Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

 TÊN LỬA NGA DỒN DẬP NÃ VÀO ODESSA - MỤC TIÊU QUAN TRỌNG NGẬP TRONG LỬA KHÓI

_________
CNN đưa tin (trưa 3/4, giờ Việt Nam), nhiều tiếng nổ lớn đã xảy ra ở thành phố Odessa - miền Nam Ukraine. Khói lửa bốc cao ở nhiều khu vực.
Có từ 6 đến 8 tên lửa hành trình của Nga bắn vào. Kho dầu ở Odessa đang cháy nổ dữ dội. Nhiều người dân địa phương chứng kiến nói với CNN rằng, họ đã nhìn thấy có UAV bay trên bầu trời quanh khu vực trong vòng 2 ngày qua.
Video do CNN thu thập được cho thấy, khói đen bốc lên cuồn cuộn từ kho nhiên liệu nằm ngay cạnh tuyến đường sắt. Cột khói lớn có thể được nhìn thấy từ khoảng cách nhiều dặm. Tuy nhiên nhóm phóng viên CNN rất ngạc nhiên rằng, không nghe thấy bất kỳ tiếng còi báo động phòng không nào từ chính quyền Odessa!!!
“Lạ nhỉ! Các bố ấy trốn đâu hết rồi? Hay là hệ thống rada và còi báo động phòng không của của các bố ấy tịt hết rồi nhỉ?”- một phóng viên CNN cho biết.
Một nhân chứng nói với CNN rằng, đã nghe thấy 6 tiếng nổ lớn tại kho chứa nhiên liệu ngay trước lúc mặt trời mọc.
Tuy nhiên, khi được phóng viên hỏi, đại diện Hội đồng thành phố vẫn chắc nịch khẳng định: "Odessa bị tấn công từ trên không và chúng tôi đã biết trước để đánh chặn. Một số tên lửa đã bị phòng không của chúng tôi bắn hạ. Chỉ một số khu vực mới xảy ra cháy lớn".
Khi đại diện Hội đồng thành phố vừa dứt lời, có ít nhất một vụ nổ phát sinh sau đợt tấn công được CNN ghi nhận, giữa lúc các lính cứu hỏa đang cố gắng khống chế ngọn lửa.
Hiện vẫn chưa rõ số thương vong.
Nguồn: Bão lửa

 

VÌ SAO NGA GIẢM HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ Ở MIỀN BẮC UKRAINE?

Trong khi Bộ Quốc phòng Anh nhận định Nga đã “thất bại trong mục tiêu bao vây Kiev”, nhiều lãnh đạo châu Âu khác lại tỏ ra hoài nghi về việc Moscow giảm hoạt động quân sự ở miền Bắc Ukraine. Mới đây, ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy lực lượng Nga đã rút khỏi sân bay Antonov, cách Kiev khoảng 28 km. Việc kiểm soát sân bay này được coi là thắng lợi lớn đầu tiên của Moscow trong ngày đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. 

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 1/4, Tổng thống Ukraine Zelensky nêu rõ: "Họ đang rút lực lượng khỏi miền Bắc đất nước chúng tôi. Có nơi họ rút sau khi giao tranh, có nơi họ tự rời đi. Tuy nhiên, mọi người cần cẩn trọng khi trở lại khu vực này. Hãy chờ đến khi có thể yên tâm rằng không có thêm bất kỳ cuộc pháo kích nào".

Nhiều quan điểm về việc Nga giảm hoạt động quân sự tại miền Bắc Ukraine đã được đưa ra bởi các lãnh đạo phương Tây và cả giới học giả Nga. Cụ thể, giới chuyên gia phân tích quân sự của Nga cho rằng, động thái này của Moscow ở gần Kiev và tỉnh Chernihiv là nhằm thích nghi với tình hình thực tế. Tờ Aljazeera dẫn quan điểm của chuyên gia quân sự người Nga Pavel Felgenhauer nêu rõ: “Quân đội Nga tạm dừng để cho người dân thấy rằng mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, động thái này có thể liên quan tới tình hình thời tiết tại Ukraine trong thời gian tới". 

Theo chuyên gia Pavel Felgenhauer, chiến dịch mùa Đông về cơ bản đã kết thúc. Thực tế đã chứng minh rằng Ukraine phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt vào tháng 4. Do đó, khi thời tiết khô ráo trở lại vào tháng 5, Nga có thể sẽ triển khai chiến dịch mùa Hè mang tính quyết định. Chung quan điểm với ông Pavel Felgenhauer, chuyên gia Alexei Mukhin từ Trung tâm Thông tin chính trị Moscow cho rằng, tuyên bố giảm leo thang căng thẳng ở mặt trận phía Bắc của đoàn đàm phán Nga phù hợp với kế hoạch đã được Điện Kremlin tính toán kỹ lưỡng.

Ở một góc nhìn khác, ông Omar Ashour, nhà nghiên cứu xung đột tại Viện Doha (Qatar) nhận định, việc chiếm Kiev không còn trong chương trình nghị sự của Nga: “Nỗ lực bao vây và áp đảo Kiev không thành công. Do đó, Nga buộc phải tập trung vào phía Đông”. Ban đầu, Nga đề ra chiến lược quân sự ba mũi nhọn gồm bao vây để chiếm thủ đô, làm chủ miền Nam Ukraine và kiểm soát thành phố trọng yếu Mariupol vốn nằm trên bờ biển phía Nam của Ukraine kết nối vùng Donbass do phe ly khai kiểm soát và bán đảo Crimea. Nhưng Nga đã gặp không ít khó khăn trước sự chống trả quyết liệt của quân đội Ukraine vốn nhận được nhiều khí tài quân sự khủng từ phương Tây. Vì vậy, Moscow "đang tìm cách thoát khó tại Ukraine". 

Tuy nhiên, nhiều quan chức phương Tây tỏ ra hoài nghi về động thái mới của Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh "còn quá sớm để nói về việc liệu người Nga có thay đổi cách tiếp cận của họ hay không". Về phía Mỹ, Bộ Quốc phòng nước này cho rằng không nên loại trừ khả năng quân đội Nga chuẩn bị tiến hành một chiến dịch lớn hơn tại nhiều nơi khác trên lãnh thổ Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby khẳng định “sẽ không gọi đây là một cuộc rút quân”.

Stephen Biddle, Giáo sư về các vấn đề quốc tế và công cộng tại Đại học Columbia, người đã nghiên cứu các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Afghanistan và các nơi khác, cho biết rất khó để giải mã ý định của Moscow từ tuyên bố quân sự hôm 1/4 . "Họ rút quân gần Kiev để tạo điều kiện đàm phán là rõ ràng. Nhưng có thể Nga thực sự muốn thu hẹp mục tiêu để hướng tới các khu vực họ đã kiểm soát, đặc biệt là Donbass", ông Stephen Biddle lưu ý. 

Được biết, trong bối cảnh Nga giảm hoạt động quân sự ở miền Bắc Ukraine, Tổng thống Zelensky cho biết, lực lượng quân sự nước này đang chuẩn bị ứng phó khả năng Nga tấn công ở khu vực Donbass và Kharkov, thành phố lớn thứ hai của đất nước. "Tình hình vẫn vô cùng khó khăn. Lực lượng Nga đang dồn về Donbass, theo hướng Kharkov. Họ đang chuẩn bị cho những đợt tấn công mới. Chúng tôi đang chuẩn bị phòng thủ tích cực hơn nữa", ông Zelensky nhấn mạnh. 

 

VIỆT NAM LUÔN ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo và 16 tôn giáo.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể:

Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Như vậy, việc theo hay không theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo nào là quyền tự do của mỗi cá nhân, mỗi công dân Việt Nam được Hiến pháp 2013 thừa nhận.

Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình tôn giáo tiếp tục có những biến động, mở rộng không chỉ hoạt động tôn giáo mà cả các hoạt động xã hội, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, ngày 30/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tiếp tục tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đánh dấu son cho quá trình hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Cụ thể hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở Việt Nam, đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc và các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, thông qua đó cũng khẳng định với quốc tế, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng chính là minh chứng rõ nét nhất để chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền dân chủ nhân quyền tôn giáo.

 

NHẬN DIỆN HÀNH VI LẠM QUYỀN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Dưới góc độ quyền lực chính trị, lạm quyền là hành vi của cán bộ công chức trong thực hiện quyền lực chính trị theo những cách sai trái nhằm phục vụ lợi ích cho cá nhân họ hoặc nhóm lợi ích không đúng với các quy định trong hệ thống pháp luật của quốc gia, có thể gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nếu không gây thiệt hại về mặt vật chất thì cũng đem lại tác động xấu về mặt đạo đức, tinh thần cho xã hội. cán bộ công chức chỉ có thể lạm quyền khi được giao cho một quyền hạn nhất định tùy thuộc vào chức vụ và vị trí làm việc. Không chỉ cán bộ công chức có chức vụ mới có thể lạm quyền, bất cứ cán bộ công chức nào thực thi công vụ có liên quan đến phục vụ công dân đều có thể lạm quyền, khi lái nghĩa vụ thực hiện thành quyền ban phát để vụ lợi. Lợi ở đây không chỉ là tiền, mà còn là quyền sai khiến người khác không phù hợp với quy định của pháp luật cũng như danh tiếng trong xã hội. Có một số dấu hiệu nhận diện hành vi lạm dụng quyền lực:

Người đó đã sử dụng quyền lực nhà nước một cách không công bằng đối với những người chịu sự phán quyết của họ. Ví dụ, lạm dụng quyền lực của người trong hội đồng thi tuyển nhằm cho “người của mình” điểm cao hơn, tạo cơ hội cho “người của mình” được vào làm việc hoặc được bổ nhiệm chức vụ cao hơn; chấm thầu cho “đối tác của mình” điểm cao hơn để “đối tác của mình” trúng thầu; phê chuẩn dự án của “người thân quen” trong nhiều dự án được đệ trình; xử án nhẹ cho người thân quen, xử án nặng cho người có tư thù; kiểm tra, thanh tra vượt quá tần xuất và phạm vi được phép nhằm gây áp lực cho người bị kiểm tra, thanh tra… Đằng sau những sự ưu ái và gây áp lực không cần thiết ấy là lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ, lợi ích nhóm,… 

Những bất thường trong hành vi thực hiện quy trình, thủ tục công vụ không nhằm tới cải thiện chất lượng, hiệu quả công vụ. Bản thân quá trình thực hiện quyền lực chính trị đã được quy trình hóa có cơ sở khoa học. Vì thế, bất kỳ một cán bộ công chức nào khi thực hiện công vụ cũng phải tuân thủ các quy trình và thủ tục đã được quy định. Dù vậy, vẫn có một phạm vi tự quyết nhất định cho cán bộ công chức trong việc thực hiện quy trình, thủ tục. Đây là cơ hội cho cán bộ công chức lạm dụng quyền lực. Ví dụ, cán bộ công chức có thể thực hiện các thủ tục chậm hơn, nhanh hơn; có thể cung cấp thông tin đầy đủ hoặc không đầy đủ khiến người dân phải đi lại ít hay nhiều lần; có thể hỗ trợ hoặc không hỗ trợ công dân hoàn thiện hồ sơ; có thể giải quyết linh hoạt hay cứng nhắc các yêu cầu… Nếu cán bộ công chức xử lý công việc theo hướng cố tình gây khó khăn cho công dân đến làm các thủ tục của dịch vụ công nhằm đòi hối lộ hoặc trả thù cá nhân thì sự nhũng nhiễu đó chính là lạm quyền. Nếu sự chậm chạp và khó khăn đó do cán bộ công chức yếu kém năng lực hoặc quy trình và thủ tục lạc hậu thì không phải lạm quyền nhưng cần phải thay đổi, cải cách để bảo đảm chất lượng công vụ. Hình thức lạm dụng này rất đa dạng, tinh vi nên nếu không có sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, không tích cực tiếp nhận thông tin phản hồi từ người dân thì cán bộ công chức có thể tùy tiện xử lý công việc theo động cơ cá nhân của họ.

Tình trạng thu lợi không chính đáng của bản thân cán bộ công chức hoặc của nhóm lợi ích do công vụ tạo ra. Lợi ích không chính đáng có rất nhiều hình thức thể hiện đa dạng. Ví dụ, giải quyết trước cho người quen; ưu tiên nguồn lực công khan hiếm cho người quen; làm chậm thủ tục cho tổ chức nào đó nhằm giúp đối thủ cạnh tranh của họ vượt lên; cung cấp thông tin không công bằng, cung cấp thông tin nội gián…

Tư lợi trực tiếp từ dịch vụ công cung cấp cho công dân. cán bộ công chức lạm quyền dưới hình thức chỉ cung cấp đủ thông tin khi có quà cáp, đòi hỏi hồ sơ quá mức cần thiết khiến người dân phải hối lộ, viện dẫn khó khăn không đáng có trong quá trình làm thủ tục để người dân phải chạy chọt, lo lót… Thậm chí cán bộ công chức có thể làm trung gian môi giới trong cung cấp dịch vụ công cho những người nhận dịch vụ với mức phí thỏa thuận. Sự lạm quyền này đồng nghĩa với tham nhũng…

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước hoặc của công dân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Ví dụ, lợi dụng quyền cấp sổ đỏ để chiếm đoạt đất đai của công để sử dụng tư, chuyển đất đang sử dụng của người này cho người khác; lạm dụng quyền tự chủ của người có chức quyền trong doanh nghiệp nhà nước định giá tài sản doanh nghiệp một cách sai trái (quá cao hoặc quá thấp so với giá thị trường) để hưởng chênh lệch; lạm dụng ngân sách nhà nước để hối lộ cấp trên, chi tiếp khách nhằm thăng tiến hoặc được phê chuẩn dự án có lời; lạm dụng quyền phê chuẩn các quyết định, chính sách có lợi cho nhóm lợi ích nhằm chung chi sau này; lạm dụng quyền kiểm tra, giám sát để bỏ qua sai phạm của đối tượng kiểm tra hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng kiểm tra sau đó nhận quà cáp trả ơn; lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người lạm dụng quyền lực sẽ gây thiệt hại cho mình nên buộc phải để cho người đó chiếm đoạt tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà người có tài sản không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp nếu người lạm dụng không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn thì đó là lạm dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản…

 

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trên cơ sở nhận thức ngày càng rõ về vai trò, vị trí, ý nghĩa và phương pháp kiểm soát quyền lực chính chính trị, sự hoàn thiện ngày càng đầy đủ, toàn diện các cơ chế, chính sách nhằm kiểm soát quyền lực chính trị ngày càng hợp lý, hiệu quả, trong thời gian vừa qua, việc kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị đã có nhiều biến chuyển, thu được nhiều kết quả quan trọng trên thực tế. Những kết quả đó là một bộ phận gắn bó hữu cơ không thể chia tách với những kết quả chung của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt” đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong kiểm soát quyền lực của Đảng và hệ thống chính trị nói chung. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về ý thức, trách nhiệm chính trị trong việc thực thi các trách nhiệm công tác của Đảng. Công tác xây dựng Đảng về tổ chức đã tập trung kiện toàn, “đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; năng lực, chất lượng lãnh đạo, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên được nâng cao”. Công tác cán bộ được đổi mới mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã tạo được những chuyển biến tích cực.

Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng “được tăng cường, có nhiều đổi mới, thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở cấp Trung ương”. Công tác phòng, chống tham nhũng “được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt,... với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm”, được “nhân dân đồng tình, ủng hộ”, đã từng bước “kiềm chế, ngăn chặn” tham nhũng. Trong nhiệm kỳ khóa XII đã thi hành kỷ luật gần 120 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý là thể hiện trực tiếp, rõ ràng về sự quyết liệt, quyết tâm chính trị cao của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, tăng cường kỷ luật nghiêm minh trong Đảng và hệ thống chính trị.

Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới theo hướng “giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”. Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng được đổi mới; vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng được chú trọng.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện”. Vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rành mạch. Hoạt động của Quốc hội được đổi mới, có hiệu quả hơn trong xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành đổi mới theo hướng kiến tạo, tập trung vào điều hành vĩ mô, tháo gỡ rào cản, hỗ trợ phát triển. Tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp tiếp tục được kiện toàn, có tiến bộ về chất lượng hoạt động, về bảo vệ lợi ích hợp pháp và  quyền con người của công dân. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp lại, tinh gọn, hiệu quả và hợp lý hơn.

Hiệu quả tổng hợp của những kết quả trên là những thành tựu quan trọngnhiều dấn ấn nổi bật của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời gian qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Trong điều kiện thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực của dịch bệnh và thiên tai, song nền kinh tế nước ta vẫn phát triển, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được bảo đảm cơ bản, uy tín của đất nước trên trường quốc tế được nâng lên, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Những thành tựu quan trọng đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó có những đổi mới tích cực trong kiểm soát quyền soát quyền lực chính trị góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả quan trọng trên, trong  kiểm soát quyền lực vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ: “Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế” (Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”). Dự thảo báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng cũng đánh giá: “Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trọng tâm là đối với Nhà nước còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao”.

 Nhìn một cách tổng thể, những hạn chế, khuyết điểm trên là một trong những nguyên nhân góp phần làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; dẫn đến tình trạng “tham nhũng, lãng phí trong nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”; “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”,“niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút”,v.v..Với ý nghĩa ấy, việc tiếp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, làm rõ thực trạng để từ đó tìm ra những giải pháp đúng đắn, hợp lý nhằm kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị trong xã hội, là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn mới.

 

 

CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức đau khổ” và Người không chỉ cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn góp sức vào sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức, bất công trên toàn thế giới. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng về chăm lo đời sống nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chă­m lo tốt cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết phải xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính phủ phải là công bộc của dân. Công việc của Chính phủ phải nhằm một mục đích duy nhất là đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Người nói: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và Chính phủ có lỗi”. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, bệnh tật thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định trách nhiệm của Đảng, Chính phủ là bảo đảm tự do, hạnh phúc cho nhân dân, bởi “Nếu nước nhà độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chăm lo đời sống nhân dân là nhiệm vụ chính trị trung tâm, là thước đo và tiêu chí đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Vì vậy, để tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, nâng cao nhận thức, cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung, về chăm lo đời sống nhân dân nói riêng gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân. Đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân hằng năm, hằng quý, nhất là thành chuyên đề sinh hoạt tại chi bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn, bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên.

Hai là, gắn thực hiện nội dung chăm lo đời sống nhân dân với việc tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ba là, chú trọng việc lựa chọn, xây dựng và tuyên truyền sâu rộng những cá nhân, tập thể điển hình, những cách làm hay trong học tập, làm theo Bác về sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân để tạo sự lan tỏa trong cộng đồng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và có hình thức kỷ luật nghiêm những cơ quan, địa phương, đơn vị, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ chăm lo đời sống nhân dân, gây bức xúc, phiền hà, nhũng nhiễu, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ./.

 

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: CÁCH ĐÁNH GIẶC ĐỘC ĐÁO CỦA DU KÍCH VIỆT NAM!

         Sự sáng tạo, đỉnh cao của nghệ thuật đánh du kích có lẽ là cái giàn thun bắn lựu đạn, đơn giản và hiệu quả. Ông Tư Bốn (tên gọi thân mật của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, nguyên Giám đốc Công an Tiền Giang) kể lại: 
"Cái giàn thun bắn lựu đạn là do sáng kiến của tôi và tôi là người sử dụng giàn thun khá hiệu quả, không chỉ bắn xa ngoài 300m mà còn bắn rất chính xác. Coi vậy chớ theo thời gian lịch sử, giàn thun bắn lựu đạn đã đi vào huyền thoại với những cái tên gọi khá mỹ miều tôi từng được nghe: Nào là "pháo hãm thanh", "cối tự hành", "nỏ thần thời chống Mỹ", kể cũng không có gì cường điệu. 

Tôi còn nhớ một hôm, chú Chín Hải (Lê Văn Phẩm, nguyên Phó Bí thư Khu ủy Khu 8, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho) đi họp về, có nói nơi nào đó bắn lựu đạn bằng cái ná thun và biểu tôi làm thử. Từ đó, hình ảnh cái giàn thun bắn lựu đạn cứ thoắt ẩn, thoắt hiện trong đầu. Cái ná thun thì hồi nhỏ, tôi "rành sáu câu" nhưng tìm đâu ra dây cao su cho giàn thun này bây giờ? Cái bao da may bao lớn? Thân ná chọn loại gỗ gì, cỡ cùm chân hay bắp vế? Không phải chuyện đùa, thao tác nửa chừng mà đứt dây, gãy ná là "bỏ mẹ". 

Chuyện cái giàn thun bắn lựu đạn dài dòng lắm! Tóm lại, trong cái khó ló cái khôn, những giây phút hiếm hoi ngã mình trên cánh võng, bất chợt tôi đã nghĩ ra. Có ai ngờ rằng, cái cọng dây thun nhỏ xíu thường dùng buộc các bịch mũ đựng hàng, buộc bịch đựng nước ngọt đã làm cho bọn Mỹ-ngụy thất điên, bát đảo. Một cây làm chẳng nên non! Từng sợi thun nhỏ được kết với nhau thành từng sợi cỡ ngón tay; từng sợi thun cỡ ngón tay lại được bện xoắn với nhau thành từng sợi cỡ cùm tay, bắp tay. Giữa hai sợi thun đã được bện xoắn nhiều lần, có một cái bao da dùng để đựng quả lựu đạn. Thân ná là hai thân cây cỡ bắp đùi rời nhau, cơ động dễ dàng, tiện lợi hơn khi sử dụng cây tại chỗ. Năm lần bảy lượt, làm tới làm lui, cuối cùng cái giàn thun bắn lựu đạn cũng hoàn thành. 

Lại lao vào tập bắn! Nhiêu khê lắm, khó khăn không kém gì khi làm cái giàn thun. Tập bắn thẳng đến tập bắn cầu vồng; tập bắn xa, bắn gần; tập bắn sao cho lựu đạn vừa chạm đất là nổ, thậm chí còn cho nó nổ chụp từ trên không xuống. Thuần thục rồi mà khi vào bắn thật, đã xảy ra một số trường hợp đứt dây thun, gãy giàn, lựu đạn rơi tại chỗ "chạy thấy mẹ".

Nói vậy thôi, chớ giàn thun bắn lựu đạn đã phát huy hiệu quả chiến đấu rất cao. Bọn địch kinh hoàng vì bất ngờ lựu đạn từ trên trời rơi xuống, không biết đằng nào mà đối phó. Bằng cách sử dụng lựu đạn gài, chốt chặn đường tiến quân của địch; bằng cách gài lựu đạn chặn trước chặn sau; gài trên bờ, gài dưới mương và dùng giàn thun bắn lựu đạn vào đội hình địch khi chúng co cụm, chúng tôi đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề!"./.
Yêu nước ST.

NON NƯỚC NGÀN NĂM: CỜ TỔ QUỐC BẰNG GỐM LỚN NHẤT VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA!

      Tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa có bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m2. Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.

Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Họa sĩ Thu Thủy cho biết, sau hai cuộc họp và thảo luận, Bộ Tư lệnh Hải quân nhất trí nên đưa lá cờ bằng gốm lên nóc tòa nhà hội trường ở trung tâm đảo Trường Sa. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.

Mái tòa nhà hội trường có kích thước 14m x 30m là mái bằng có lợp tôn bên trên. Khi thi công, lá cờ gắn bằng gốm trên nóc nhà có kích thước 14m x 21m. Gốm phủ men nặng lửa màu đỏ tươi sẽ đảm bảo chịu được mưa nắng ngoài trời, độ mặn của muối biển và không bị bay màu.

Trung tâm bức tranh là bản đồ Việt Nam với ngôi sao vàng ở vị trí Thủ đô Hà Nội tỏa ánh hào quang ra bốn phương trời đất nước. Hình ảnh mang tính biểu trưng với hình rồng thời Lý cùng Khuê Văn Các, Chùa Một Cột của Hà Nội, chùa Thiên Mụ của Huế, Tháp Chàm Mỹ Sơn, Bến cảng Nhà Rồng và tượng đài Bác Hồ.

Phía tiền cảnh diễn tả lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam gắn với biển Đông từ hình thuyền Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, thuyền buồm lớn trải qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc đến thời đại Hồ Chí Minh.

“Đây là ý tưởng góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thông qua nghệ thuật. Dự án phát huy chất liệu gốm sứ truyền thống lâu đời của cha ông”./.

Yêu nước ST.

QUÂN ĐỘI NGA PHÁT NHU YẾU PHẨM CHO NHÂN DÂN KHERSON

         Đọc báo ta, báo tây thấy hô hào mấy hôm nay rằng thì là mà Ukraine từng bước giành lại Kherson, rằng thì quân đội Ukraine giải phóng Kherson khỏi tay Nga vân...vân..

Các anh chị báo chí, mấy tòa soạn ở Việt Nam mình hình như có cử phóng viên chiến trường đi theo chân quân đội Ukraine hay sao ấy nhở? Toàn đăng tin chiến thắng của Ukraine hoành tráng thế. Thật, đời tôi chưa bao giờ cảm thấy đọc báo của ta mà lại phải vất vả tra lại thông tin nhiều như thế này...

Đọc một số tờ, trang báo của ta hiện giờ, mà nhiều khi ngỡ mình vào nhầm BBC bồn cầu, hay VOA loa rè, RFA chống phá cơ, 

Trong khi Ukraine, Tây lông, và mấy tòa soạn báo me Tây của ta tuyên bố đã giải phóng giành lại được Kherson thì các binh sĩ Nga vẫn hàng ngày đi trao viện trợ nhân đạo cho người dân ở đây.

Hơn một nghìn cư dân của thành phố Kherson đã nhận được các sản phẩm thiết yếu từ Liên bang Nga.

Ngoài bánh mì, ngũ cốc, đường và đồ hộp, tất cả những cư dân đến điểm quản lý đều được cung cấp dầu thực vật và sữa tiệt trùng. Các gia đình có con nhỏ đã được phát đồ ăn và bánh kẹo cho trẻ nhỏ. 

Bình yên đã thực sự trở lại ở Kherson, trừ những lúc thi thoảng bị bọn tân phát xít Azov thuộc quân đội Ukraine pháo kích lén
 
Thành phố vẫn gần như nguyên vẹn, trẻ em chơi đùa với lính Nga, chim Bồ câu vẫn bay trên quảng trường…các giao dịch dân sự đã bắt đầu sử dụng đồng Rúp của Nga để thanh toán./.





Yêu nước ST.

BẢN CHẤT CÁCH MẠNG MÀU VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

         Việt Nam chúng ta có phải đối diện với nguy cơ của “cách mạng màu” hay không? Đâu là giải pháp để ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam?
Cách mạng màu với nhiều tên gọi khác nhau như: cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng, hoa tulip, hạt dẻ… diễn ra ở một số nước Đông Âu và Trung Đông, Bắc Phi trong thời gian qua và những diễn biến chính trị tại Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Vênêxuêla đã cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế lực vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo dài, ly khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại, xây dựng chính quyền thân Mỹ và phương Tây. Câu hỏi đặt ra là: Việt Nam chúng ta có phải đối diện với nguy cơ xảy ra “cách mạng màu” hay không? Đâu là giải pháp để ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam?

Bản chất của âm mưu, thủ đoạn “cách mạng màu”
Cách mạng màu (tiếng Anh là colour revolution) là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Đó là chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng những phương thức, thủ đoạn điển hình là sự phản đối quy mô lớn bằng biện pháp phi bạo lực nhằm mục đích thay đổi chế độ đang tồn tại để thiết lập một chính phủ thân Mỹ và phương Tây kể từ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đến nay.

Các đối tượng của cách mạng màu là đảng phái, lực lượng chính trị đối lập trong nước hình thành từ các trào lưu “dân chủ hóa xã hội” hoặc nảy sinh, phát triển từ sự mâu thuẫn, phân hóa, phân lập của nội bộ đảng, chính phủ cầm quyền. Lãnh tụ phe đối lập thường là những người bất mãn, cơ hội chính trị, bất đồng với đảng, chính phủ cầm quyền được các thế lực nước ngoài hậu thuẫn, thậm chí nuôi dưỡng để thực hiện chính biến khi có thời cơ thuận lợi. Các thế lực bên ngoài là kẻ khởi xướng, định hướng, kích động, thúc đẩy, vạch kế hoạch, huấn luyện, tài trợ vật chất, ủng hộ tinh thần và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong nước tổ chức và tiến hành hoạt động cách mạng màu. Thế lực bên ngoài đóng vai trò “đạo diễn”, lực lượng trong nước giữ vai trò” thực thi”. Đây là một hiện tượng chính trị diễn ra thông qua nghị trường, đấu tranh chính trị (mít tinh, biểu tình, tuần hành), dựa trên cơ sở những tiền đề trong một quốc gia, dân tộc có quan điểm, chủ trương trái với lợi ích của Mỹ và phương Tây; được hậu thuẫn bởi lực lượng bên ngoài nước can thiệp một cách thô bạo, trắng trợn vào công việc nội bộ của nước đó nhằm lật đổ chính quyền hay sự cầm quyền của các đảng phái chính trị để thay thế bằng đảng phái đối lập phù hợp với lợi ích Mỹ và phương Tây.

“Cách mạng màu” với nhiều tên gọi khác là cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng, hoa tulip, hạt dẻ,… xuất hiện lần đầu tiên với cách mạng Vàng ở Philíppin từ năm 1983, cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc năm 1989, cách mạng Đường phố ở Nam Tư năm 2000, cách mạng Nhung ở Grudia năm 2003, cách mạng Cam ở Ucraina năm 2004 và 2014, cách mạng hoa Tulip ở Cưrơgưxtan năm 2005, cách mạng cây Tuyết tùng ở Libăng năm 2005, cách mạng Xanh ở Iran năm 2009, cách mạng hoa Nhài ở Tuynidi từ năm 2010, cách mạng hoa Sen ở Ai Cập từ năm 2011, cách mạng màu ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi (còn gọi là Mùa xuân Arập, gồm: Libi, Xyri, Angiêri, Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc), cách mạng Ô dù ở Hồng Kông năm 2014,… và những diễn biến chính trị tại Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Vênêxuêla cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế lực phương Tây vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo dài, ly khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại.

Bản chất cách mạng màu là phản cách mạng, là phương thức, thủ đoạn theo chủ nghĩa sôvanh nước lớn sử dụng để loại bỏ chính quyền các nước không đi theo quỹ đạo của mình bằng nhóm cầm quyền khác, mà chưa làm thay đổi bản chất bên trong của các nước. Lợi dụng những mâu thuẫn, khó khăn của chính quyền đương nhiệm để tạo ra nguy cơ chính trị, thông qua việc bầu cử tự do và “cách mạng đường phố” để lật đổ chính quyền hợp pháp, dựng lên chính quyền thân Mỹ và phương Tây.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa và nước có xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thì chúng tìm mọi cách lật đổ và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lập đảng chính trị cầm quyền mới đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Trong truyền thông phương Tây, cách mạng màu được miêu tả rất hấp dẫn, giàu hứa hẹn như là những cuộc cách mạng dân chủ và nhân quyền phổ biến, trong đó, người dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm dân chủ và yêu sách đối việc quản trị của chính quyền sở tại. Thực tế, cách mạng mang tính mị dân, người dân không có quyền lợi gì, thậm chí sau cách mạng là khủng hoảng chính trị, bất ổn xã hội kéo dài, mâu thuẫn giai tầng và dân tộc sâu sắc, kinh tế chậm phát triển, đói nghèo và thương vong gia tăng, đẩy các nước lâm vào hỗn loạn.

“Cách mạng màu” là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, dân tộc nhằm củng cố vị trí siêu cường quốc số một thế giới của mình, chi phối, dẫn dắt và truyền bá văn hóa, lối sống, dân chủ và nhân quyền của Mỹ và phương Tây trên thế giới; khống chế hoặc tạo ảnh hưởng mạnh mẽ để thiết lập chính quyền chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Mỹ. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, mục tiêu là lật độ vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lập ra đảng phái chính trị đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa do Mỹ và phương Tây định đoạt. Hiện nay, đối tượng của cách mạng màu hết sức đa dạng, có thể diễn ra ở nước có chế độ chính trị khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Các hoạt động nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam
Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ ngày 25/12/1991, đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch gia tăng với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc, quy mô lớn, tác động tiêu cực đến đời sống an ninh xã hội. Mục tiêu của chúng là xây dựng lực lượng, nhân tố và điều kiện và tạo ra thời cơ để tiến hành cách mạng màu gây bạo loạn, xúi giục nhân dân biểu tình, kích động chống đối chính quyền, tìm mọi cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng.

Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm tạo tiền đề về tư tưởng, chính trị, xã hội cho cuộc cách mạng màu ở Việt Nam. Đó là những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò cầm quyền của Đảng. Những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, những kẻ thâm thù cộng sản, đối lập và phản bội cách mạng, những người a dua, kiêu ngạo, thậm chí có cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sử dụng những thủ đoạn và cách thức đa dạng, phong phú, mà chủ yếu là các bài viết theo lối “bổn cũ soạn lại”, các video, clip cắt ghép, các bloger trên một số báo chí nước ngoài, các trang mạng xã hội có tư tưởng chống phá Việt Nam như: Chantroimoi media, BBC NEWS, VOA tiếng Việt, Dân Báo, RFA,... ra sức đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch, bóp méo và phủ nhận hoàn toàn nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng thời, tuyên truyền kêu gọi cải cách chính trị để tiến tới một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, thiết lập quyền tự do phát ngôn, ra báo tư nhân, lập đảng, lập hội, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang... Các hoạt động tuyên truyền kích động các hoạt động biểu tình, phá rối an ninh, trật tự xã hội, gây bạo loạn thông qua các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, các vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm như: tranh chấp, khiếu kiện, đình công, vấn đề tôn giáo, dân tộc, tranh chấp biển đảo.

Hoạt động tác động, chuyển hóa nội bộ, hình thành nhân tố chống đối từ bên trong, thúc đẩy “tự diễn biến” nội bộ. Chúng lợi dụng quá trình hợp tác toàn diện với Việt Nam, chúng tăng cường tiếp cận vào những vấn đề chính trị - xã hội nội bộ, thông qua các dự án, chương trình nhằm hiện thực hóa mục tiêu dân chủ hóa chính trị. Chúng sử dụng các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế đầu tư ở Việt Nam, tìm mọi cách tác động làm thay đổi chính sách, pháp luật, cải cách hành chính theo quỹ đạo dân chủ tư sản; tác động vào các cơ quan báo chí truyền thông và đội ngũ phóng viên định hướng theo cách làm báo phương Tây, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự; thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm hình thành “giá trị Mỹ”, tự do phương Tây để chuyển hóa tư tưởng giới trẻ, tạo đà xây dựng lực lượng chính trị và tổ chức đối lập ở Việt Nam. Chúng tác động phân hóa, xâm nhập, cài cắm cơ sở nội gián, in sao và phát tán rộng rãi tài liệu với nội dung sai lệch gây mất niềm tin chế độ, thay đổi lập trường, hình thành lực lượng chống đối từ nội bộ trong hệ thống chính trị.

Hoạt động thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” hướng đến một xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tạo tiền đề cho sự ra đời các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động trao đổi, chuyển giao, hỗ trợ, hợp tác góp phần đẩy mạnh xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, tạo dựng hành lang pháp lý cho việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam. Thông qua quan hệ hợp tác, tài trợ cho các tổ chức đoàn thể quần chúng, các thế lực thù địch đẩy mạnh hình thành các tổ chức đối lập (như: công đoàn độc lập), tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, đồng thời liên kết tạo thành mạng lưới các hiệp hội nhằm tăng cường vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong nước phối hợp tổ chức quốc tế để tiến hành cách mạng màu ở Việt Nam khi có thời cơ.

Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ “cách mạng màu” ở Việt Nam

Xác định được những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước ban hành các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp lý nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cách mạng màu ở Việt Nam. Đặc biệt là chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, phòng và chống “diễn biến hòa bình”; công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản; hoàn thiện hệ thống pháp lý trong đấu tranh với hoạt động thù địch, tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa hoạt động thù địch bên ngoài tạo dựng tổ chức chính trị đối lập gây nguy cơ cách mạng màu ở Việt Nam. Nâng cao chất lượng các tổ chức, cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa những kế hoạch, phương thức tổ chức huấn luyện, đào tạo lực lượng hậu thuẫn, tài trợ vật chất, móc nối các đối tượng trong nước, tạo ảnh hưởng chính trị của các đối tượng thù địch đối với quần chúng nhân dân và với dư luận xã hội. Phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang cơ sở, mạng lưới nhân dân triển khai các biện pháp nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các đối tượng cầm đầu, bao vây, phong tỏa, tước bỏ điều kiện hoạt động của đối tượng thù địch.

Đồng thời, ngăn chặn, bóc gỡ, triệt phá mọi hoạt động hình thành tổ chức đối lập ở trong nước dưới danh nghĩa hợp tác, chương trình, dự án, tài trợ,… nhằm thúc đẩy cho ra đời ồ ạt các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái chính trị phản động, tranh giành ảnh hưởng, thu hút quần chúng, gây mất niềm tin của nhân dân với chính quyền, tạo ra mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và đòi độc lập. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chính trị, xã hội phức tạp để kích động thành những làn sóng chống đối cục bộ, biểu tình, bạo loạn, gây áp lực với Đảng và Nhà nước. Tùy từng đối tượng, vụ việc để có các biện pháp kịp thời, hợp lý để tổ chức phòng ngừa, răn đe, đấu tranh, trấn áp và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, không để bị động, bất ngờ. Nâng cao nhận thức, cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về thủ đoạn, âm mưu cách mạng màu, nắm bắt tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, kịp thời định hướng, uốn nắn tư tưởng đúng đắn, phê phán những biểu hiện mơ hồ, lệch lạc, a dua, bị lôi kéo, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tiếp tục quản lý có hiệu quả Luật An ninh mạng, kiểm soát mạng xã hội và định hướng các kênh thông tin đại chúng.

Thực tiễn các cuộc cách mạng màu đã diễn ra trên thế giới và cuộc đấu tranh phòng ngừa nguy cơ ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị vững mạnh từ Trung ương đến địa phương; giữ gìn nền quốc phòng toàn dân, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; nâng cao tinh thần đoàn kết toàn dân; các lực lượng vũ trang luôn chủ động trước những nguy cơ và thách thức; tăng cường vai trò quản lý báo chí, truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội trong việc phát tán thông tin, định hướng dư luận…

Có thể khẳng định một điều, không có liều thuốc nào hữu hiệu bằng việc tự đề kháng và ngăn ngừa dịch bệnh từ xa. Loại bỏ tham nhũng tiêu cực, xử lý các cá nhân cán bộ biến chất, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa là điều chúng ta bắt buộc phải làm. Làm tốt việc này, không những đất nước phát triển giàu mạnh mà niềm tin của nhân dân dành cho Đảng, chính quyền sẽ tăng lên. Khi nhân dân có niềm tin, họ sẽ không dễ bị lôi kéo, kích động. Bài học ở nhiều quốc gia trên thế giới cho chúng ta thấy rõ ràng rằng phải cảnh giác với chúng và cũng cần phải chấn chỉnh lại chính mình./.
Yêu nước ST.

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP PHỦ NHẬN THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG!

         Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có được những thành tựu đó là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự cố gắng to lớn, đáng tự hào của toàn dân và toàn quân ta.

Tuy nhiên các thế lực thù địch, phản động luôn cố tình đổi trắng, thay đen, xuyên tạc bản chất, tính chất và những thành tựu to lớn của dân tộc ta trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược, đặc biệt là những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Chúng cho rằng đất nước đang rơi vào tụt hậu, nghèo nàn, thiếu đường hướng xây dựng, phát triển.

Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, niềm tin của nhân dân. Sau khi lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thắng lợi, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có bước phát triển. Bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Vì vậy, dẫu có cố tình xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta đến đâu thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cũng không thể bẻ cong được sự thật. Thực tiễn đã khẳng định, những thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Do đó, mỗi người dân Việt Nam yêu nước phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phản bác và đập tan các chiêu trò xuyên tạc và phủ nhận thành quả cách mạng của các thế lực thù địch./.




Yêu nước ST.

CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE LÀ BÀI HỌC LỚN CHO CÁC NƯỚC NHỎ!

         Lịch sử về biên giới, lãnh thổ và sự tồn vong của các nước trên thế giới có những biến đổi không ngừng kể từ thời cổ đại cho đến thời đại ngày nay. Nhiều nước trở nên hùng mạnh và nhiều nước từ hùng mạnh trở nên bé nhỏ, thậm chí là diệt quốc, bị sáp nhập vào các nước khác. Cứ thế, nó luôn vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử cũng đã chứng minh “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, các nước lớn luôn đứng trên đôi vai của các nước nhỏ để phục vụ cho các mục tiêu khác nhau về lợi ích của quốc gia, dân tộc họ. Không ai cho không hay giúp đỡ nước khác mà họ lại chẳng có lợi lộc gì! Cuộc chiến Nga và Ukraine là bài học máu xương cho các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhỏ:

Bài học thứ Nhất chính là bài học về độc lập, tự chủ, tự cường. Một đất nước muốn tồn tại và phát triển vững mạnh, khi và chỉ khi đất nước đó tự đứng vững trên đôi chân của mình. Cụ Hồ đã dạy: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Chúng ta đánh thắng Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Pôn Pốt trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc ta, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chứ không phải là ngồi trông chờ các các nước khác. Ukraine đã quá ngây thơ khi tin là Mỹ và NATO sẽ giúp họ, gây áp lực bằng nhiều biện pháp để Nga không bao giờ dám phát binh tiến công Ukraine. Khi vượt lằn ranh đỏ, Nga đã ra đòn và Ông Zelensky và chính quyền Ukraine liên tục kêu gọi trợ chiến, kêu gọi lập vùng cấm bay, nhưng Mỹ và NATO chẳng đời nào mang quân giúp họ đánh Nga, thậm chí lập vùng cấm bay cũng là giới hạn sau cùng để chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra. 

Chẳng hiểu chính quyền Ukraine đã làm gì trong suốt 30 năm qua nhưng khi chiến tranh xảy ra thì vũ khí, khí tài và nhu yếu phẩm và nhiều thứ đều phải trong chờ vào nguồn viện trợ của Mỹ và NATO. Họ chẳng tự chủ được điều gì cả mà chỉ trông chờ các nước khác cứu giúp mình. Tất nhiên Mỹ và NATO có tính toán riêng của họ, các con buôn tư bản sẽ chẳng giúp không ai cái gì. Chỉ Ukraine là thiệt thòi nhất và lúc này cũng chỉ Ukraine mới cứu được chính Ukraine.

Bài học thứ Hai, Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, là bất biến. Nhiều nước đã ngay lập tức ra lệnh cấm vận, trừng phạt Nga sau khi Nga tấn công Ukraine hòng làm đẹp lòng anh cả Hoa Kỳ. Nhưng khi chiến sự kết thúc, mọi việc an bài thì chắc chắn các nước sẽ xóa bỏ lệnh cấm vận Nga. Họ muốn cấm vận cũng không được vì nhân dân các nước đó sẽ biểu tình, tạo điểm nóng vì giá cả leo thang trong tình trang thiếu nhiên liệu, khí đốt. 

Cả châu Âu phụ thuộc 40% lượng khí đốt từ Nga. Trong đó, Estonia, Phần Lan và Moldova là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào Nga, quốc gia cung cấp không nhiều hơn cũng không ít hơn tổng lượng khí đốt tiêu thụ của họ. Nhiều nước Đông Âu như Bulgaria, Latvia, Serbia, Slovakia, Ba Lan, Áo và Hungary cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt này, từ 80% đến 99% tổng lượng tiêu thụ của họ. Đức, quốc gia vừa đình chỉ dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2, cũng không chịu thua kém với hơn 53% lượng khí đốt tiêu thụ đến từ Nga. Nga buộc thanh toán bằng đồng Rúp, các nước rối hết cả lên. Để có đồng Rúp thì các nước phải tự mình phá lệnh cấm vận. Giờ chưa biết ai cấm ai. Nga chiếm diện tích 1/9 thế giới, lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên, khoáng sản bao la. Cấm Nga thì thế giới chịu ảnh hưởng cực lớn. Về lâu dài thì chẳng ai dại mà cấm họ. 

Nhật Bản cũng thấm đòn khi Nga từ chối đàm phán hiệp ước hoà bình, đồng nghĩa với việc họ chịu thiệt tại những đảo đang tranh chấp với Nga. Nga có mối quan hệ rộng lớn với nhiều nước, thế giới này không chỉ có Mỹ và NATO. Cứ cấm vận, ai bị thiệt lớn hơn? Suy cho cùng thì hợp tác với Nga vẫn có lợi hơn Ukraine nhỏ bé. Ukraine bị phong tỏa biển, đất nước hoang tàn và hết giá trị lợi dụng. Mỹ chẳng dại để Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn nữa, hơn ai hết, họ không muốn Trung Quốc vượt mặt để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới...Lợi ích quốc gia là bất biến, là vĩnh viễn.

Bài học thứ Ba chính là Cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn, không tạo cớ để họ xâm lược: Nước đằng thời Xuân Thu bên Tàu, là một nước nhỏ, nằm kẹp giữa hai nước lớn là nước Tề và nước Sở. Ngoảng mặt về tàu e Sở giận, quay đầu về Sở sợ Tề ghen. Chủ thuyết viễn giao cận công được Công Tôn Diễn thời chiến quốc phát triển, nghĩa là đối với những nước ở xa thì giao hảo và các nước ở gần thì tấn công. Khi tấn công nước ở gần, láng giềng thì chiến lợi phẩm mà các nước lớn có chính là lãnh thổ, lãnh hải, lấy thành, đoạt đất. Người nước Tần đã đem lý luận này vào thực tiễn chiến tranh để xóa sổ 6 nước, thống nhất Trung Quốc và lấn chiếm, xóa sổ các bộ tộc Bách Việt ở phía Nam (trừ Âu Việt và Lạc Việt của chúng ta. Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng vận dụng để tấn công các nước ở phía Tây, Bắc để Trung Quốc có lãnh thổ như hôm nay. Người Mỹ cũng dùng thủ thuật này để thôn tính một nửa lãnh thổ của người Mexico trong quá khứ để Mỹ có lãnh thổ to lớn như bây giờ…

Ukraine đã không học bài học đó khi đi gây hấn với người láng giềng khổng lồ của họ. Vùng Dobass vốn là lãnh thổ của Nga trước đây, trong mơ họ cũng nghĩ tới. Vậy Mà chính quyền Ukraine thay vì thân thiện, sống hòa hiếu với Nga thì họ lại chọn Mỹ và NATO và nước xa không thể cứu lửa gần, tự mình tạo cớ để nước lớn động binh. Đó là sai lầm mang tính chiến lược, trả giá bằng lãnh thổ, lãnh hải và nhân mạng, đất nước bị tàn phá. 

Không ai cổ súy cho chiến tranh xâm lược nhưng chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Dù có biện luận giỏi cỡ nào thì Nga cũng không thể tránh khỏi cái tiếng xâm lược. Thế nhưng có trách thì hãy trách chính quyền Ukraine trước. Nói thế không có nghĩa là các nước nhỏ hơn thì không được phép hưởng quyền bình đẳng, hòa bình. Việt Nam sống cạnh Trung Quốc khổng lồ, chúng ta luôn muốn chung sống hòa bình với họ. Việt Nam không gây hấn hay chống phá Trung Quốc như Ukraine chống Nga. Chúng ta muốn giải quyết mọi vấn đề thông qua ngoại giao, hòa bình, hóa giải mọi khác biệt bằng đàm phán, luật pháp quốc tế. Chỉ khi các nước lớn vô cớ tấn công xâm lược thì bắt buộc cả dân tộc phải nhất tề đứng lên chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Đó là khi không còn biện pháp nào khác, khi còn sự lựa chọn thì nhất định phải lấy gương Ukraine để không đi theo vết xe đổ của họ./.
Yêu nước ST.

Vun đắp tình đồng chí trong thời kỳ mới

 Biên phòng - Đầu năm 2022, khi phát biểu với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Hùng Ba, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã bày tỏ rằng, dưới sự định hướng chiến lược của lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng Cộng sản, năm qua, quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giữ vững đà phát triển tốt đẹp, các lĩnh vực giao lưu hợp tác đạt được bước tiến lớn. Cũng nhận định về mối quan hệ này, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc được xây đắp qua nhiều thế hệ luôn là mục tiêu hướng tới của hai nước.

Thâm tình khó quên

Nhìn lại những năm đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam và Trung Quốc còn nằm dưới sự thống trị áp bức của chủ nghĩa thực dân, nhiều nhà cách mạng Việt Nam, trong đó có lãnh tụ Hồ Chí Minh đã cùng với những người cộng sản Trung Quốc thiết lập mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng lực lượng cách mạng và tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc ở mỗi nước. Quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng Việt Nam trên địa bàn đất nước Trung Quốc đã có sự hợp tác chặt chẽ, sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc.

Là một trong số những thanh niên yêu nước được cử sang học tập tại Trường Sĩ quan quân sự Hoàng Phố từ năm 1941, sau này trở về tham gia Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và chiến đấu giải phóng quê hương, Đại tá Hoàng Long Xuyên, nguyên Chỉ huy trưởng Công an nhân dân vũ trang Khu tự trị Việt Bắc cho biết: 'Những ngày học tập tại Trung Quốc, dù điều kiện còn rất khó khăn, nhưng các thầy và các bạn Trung Quốc rất quan tâm đến các học viên Việt Nam. Tôi cùng nhiều đồng chí khác đã được học tập, rèn luyện những yếu lĩnh quân sự quan trọng, lý luận cách mạng sâu sắc để chuyển hóa từ lòng yêu nước đơn thuần thành ý thức hệ cao hơn về dân tộc, tự do và độc lập, tự chủ'.

Năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Việt Nam bước vào giai đoạn cam go, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa ra đời, nhưng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cần hỗ trợ, Việt Nam đã giúp lương thực, thực phẩm và súng đạn cho biên khu Điền Quế (Vân Nam-Quảng Tây), phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng khu giải phóng biên khu Việt Quế (Quảng Đông-Quảng Tây). Trong 3 trung đoàn sang giúp bạn năm ấy, Đại tá Hoàng Long Xuyên đã chiến đấu quả cảm, anh dũng với vai trò là Phó Tư lệnh Mặt trận Tả Giang - Long Châu. Cảm kích trước sự giúp đỡ của Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam năm 1950, đồng chí Chu Ân Lai xúc động nói: 'Trong lúc Việt Nam vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đỡ, thế mà các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc'.

Tiếp đó, kể từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18-1-1950), Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Trung Quốc đã dành mọi khả năng có thể để giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công. Theo thống kê, Việt Nam đã tiếp nhận của Trung Quốc hàng vạn tấn hàng viện trợ gồm quân trang, súng đạn, hàng quân giới, quân y và lương thực, thực phẩm để phục vụ chiến đấu lâu dài. Nước bạn cũng đã cử nhiều đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam để trực tiếp làm cố vấn trong một số chiến dịch của QĐND Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc đã nhận đào tạo ngắn hạn và dài hạn hàng nghìn học viên Việt Nam tại các cơ sở đào tạo của Trung Quốc, tạo nguồn nhân lực trên nhiều lĩnh vực cho nước ta. Sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước trong suốt những năm tháng đấu tranh gian khổ, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc luôn là tài sản quý giá cần được gìn giữ, phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.

Phát huy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

72 năm qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã trải qua nhiều thử thách, thăng trầm, song, về tổng thể vẫn duy trì đà phát triển tích cực và hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. Trong giai đoạn hiện nay, cả hai nước đều bước vào thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, Đảng, Nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam, sẵn sàng cùng Việt Nam củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau, mở ra thời kỳ mới cho quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Kể từ năm 2008 đến nay, lãnh đạo chủ chốt của hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên có những chuyến công du nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ này. Qua đó, trao đổi sâu rộng về nhiều vấn đề, nhiều mối quan tâm chung và thúc đẩy có hiệu quả hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, bảo vệ lợi ích chung chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề xây dựng nhận thức sâu sắc và trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, xây dựng đất nước, kiên định với lý tưởng chủ nghĩa xã hội.

Với những tiền đề quan trọng đó, không khó lý giải vì sao kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trung Quốc cũng là quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất tại nước ta với các lĩnh vực như bất động sản, tài chính và hạ tầng cơ sở giao thông. Đồng thời, Việt Nam là đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc. Hai nước cũng tích cực phối hợp và ủng hộ nhau trong các vấn đề đa phương, kiên trì thực hiện chủ nghĩa đa phương, kiên định giữ vững lập trường coi các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên quyết bảo vệ công bằng và chính nghĩa quốc tế cũng như lợi ích của các quốc gia đang phát triển. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hai nước đã hợp tác kiểm soát tốt đại dịch, tạo điều kiện để phát triển thương mại năm sau cao hơn năm trước.

Hoạt động đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân giữa hai nước cũng đạt được nhiều bước tiến quan trọng, thực sự đi vào chiều sâu, đa dạng và hiệu quả trong những năm gần đây. Một trong những hoạt động ý nghĩa đó là Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức từ năm 2014 với các nội dung hợp tác ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, có tính lan tỏa, trở thành một trong những hoạt động biểu tượng và rất có ý nghĩa đối với hợp tác quốc phòng song phương, góp phần tăng cường quan hệ Ðối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Son PB

Đôi nét về tổ chức khủng bố “Triều đại Việt”



Ngày 31-3- 2021, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên y án bảy bị cáo trong vụ khủng bố tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM có liên quan đến tổ chức “Triều đại Việt”. Trước đó, tháng 1-2021, Bộ Công an căn cứ vào pháp luật Việt Nam và quốc tế đã ra thông báo xác định “Triều đại Việt” là tổ chức khủng bố. Bộ Công an cảnh báo người nào tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Triều đại Việt”; hoạt động theo chỉ đạo của “Triều đại Việt”… là phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

"PHỦ CHỦ TỊCH" ĐẦU TIÊN TẠI AN TOÀN KHU (ATK) ĐINH HÓA!

* Trong di sản các bài thơ hay nhất của Bác Hồ những năm ở Chiếm khu (ATK) Việt Bắc có bài thơ "Cảnh khuya"
      "Tiếng suối trong như tiếng hát xa
      Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
       Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. 
 - Bài thơ này Bác viết khi đang ở Khau Tý - "Phủ Chủ Tịch" - theo cách gọi của Quân dân ta lúc ấy. NST mời các bạn tham khảo vài tư liệu liên quan.
 * Từ tháng 5/1947, Bác Hồ cùng 8 chiến sỹ bảo vệ, giúp việc “Trường - Kỳ - Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi” (do Người đặt tên) bắt tay xây dựng “Phủ Chủ tịch” đầu tiên tại đồi Khau Tý, thuộc ATK Định Hóa (xóm Nà Tra, xã Điềm Mặc). Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây đến cuối năm 1947.
  - Quả đồi rộng khoảng 2,3ha, cao cách mặt ruộng chừng 10 - 15m, xung quanh là rừng vàu, đồi cọ xanh ngát xen lẫn với cây cổ thụ. Từ nơi Bác ởATKó các đường mòn đi sang huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), xuống huyện Đại Từ (Thái Nguyên), lên huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), ra huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện.
 * “Phủ Chủ tịch” đầu tiên tại đồi Khau Tý là 1 căn nhà sàn nứa lá được ngăn đôi có cửa vào đằng trước qua ba bậc cầu thang và cửa thoát phía sau, một bên người ở và làm việc, một bên cho bộ phận bảo vệ giúp việc. Địa điểm vừa đảm bảo bí mật nhưng vẫn tiện liên lạc cùng Trung ương Đảng, Chính phủ ở ATK Định Hóa để lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.
 * Tại căn nhà trên đồi Khau Tý, Bác Hồ chủ trì cuộc họp Ban thường vụ Trung ương Đảng, có Tổng bí thư Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp luận bàn và ra chỉ thị phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp 1947 đánh lên căn cứ địa Việt Bắc. - - ChínhTại đây, sau những giờ phút lo bàn việc nước, tâm hồn thơ trong Bác lại trào dâng.  
  " Đêm khuya nhân lúc quan hoài
  Lên câu thơ thẩn chờ ai họa vần..."
  * Bác thư thái sáng tác bài thơ “Cảnh Khuya”:
   "Tiếng suối trong như tiếng hát xa
     Trăng lồng củ thụ bóng lồng hoa
     Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
      Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà "
  Giữa những bộn bề của ngày đầu kháng chiến Từ ngọn đồi Khau Tý, từ vách nhà sàn nhìn ra con suối Đình gần đó, Bác đã viết những vần thơ thật cảm động
 Ngay sau đó Bác nhanh chóng khẳng định: 
“Nước nhà đương gặp lúc gay go
Trăm việc ngàn công đều phải lo
Giúp đỡ nhờ anh em giúp đỡ
Sức nhiều thắng lợi lại càng to”.
* Cũng tại đây Bác thay mặt Chính phủ đồng bào lấy ngày 27/ 7/ 1947 làm ngày Thương binh toàn quốc”, Người gửi thư cho ban tổ chức công bố tại Hùng Sơn, Đại Từ:
   “Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là 1.127 đồng
 * Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10/ 1947, trước lúc quân Pháp tiến công lên Việt Bắc, tại Điềm Mặc, Bác hoàn thành cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z.
  * Địa điểm , Phủ Chủ tịch" ở Khau Tý đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo quyết định số: 92/2006/QĐ - BVHTT, ngày 15/11/2006. Tại nơi đây đã xây dựng lại nhà lán Bác ở và làm việc, hầm hào, bảo vệ, vầng hoa dâm bụt Người trồng 60 năm trước vẫn lên xanh bên cây trám Việt Bắc cổ thụ hai người ôm cao vút quyện với tán cây đa “Bóng lồng hoa” trong thơ Bác…
Môi Trường ST.