VỤ ÁN HỒ DUY HẢI ĐỂ XUYÊN TẠC



          Trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập” để chống oan, sai... Vụ án này đã diễn ra cách đây 12 năm và kéo dài đến nay, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Để xem xét toàn diện bản chất vụ án và quá trình tố tụng, từ ngày 6-8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này.
          Cụ thể, ngày 8/5/2020, Đài BBC đưa bài viết của đối tượng Nguyễn Văn Đài (đối tượng cầm đầu của tổ chức “Hội anh em dân chủ” vốn đã 2 lần bị kết án tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” và bị trục xuất sang Đức). Nội dung phát biểu xuyên tạc về vụ án Hồ Duy Hải và cho rằng “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai. Với chế độ Cộng sản, họ chỉ coi luật sư là vật trang trí cho đủ phiên tòa, để họ tránh sự chỉ trích từ quốc tế, cũng như từ người dân, vai trò của luật sư ít quan trọng... Sau khi xem hồ sơ, cùng với tất cả chứng cứ mà các luật sư của Hồ Duy Hải đã biện luận trước tòa trước đây, tôi cho rằng đây là một vụ án oan sai”. Trước đó, ngày 8/5/2020, cũng trên BBC đưa bài phân tích với tiêu đề “không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ án Hồ Duy Hải”,đồng thời suy diễn cho rằng “ngành tư pháp Việt Nam không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Thật nguy hiểm khi sự vi phạm pháp luật của không ít cán bộ công chức tư pháp lại nhân danh pháp luật, dẫn đến những hậu quả, oan sai và ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp”. Ngay sau khi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao bác kháng nghị của VKSND tối cao, trên báo Tiếng Dân đã đăng tải nhiều bài phân tích theo chiều hướng tiêu cực một cách có chủ đích, suy diễn vô căn cứ kết quả phiên tòa. Họ luận điệu rằng: Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải là đã ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Bằng phán quyết này, thành tích “phá án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ; nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan. Rồi “trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, hung thủ các vụ án mạng nghiêm trọng gần như đều nhanh chóng bị bắt. Tiền thưởng, huân chương, sao gạch nhanh chóng được ban phát…”. Không thể phủ nhận tính chất đặc biệt nghiêm trọng và mức độ phức tạp của vụ án, trong đó có sai sót của cơ quan tố tụng địa phương đã được chỉ ra trong kháng nghị và tại phiên tòa. Tuy nhiên, lợi dụng vào diễn biến xét xử giám đốc thẩm vụ án, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, mạng Internet, các trang phản động hải ngoại và mạng xã hội lợi dụng để tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc. Từ đó miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; khoét sâu nỗi đau gia đình bị can, quy kết, suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.
                                                                                                Chủ lực

CẢNH GIÁC VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TRONG CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG



Tất cả sự chống phá trên đều nhằm tới mục tiêu: Phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; hạ thTrong giai đoạn hiện nay, chuẩn bị cho Đai hội Đảng ần thứ XIII, hoạt động của các thế lực thù địch không còn được thực hiện đơn lẻ mà được tiến hành ồ ạt theo kiểu “chiến dịch”, với việc huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền tập trung về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng, dịch vụ tiện ích trên không gian mạng, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chính trị không ngừng gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác nhân sự Đại hội XIII… ấp uy tín và thành quả cách mạng; phá hoại Đại hội XIII của Đảng.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY, KẺ LỚN TUỐI SAO CÒN CÒN MÊ MUỘI, TRÁO TRỞ



       
          Ngày 23-5, Cơ quan ANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, tại Nam Định; trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án. Trước khi cơ quan ANĐT có thông tin chính thức, trên một số trang mạng ngoài nước và facebook của các đối tượng chống phá trong nước đã ngay lập tức lan truyền những thông tin thất thiệt, bóp méo bản chất sự việc. Một số đối tượng đến khu vực nhà riêng bị can, quay clip để các trang mạng nước ngoài “tường thuật trực tiếp”, phỏng vấn người nhà, người “chứng kiến” với nội dung vu cáo chính quyền, Công an “tra tấn”, “bắt người vô cớ”…

Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với Thanh niên trong Quân đội!

Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận thanh niên do chưa được rèn luyện, thử thách qua thực tế cuộc sống; bản lĩnh chính trị chưa được tôi luyện thông qua học tập, công tác; tâm, sinh lý đang ở độ tuổi phát triển và trưởng thành nên dễ chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực bên ngoài, như lối sống “vô cảm”, “thực dụng”, “hưởng thụ” và “ích kỷ” đang len lỏi, gặm nhấm tâm hồn của lớp trẻ. Lợi dụng vào những điểm yếu đó; các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tiếp tục thông qua các thành tựu của khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để tuyên truyền, đầu độc những tư tưởng cực đoan, lối sống tha hóa, thực dụng,…nhằm lôi kéo lực lượng thanh niên, một lực lượng vô cùng hùng hậu và quan trọng trong sự phát triển, phồn thịnh của quốc gia; trong sự nghiệp xây dựng Quân đội để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Do vậy, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận thanh niên hiện nay đã dần hiện hữu ngay trong cuộc sống xã hội và trở thành nguy cơ cho tương lai nếu như chúng ta không có biện pháp phòng chống hiệu quả. Vậy, chúng ta phải làm gì và như thế nào? Đây là câu hỏi lớn đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; các địa phương và mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị đều phải tham gia trả lời cho được; đây còn là nghĩa vụ của mỗi đoàn viên, thanh niên nói chung, thanh niên Quân đội nói riêng đối với Tổ quốc, với đồng bào mình, với truyền thống dựng nước, giữ nước hơn 4000 năm của dân tộc ta. Dó đó, để thanh niên quân đội thực hiện tốt phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” yêu cầu phải thực hiện tốt một số nội dung biện pháp cơ bản đó là:
Một là, tăng cường giáo dục, rèn luyện lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên
Một trong các phương thức chống phá của các thế lực thù địch là chúng đã khai thác triệt để mạng thông tin xã hội để trở thành mũi nhọn tập trung vào đối tượng thanh niên; thời gian qua, chúng tăng cường tuyên truyền, lôi kéo thành niên ra nước ngoài để học tập, công tác, làm ăn; chúng tập trung vào cả bộ phận thanh niên chuẩn bị hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, bởi đây là lực lượng kế cận, kế tiếp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, sự bình yên của xã hội. Mọi diễn biến tiêu cực đó đều nhằm mục đích duy nhất là làm cho tầng lớp thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên trong lực lượng vũ trang từng bước“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xa rời lý tưởng cách mạng, sa sút về đạo đức, suy thoái về chính trị, từng bước tự chuyển hóa, có thể bị ép buộc hoặc tự nguyện quay lại chống Đảng, Nhà nước và dân tộc mình.
Giáo dục, rèn luyện lý tưởng vào đạo đức cho thanh niên, chính là chúng ta đã trang bị cho thanh niên có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có khả năng “miễn dịch” trước tất cả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thủ địch; giúp họ không “tự diễn biến” trong tư tưởng, không “tự chuyển hóa” trong lời nói, hành động; không thể tự biến mình từ người đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sang một con người khác để kẻ thù lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và dân tộc mình. Nhất là đội ngũ thanh niên đang thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả đó là những cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc tập, chủ quyền, tự do của Tổ quốc.
Tăng cường giáo dục cho thanh niên trong cơ quan, đơn vị hiểu biết, nắm chắc về lịch sử dân tộc, truyền thống của Quân đội, của cơ quan, đơn vị mình, từ đó hình thành ý thức tự tôn dân tộc, tự hào với truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, Quân đội trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phóng toàn dân, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Hai là, thường xuyên giáo dục cho thanh niên có nhận thức đúng về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị
Các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị tiếp tục lợi dung tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp: Xung đột vũ trang, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ; bão lụt do biến đổi khí hậu; dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên thế giới... để tăng cường sử dụng các thủ đoạn tinh vi dùng nhiều luận điệu tuyên truyền được ngụy trang dưới nhiều chiêu bài khác nhau, thông qua nhiều phương thức khác nhau nhằm chống phá cách mạng nước ta; nhất là trong khi chúng ta đang phòng chống dịch Covid-19, đối phó với hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long... Do đó, nhận diện được những âm mưu, thủ đoạn của địch, đó là một vấn đề quan trọng, là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cũng là trách nhiệm của mỗi đoàn viên thanh niên trong Quân đội. Các cấp ủy Đảng, chỉ huy phải thường xuyên nắm vững diễn biến tư tưởng của quân nhân trong đơn vị; tăng cường giáo dục chính trị, định hướng bộ đội khi tiếp cận với các thông tin, nhất là trên mạng xã hội, đây là phương tiện mà các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị sử dụng nhiều nhất để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá.
Ba là, tăng cường các hoạt động phong trào trong đơn vị
Đặc điểm của thanh niên nói chung, thanh niên trong Quân đội nói riêng đều có tính năng động, thích tham gia các hoạt động có tính tập thể như: Hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ, hội thi, hội thao...
Do đó, cấp ủy, chỉ huy ở các cơ quan đơn vị cần chú ý thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào ở đơn vị, như các giải bóng đá, bóng chuyền... các buổi văn nghệ, các cuộc thi như làm báo tường, cắm hoa... nhằm tập hợp thanh niên trong đơn vị tham gia, tạo cho đơn vị có môi trường văn hóa lành mạnh, đây cũng là một “liệu pháp” tốt để thanh niên hạn chế tiếp cận với những tư tưởng, những thông tin tiêu cực.
Tổ chức các buổi tọa đàm, xác định các chủ đề phù hợp với diễn biến của tình hình chính trị, xã hội; tình hình và nhiệm vụ của đơn vị để thông qua đó, thanh niên được trao đổi tâm tư, nhận thức của bản thân về các vấn đề trong xã hội, Quân đội, đơn vị; đồng thời, tạo điều kiện để người chỉ huy đơn vị nắm chắc diễn biến tư tưởng của thanh niên, định hướng đúng cho thanh niên; ngăn chặn kịp thời những biểu hiện hoặc nhận thức lệch lạc có thể dẫn đến việc cá nhân “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thực tế cho thấy, ở một số đơn vị xuất hiện các biểu hiện quan nhân vi phạm kỷ luật như: Cá độ, đánh bài ăn tiền, vay nặng lãi... thậm chí có trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến danh dự “ Bộ đội Cụ Hồ”, mà nguyên nhân chủ yếu là do những thanh niên đó có nhiều thời gian rảnh rỗi hoặc tự do đi ra ngoài doanh trại tiếp xúc với nhiều thói hư tật xấu, do công tác giáo dục, quản lý của chỉ huy đơn vị còn lỏng lẻo. Do đó, vai trò của cấp ủy, chỉ huy đơn vị rất quan trọng trong giáo dục, rèn luyện; đồng thời mỗi cá nhân đoàn viên thanh niên trong đơn vị phải có ý thức tự giác, tự rèn, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện. Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với sinh viên và thanh niên trong Lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/01/1955 “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?”. Từ đó, hình thành lên thói quen cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhằm tô thắm truyền thống Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua 89 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (26/03/1931-26/03/2020); trên cơ sở tinh thần cách mạng “quyết chiến quyết thắng”, với ý chí quyết tâm cao “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” như lời khen tặng và nhắn nhủ đối với thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thanh niên:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
 HA

VẤN ĐỀ DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH



Dịp 19/5 vừa qua, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam, các thế lực thù địch lại tiếp tục chống phá nhằm "hạ bệ thần tượng". Một số quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa dân tộc. Thực chất đây là âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, nhằm xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, hòng làm lu mờ hình ảnh Hồ Chí Minh trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.

Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam, từ tinh hoa triết học và giá trị văn hóa Đông - Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải theo lối giáo điều, dập khuôn mà là sự chắt lọc và hòa quyện những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là nhân tố cơ bản quyết định đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề dân tộc nói chung, mà là vấn đề dân tộc thuộc địa ở một nước cụ thể là nước Việt Nam đang bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, thực chất vấn đề dân tộc mà Người đề cập đến là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được thể hiện:
Độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Độc lập tự do là khát vọng, là mục đích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển, những nước lớn luôn muốn chà đạp lên độc lập của các nước khác, luôn muốn biến các dân tộc khác thành thuộc địa của chúng. Trong hoàn cảnh đó người dân thuộc địa không có bất kỳ một quyền nào kể cả quyền sống, quyền quyết định tính mạng. Tại Đại hội Tua (30/12/1920), sau khi bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế Cộng sản, trả lời người tốc ký Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”
Ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn.
Quan điểm này đã được Nguyễn Ái Quốc khẳng định từ rất sớm. Cuối năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”[1]. Chủ nghĩa dân tộc mà Người nói đến ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Nó hoàn toàn khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của giai cấp phong kiến, tư sản mà đã từng bị lịch sử lên án. Từ vị trí của người dân thuộc địa và truyền thống dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Đó là một động lực lớn góp phần đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng thuộc địa đi tới thắng lợi. Mục tiêu là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là mục tiêu nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong Chánh cương sách lược vắn tắt năm 1930, Người viết: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[2]. Lực lượng cách mạng là toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp.
Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, nghĩa là Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấy rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản.
Nhưng xuất phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Người cho rằng, trong hoàn cảnh dân tộc mất độc lập, tự do, Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi giai cấp và lợi ích bộ phận phải phục tùng lợi ích dân tộc. Người cho rằng, quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thực hiện được. Do đó, phải kết hợp nhuần nhuyễn và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, quyền lợi dân tộc và quyền lợi quốc tế trên phạm vi quốc tế cũng như trong quốc gia dân tộc Việt Nam. Đồng thời luôn đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, và các dân tộc trên thế giới.
Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính cách mạng sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Tư tưởng này là sự kế thừa, bổ sung phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam và đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tập.1, tr.511.
[2] HCM: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, tập.3, tr.1.



MỸ PHẢN ĐỐI YÊU SÁCH VÔ LÝ Ở BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC BẰNG GỬI CÔNG THƯ LÊN LIÊN HIỆP QUỐC

      Trưởng phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ), Đại sứ Kelly Craft, hôm 1-6 gửi công thư tới Tổng thư ký LHQ để phản đối yêu sách của Trung Quốc (TQ) về Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của công luận và các nhà nghiên cứu.

 Nội dung trong công thư ngày 1-6-2020 của Mỹ phản đối các yêu sách của TQ trên Biển Đông có thể được tóm lược thành bốn vấn đề chính.
Thứ nhất, Mỹ phản đối các lập luận về yêu sách của TQ về cái gọi là “quyền lịch sử” của TQ đối với đường lưỡi bò. Lý do là tất cả quyền của TQ (nếu có) tại Biển Đông đều không thể vượt quá các quy định về các vùng biển đã được ấn định bởi Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trong phán quyết 2016 của Tòa Trọng tài vụ Philippines kiện TQ đã nói rõ vấn đề này.
Thứ hai, Mỹ cũng phản đối các lập luận về việc TQ có quyền chủ quyền và quyền tài phán phát sinh từ việc TQ có chủ quyền đối với tất cả thực thể tại Biển Đông mà TQ gọi là Nam hải . Các thực thể này không thể đáp ứng tiêu chuẩn là “đảo” theo Điều 121 UNCLOS. Vậy nên chúng không thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa kèm theo được. Thêm nữa, đối với những cấu trúc lúc chìm lúc nổi và các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển thì không thể là đối tượng để yêu sách chủ quyền, cũng như không thể có được các vùng biển kèm theo. Cho nên việc TQ khẳng định họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán tại đây là phi lý và không thể chấp nhận.
Thứ ba, Mỹ cũng phản đối việc TQ tự ý tuyên bố đường cơ sở thẳng bằng cách bao quanh các cấu trúc nằm rải rác ở Biển Đông. Điều này ám chỉ trực tiếp tới đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam bị TQ chiếm phi pháp) mà TQ tự ý tuyên bố năm 1996. Đây là việc làm sai trái và đi ngược lại UNCLOS. Bởi vì chỉ có các quốc gia quần đảo mới có thể tuyên bố đường cơ sở như vậy và TQ không phải là quốc gia quần đảo.
Cuối cùng, Mỹ tỏ ý thừa nhận thông qua việc viện dẫn và yêu cầu TQ tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài. Phán quyết này được coi là một phần của luật biển quốc tế.
Tất cả bốn nội dung này đều trùng hợp với quan điểm của các quốc gia như Philippines, Việt Nam, Indonesia và phần nào của Malaysia. Điều này cho thấy không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia đều có quan điểm chung như vậy. Thực tế đã đủ để chứng tỏ sự sai trái của TQ khi đi ngược lại luật biển quốc tế và UNCLOS như thế nào.

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO LÀ GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM


Yêu nước, thương người là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ trên gương mặt tinh thần của cả dân tộc. Đó cũng là một truyền thống văn hóa, văn hóa chính trị gắn liền với văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hằng nghìn năm cho tới ngày nay vừa anh hùng vừa bi tráng. Cốt cách Việt Nam định hình trong thử thách khắc nghiệt chống thiên tai và chống ngoại xâm, đoàn kết và cố kết cộng đồng, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh của hợp tác và đồng thuận. Sức mạnh ấy chẳng những được quy định thành văn mà còn được tổng kết thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động, sự khẳng định các giá trị. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống có trong mối liên kết giữa Nhà với Làng với Nước, là liên kết cộng đồng, lấy sức mạnh ở tổng thể, trong đó từng cái riêng, đơn lẻ và cá thể được tập hợp và hòa đồng trong cái chung của cộng đồng rộng lớn, lấy tương đồng, cố kết cộng đồng để khắc phục những khác biệt và những xung đột.

VĂN HÓA LÀ DO CON NGƯỜI SÁNG TẠO RA


Việt Nam, xét trên phương diện đất nước học, là cả một địa – văn hóa hết sức độc đáo bên cạnh một địa – kinh tế và địa – chính trị rất đặc thù.
Lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có một truyền thống lâu đời, bền vững đó là truyền thống lịch sử, truyền thống dân tộc. Cái hồn của truyền thống ấy là văn hóa và bản lĩnh sáng tạo, sức sống của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống từ lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân – thiện – mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia – dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân – thiện – mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa. Trong văn hóa tinh thần (phi vật thể) và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam truyền thống, qua các thời đại lịch sử cần đặc biệt chú trọng tới một lĩnh vực rất phong phú và tinh tế nằm chung trong cấu trúc của văn hóa, ấy là văn học, nghệ thuật, bao gồm cả dòng văn học dân gian và dòng văn học bác học. Đây là di sản tinh thần rất quan trọng mà các thế hệ người Việt Nam từ xa xưa – tổ tiên, ông cha chúng ta đã sáng tạo ra, đã để lại cho đời sau. Nó phải được bảo tồn và phát huy, được kế thừa và phát triển trong những điều kiện lịch sử mới. Nó cần phải có mặt trong hành trang của những con người Việt Nam hiện nay, nhất là thế hệ trẻ nhập cuộc với đổi mới để phát triển, đổi mới trong nội tại của đất nước, con người và dân tộc mình đồng thời hội nhập với bên ngoài để phát triển và hiện đại hóa. VNĐ

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI


BÀI 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.

XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ CỦA ĐẢNG


Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Theo Bác, “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”1. Người khái quát nội hàm đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”2; “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”3.
Vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn hiện nay, cần tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

CẦN KIÊN QUYẾT TRONG PHÒNG, CHỐNG "TDB", "TCH"



Trong đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", cần tạo ra phong trào và hành động cụ thể, thiết thực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cần tập trung: Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp. Vấn đề này đã được Đảng ta chú trọng thực hiện trong thời gian qua và đã thu được những kết quả nhất định; kiên quyết sử dụng nhiều biện pháp để đấu tranh phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; kiên quyết thực hiện phê bình, tự phê bình. Khi có dấu hiệu vi phạm thì dù cán bộ ở cương vị nào cũng cần phải được kiểm điểm, phê bình, xử lý kịp thời, mạnh mẽ, không "dĩ hòa vi quý", không nể nang, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, không có vùng cấm, không loại trừ cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao tự coi mình là "bề trên", đứng ngoài tổ chức. Những biểu hiện, những đối tượng như thế càng phải kiên quyết trong đấu tranh, khắc phục, loại trừ, bởi đó thực sự là "mầm họa" của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", là nguyên nhân sâu xa nhưng trực tiếp dẫn tới làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. VNĐ.

Ngẫm nghĩ về phương pháp, phong cách phê phán của Mác, Ăng ghen



Bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, ứng xử có văn hóa cao trong đấu tranh phê phán quan điểm phản diện là phong cách phê phán của những người cộng sản chân chính. Đó là điều mà Mác- Ăngghen đã thường xuyên nói và làm như vậy. 
Khi phê phán các nhà xã hội chủ nghĩa về Lassalle và C. Mác, Đuy rinh cho rằng: "Mác thì tính chất hẹp hòi của các quan điểm... những tác phẩm và thành tựu của ông ta, tự nó và vì nó, nghĩa là đững về mặt thuần tuý là lý luận mà xét, thì không có ý nghĩa gì lâu dài đối với lĩnh vực lịch sử các trào lưu tinh thần nói chung thì nhiều lắm cũng chỉ có thể được nhắc tới như là những dấu hiệu ảnh hưởng của một ngành triết học kinh viện bè phái cận đại... thiếu năng lực tổng hợp và phân loại... tư tưởng và thể văn lộn xộn, lối văn không xứng đáng... tính hám danh Anh hoá... sự lừa bịp... những quan niệm kỳ quái, trên thực tế chỉ là sản phẩm lai căng của trí tưởng tượng có tính chất lịch sử và lô-gích... lối nói dối trá... tính hư danh cá nhân... thủ đoạn vật ti tiện... trắng trợn... những câu pha trò và bông đùa để tỏ ra là hóm hỉnh... uyên bác kiểu người Tàu... lạc hậu về triết học và khoa học."
Trước những lời chỉ trích trên đây của Đuy rinh, Ăng ghen đã rất điềm tĩnh mà nhận xét rằng:  Tất cả những điều đó cũng chỉ mới là một bó hoa nhỏ ngắt lấy vội trong vườn hồng của ông Đuy-rinh mà thôi. Lẽ dĩ nhiên là lúc này chúng tôi hoàn toàn chưa đề cập xem những lời mắng mỏ đáng yêu đó - mà nếu có đôi chút giáo dục thì chúng chắc sẽ không cho phép ông Đuy-rinh tìm thấy bất kỳ một cái gì là có thính chất ti tiện và trắng trợn cả - có phải cũng là những chân lý cuối cùng cao nhất không. Cho nên lúc này, chúng tôi cũng tránh biểu lộ chút hoài nghi nào về sự sâu sắc tới tận gốc rễ của những lời mắng mỏ đáng yêu ấy, bởi vì trong trường hợp trái lại thì thậm chí có thể là người ta sẽ cấm không cho chúng tôi chọn loại người ngu ngốc trong đó chúng tôi sẽ được xếp vào. Chúng tôi cho rằng chúng tôi chỉ có nhiệm vụ, một mặt, đưa ra một ví dụ về cái mà ông Đuy-rinh gọi là "mẫu mực của cách diễn đạt thanh nhã và khiêm tốn theo đúng nghĩa của từ đó". Mặt khác, xác nhận rằng đối với ông Đuy-rinh thì sự vô dụng của những người đi trước ông ta cũng được xác định một cách chắc chắn như sự toàn thiện toàn mỹ của ông ấy. Vì thế chúng tôi xin hết sức tôn kính cúi rạp mình trước bậc thiên tài vĩ đại nhất đó của tất cả các thời đại - nếu quả thực là như vậy."
Không cần phải nói gì nhiều hơn! Mọi sự lợi dụng diễn đàn phê phán để mưu toan bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của ai đó trên diễn đàn đều thể hiện sự hẫng hụt về văn hóa ứng xử trong cuộc sống vốn là công bằng, văn minh, lịch sự và luôn vận động phát triển. 
Tự nhiên 

Phát huy tinh thần đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân; là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách mạng muốn thành công và “thành công đến nơi”, phải tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Muốn cách mạng thành công phải có lực lượng cách mạng, muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được Đảng ta xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu, phải được quán triệt trong tất cả các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt động thực tiễn. Đại hội XII chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh- “Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được cả”
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngày 13-6-1957. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước vừa hòa bình, vừa có chiến tranh; miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Lời dạy của Bác đã chỉ rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh, là khâu then chốt của mọi thành công; đồng thời, Bác căn dặn đồng bào và nhân dân ta phải luôn nêu cao tinh thần vượt khó, đồng tâm hợp lực thì việc to mấy cũng làm được, cũng thành công. Đoàn kết chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhờ có tinh thần đoàn kết, đồng tâm, hợp lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân mà dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ, hung bạo, giành độc lập, thống nhất đất nước, trở thành dân tộc tiêu biểu cho lương tri của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX; đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, song lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị, không những là tư tưởng, phương châm chỉ đạo mà còn là nguồn sức mạnh, động viên, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đừng đánh đồng "lợi ích nhóm" với tiêu cực, tham nhũng

                   

     Một số ý kiến cho rằng nội hàm của "lợi ích nhóm" và "nhóm lợi ích" ở đây theo nghĩa là lợi ích của một nhóm người hình thành trên cơ sở lợi ích cá nhân không chính đáng, trục lợi, kiếm chác, tham nhũng để làm lợi cho nhóm mình, xâm hại đến lợi ích nhà nước và tập thể, hành động phi pháp, các quan chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để móc nối, thông đồng với nhau để lách luật, hay vi phạm luật nhằm tham nhũng. Theo đó, nó là một phạm trù xấu cần phải loại bỏ. 

"Lợi ích nhóm" được hình thành và phát triển một cách khách quan trong đời sống. Nó vừa có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy không nên nhìn nhận nó chỉ thấy màu xám, chỉ thấy toàn tiêu cực trong đó. Cách nhìn này sẽ làm trượt tiêu động lực mang tính tích cực trong phát triển nhóm lợi ích và lợi ích nhóm trong xã hội 


THỰC TẾ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở MỸ|


Tình hình nhân quyền ở Mỹ từ trước đến nay, Mỹ luôn tự coi mình là “thẩm phán nhân quyền thế giới”, tự cho mình có cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước và đòi hỏi các nước này phải thực thi những hoạt động phù hợp với “giá trị nhân quyền Mỹ”. Washington thậm chí còn lấy đó làm cớ để có những tác động quân sự để nhằm lên tiếng bảo vệ người dân, bảo vệ quyền dân chủ và nhân quyền. Nhưng thực tế tình hình nhân quyền ở Mỹ đang diễn ra như thế nào?

ĐÁNG THƯƠNG CHO NHỮNG KẺ CẢ ĐỜI GIẢ VỜ MẮT MỜ TAI ĐIẾC



            Trên các trang mạng xã hội như facbook, zalo, blog… đã và đang xuất hiện hiện tượng chia se, tán phát, like, bình luận về luận điệu: “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ ra tay, Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay, Công ty hữu hạn ngoặc tay, Công an còng tay, Tội phạm bắt tay, Báo chí chùn tay, Trí thức phẩy tay, Đồng đội cụt tay, Quan chức đầy tay, Dân ... trắng tay”. Đây là lời lẽ của những kẻ cơ hội, thâm thù với cách mạng, mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Toàn Đảng, toàn tân, toàn quân ta.
          Khi công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đẩy mạnh, tăng cường, nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng tiếp tục được phát hiện, điều tra, tiến hành khởi tố, truy tố, xét xử…; Lợi dụng thời điểm đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các thế lực thù địch tung ra các luận điệu nói xấu chế độ, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và các cán bộ của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó chúng tung ra luận điệu: “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ ra tay, Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay, Công ty hữu hạn ngoặc tay, Công an còng tay, Tội phạm bắt tay, Báo chí chùn tay, Trí thức phẩy tay, Đồng đội cụt tay, Quan chức đầy tay, Dân ... trắng tay”. Nhiều người chia sẻ, tán phát, like, bình luận về luận điệu này. Trong đó có “người vô ý, kẻ hữu tình”. Không ít người dùng mạng xã hội bắt gặp luận này chưa kịp suy ngẫm đã bị hấp dẫn bởi ngữ điệu của nó nên đã vội vàng, mạnh tay nhấn like, chia sẻ, tán phát trong cộng đồng mạng và vô hình chung đã mắc mưu và trở thành người tiếp tay cho chúng.
Chỉ cần lưu tâm một chút, ai trong chúng ta cũng đều nhận ra những ý đồ đen tối trong luận điệu đó. Bởi ai trong chúng ta đều biết rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những chiến công thần thánh, đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; sau gần 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, từ một đất nước nghèo nàn, có cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có bước đột phá; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Có lẽ chỉ có những ai không may mắn, thiểu năng mới không thể thấy đất nước ta ngày càng thay da đổi thịt, đời sống mỗi người dân ngày một nâng cao. Còn đối với những kẻ vẫn nghe, vẫn thấy nhưng cả đời lại phải giả vờ mắt mờ tai điếc để nói phủ nhận, nói khác những gì đã nghe, đã thấy quả thực chẳng phải là khổ sở lắm sao? Thật đáng thương?!

NGƯỜI VIẾT



            Trung Dũng


SỰ NGỤY BIỆN CỦA Ý ĐỒ CHÍNH DANH HÓA CHO NGỤY QUYỀN

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa, “xét lại lịch sử” là một thủ đoạn thâm hiểm được sử dụng nhằm làm mất tính chính danh, chính đáng của chế độ chính trị XHCN mà mục tiêu của “DBHB” hướng tới lật đổ.
Để thực hiện “chính danh hóa” cho ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn, làm đảo lộn bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, những kẻ chủ trương xét lại lịch sử gồm số chống cộng cực đoan ở hải ngoại cấu kết với một số phần tử ở trong nước hướng vào làm thay đổi tên gọi “ngụy quyền Sài Gòn” bằng “Chính quyền Việt Nam cộng hòa”, “ngụy quân Sài Gòn”… Họ đã ngụy tạo ra nhiều lý do khác nhau có vẻ nhân văn, nhân đạo để ngụy biện cho việc làm này như: để “tránh sự biểu cảm”, “tránh sự miệt thị”, nhằm tạo “thuận lợi cho thực hiện ngoại giao của đất nước”, để “hòa giải, hòa hợp dân tộc”, để có “căn cứ pháp lý để đòi lại quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm giữ trái phép”; thậm chí họ còn xuyên tạc rằng “trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại hai quốc gia song song là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa, đều được quốc tế công nhận”… Và để bảo vệ cho cái căn cứ ngụy tạo đó, họ đã đưa ra các lý do ngụy biện rằng, “cuộc chiến ở Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 chỉ là một cuộc chiến ý thức hệ”, hoặc cho việc gọi tên ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn là một sự “phiến diện, cực đoan” do “thiếu phương pháp tiếp cận đa chiều về lịch sử”, dẫn đến không công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia sẽ tạo ra “khoảng trống lịch sử”… Những căn cứ ngụy tạo để ngụy biện đó đã được những người chủ trương xét lại lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hàng ngày, hàng giờ tuyên truyền trên phương tiện thông tin, truyền thông, nhất là qua mạng xã hội trên các kênh Twitter, Youtube, Facebook…
      Những hành vi ấy là không mới, nhưng nó như là một luồng gió độc gieo rắc tư tưởng phản động xuyên tạc sự thật, cần được vạch trần và lên án mạnh mẽ.