Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Kích động kỳ thị dân tộc - âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

 Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc, chủng tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một một dân tộc, một chủng tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó.

Ở Việt Nam, kể từ khi bắt đầu xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị và chia cắt nước ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với những chính sách khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế nhằm tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa ba miền với âm mưu chia cắt vĩnh viễn. Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai cũng từng thực hiện chiến lược chia cắt lâu dài hai miền Nam, Bắc hòng tiến đến xóa bỏ chế độ xã hội XHCN và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Khi chủ nghĩa thực dân cũ và mới bị đánh đổ tại Việt Nam, tàn dư của tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử dân tộc, chủng tộc đã không còn hiện hữu nữa. Nhưng nhen nhóm sự kỳ thị dân tộc vẫn được các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động hướng đến tư tưởng dân tộc cực đoan trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hòng làm rạn nứt, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và bạo loạn, lật đổ, đưa dân tộc ta sang con đường lệ thuộc nước ngoài.

Bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch triệt để sử dụng con bài kỳ thị chủng tộc đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan để đòi quyền dân tộc tự quyết. Các thế lực thù địch không chỉ áp dụng thủ đoạn này đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc trong vấn đề Tây Tạng, Nam Tư trong vấn đề Kosovo...

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với những đặc điểm riêng mà nhiều quốc gia khác không có. Với 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc rất khác nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như Pu Péo, Rơ-măm, Brâu... Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư. Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Khác với nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng mà sống xen kẽ với nhau.

Trọng tâm hoạt động kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc của các thế lực thù địch hướng đến các địa bàn Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, vùng có đông đồng bào theo đạo. Để kích động, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch đã sử dụng tổ chức FULRO tuyên truyền, xuyên tạc rằng “Tây Nguyên là của người Thượng”, “đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi”...

Ở Tây Bắc, chúng dựng lên cái gọi là “Vương quốc Mông” để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các dân tộc anh em. Chúng vận động đồng bào người Mông về “một miền đất hứa” mọi người sẽ được “ban sức khỏe, hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và phú quý”; “những người Mông đến đây sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế”… Từ đó, chúng lôi kéo người dân tụ tập, kích động phá rối gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Ở Tây Nam Bộ, chúng tập trung tuyên truyền tư tưởng “ly khai tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm độc lập”. Lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề do lịch sử để lại, vấn đề dân sinh, dân chủ để kích động, tập hợp lực lượng, móc nối lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ, thực hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn lật đổ; lừa bịp, xúi giục người vượt biên, gây sức ép xin tổ chức UNHCR lập trại tỵ nạn; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam có kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Âm mưu trước mắt và lâu dài của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị để “quốc tế hóa” vấn đề “Khơme Krôm”, thành lập “Nhà nước Khơme Campuchia Krôm tự trị”...

Ngày nay, việc cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Trong đó, quan trọng nhất là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, có hiệu lực từ năm 1969 và đến nay đã được 170 nước trên thế giới phê chuẩn. Tại Việt Nam, với chính sách và pháp luật thể hiện tinh thần tiến bộ, bình đẳng, công bằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở cả trên bình diện quốc tế và quốc gia.

Ngày 9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm nhận là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chuẩn bị Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Công ước CERD, đặc biệt là việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số như: Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Trong đó, nhấn mạnh đến những thành tựu trong việc đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số như: Hệ thống pháp luật, các quy định đảm bảo quyền con người, các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội...

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm DTTS có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Cụ thể như, công dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, đào tạo nghề, việc làm, đất đai, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ sản xuất... Ngoài ra, còn được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm cùng với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài ngoại và các hình thức phân biệt chủng tộc khác.

Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với chiêu bài kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc là rất tinh vi, thâm độc, hành động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng đa dạng, phức tạp, mục đích không thay đổi, hậu quả khó lường. Dù những âm mưu và hành động trên đã bị phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời nhưng các thế lực thù địch không từ bỏ, vẫn luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, các tổ chức và công dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm của bản thântrong phòng tránh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của chúng.

Các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, góp phần xóa bỏ đi tư tưởng kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc. Đây sẽ là “bức tường” vững chắc để ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những luận điệu sai lệch, chống phá Hội nghị Trung ương 5

 Lợi dụng việc Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, các đối tượng xấu đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, gây phân tâm trong dư luận. 

Sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 10/5. Hội nghị đã tập trung nghiên cứu, đánh giá, thảo luận và quyết nghị các vấn đề quan trọng. Thứ nhất, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Thứ hai, tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thứ ba, tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thứ tư, cho ý kiến về Đề án xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Thứ năm, thảo luận và thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Thứ sáu, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 và một số vấn đề quan trọng khác.

Trở thành thói quen, khi Đảng, Nhà nước Việt Nam tiến hành bất kỳ sự kiện chính trị quan trọng nào, các đối tượng chống đối lại tạo cớ xuyên tạc, chống phá. Liên quan đến Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII, các thế lực thù địch, phản động, chống đối cũng nhanh chóng “bắt sóng” để chèo lái dư luận. Một số kênh truyền thông có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam như BBC News Tiếng Việt, Đài Á châu tự do – RFA, Đài VOA… cùng các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chân trời mới media đã đăng tải nhiều bài viết, thông tin, đánh giá mang tính chất xuyên tạc, hướng lái tiêu cực trong dư luận.       

Không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc nội dung hội nghị, các đối tượng này cũng tung ra những thông tin mang tính suy diễn, quy chụp liên quan đến công tác cán bộ của Đảng để gây hoang mang dư luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu hướng vào một số vấn đề chính là:

Thứ nhất, các đối tượng tiếp tục lợi dụng vấn đề PCTN, TC để xuyên tạc, tạo cớ chống phá. Về vấn đề này, sau khi nghiên cứu, đánh giá, thảo luận, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, 63/63 tỉnh, thành uỷ đã nhất trí chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC. Đây là tiền đề để cả nước phát huy mạnh mẽ hơn nữa những kết quả đã đạt được, đưa công tác PCTN, TC vừa lan toả về chiều rộng, vừa đi vào chiều sâu. Tại Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC, coi đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, thông qua cách đánh giá, nhìn nhận với động cơ xấu của mình, các đối tượng xấu lại rêu rao cho rằng “tham nhũng tại Việt Nam như một con virus ăn sâu vào tế bào của Đảng Cộng sản, từ trên xuống dưới”; “Việt Nam chống tham nhũng loay hoay như con kiến cành đa”?! Rõ ràng, những luận điệu này là hết sức phi lý, suy diễn vô căn cứ nhằm bôi nhọ Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cần khẳng định rõ, tham nhũng không phải là “sản phẩm riêng” của Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, là một vấn nạn mang tính chất toàn cầu. Điều này đã được nhìn nhận rõ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003: “Không còn là một vấn đề, tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết”.

Thời gian qua, công tác PCTN, TC ở Việt Nam đã được thực hiện một cách quyết liệt, đúng hướng, mang lại hiệu quả tích cực. Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC đã theo dõi, chỉ đạo khởi tố mới 4 vụ án với 23 bị can, khởi tố mới 7 bị can trong 3 vụ án, khởi tố bổ sung tội danh 4 bị can trong 2 vụ án; kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 5 vụ án/134 bị can; truy tố 3 vụ án/34 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án/14 bị cáo, xét xử phúc thẩm 1 vụ án/4 bị cáo. Trong đó, có 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Việc Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo PCTN, TC cấp tỉnh là thể hiện quyết tâm không khoan nhượng, bao che với tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm công tác PCTN, TC được thực hiện thông suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giúp cho “trên dưới đồng lòng, dọc ngang sáng suốt”, đẩy lùi tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Thứ hai, lợi dụng những vi phạm, bất cập, hạn chế liên quan đến lĩnh vực đất đai để hạ bệ, bôi lem, vấy bẩn vai trò lãnh đạo của Đảng; đưa ra những quan điểm sai trái, hướng lái công tác lập pháp trong lĩnh vực đất đai. Các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội đã bóp méo sự thật, phủ nhận những kết quả đã đạt được, thổi phồng những sai phạm trong lĩnh vực đất đai để kích động sự mâu thuẫn trong xã hội. Đài RFA rêu rao thông tin: “sáu tổ chức xã hội dân sự trong nước đồng ký tên phổ biến một kiến nghị có tên “Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi Luật Đất đai””, “việc tổng kết chính sách đất đai có thể gây chú ý nhưng không tạo hiệu quả thay đổi vì cơ bản vẫn đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý”... Từ đây, họ đưa ra ý kiến rằng Việt Nam phải sửa đổi ngay Luật Đất đai và phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu giống như nhiều nước khác.

Thực tiễn, khi tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quan điểm của Đảng là thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong công tác quản lý đất đai cũng như những vấn đề vướng mắc, gây bức xúc trong xã hội để đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai. Việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai sẽ được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành một cách kỹ lưỡng, phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, làm rõ để nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, đúng đắn về sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu; quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai và khi là chủ thể sử dụng đất. Thực chất, những “kiến nghị”, “đề xuất” mà các đối tượng đang tung ra như nêu trên không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai mà chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, từ đó tiến đến việc làm thay đổi bản chất xã hội, đánh chệch hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng.

Thứ ba, các đối tượng tung ra những tin đồn thất thiệt liên quan đến công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Ngay từ khi Đại hội XIII được chuẩn bị và tiến hành, câu chuyện nhân sự đã được các thế lực thù địch tập trung bàn tán và lồng ghép những ý kiến, nhận định cá nhân một cách thiếu khách quan. Đến nay, khi Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII diễn ra, những thông tin đồn đoán, gán ghép về công tác nhân sự vẫn tiếp tục được các đối tượng xấu tung ra. Trên trang mạng xã hội Việt Tân, các đối tượng tiến hành cái gọi là “Khảo sát ý kiến của độc giả về tương lai chính trị của Tổng Bí thư”. Cùng với đó, một số đối tượng cơ hội chính trị cũng sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để lan truyền những thông tin, bài viết có nội dung suy diễn chủ quan liên quan đến công tác cán bộ. Về vấn đề này, cần phải hiểu rõ mọi quyết định của Đảng liên quan đến công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đều được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, thực hiện khách quan, thận trọng, theo đúng quy trình, quy định trên cơ sở bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc. Những thông tin đang được các đối tượng xấu rêu rao liên quan đến công tác cán bộ chỉ mang tính chất phán đoán cá nhân nhằm gây nhiễu loạn dư luận, tạo ra tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân. 

Nên dừng ngay, dù nhầm lẫn hay cố ý

Hiểu sai hoặc cố ý xuyên tạc đều là suy nghĩ ác ý và không phải là cách phản biện xã hội tích cực. Trước khi muốn tham gia phản biện xã hội, điều cần thiết là phải có thói quen và đủ năng lực tự phản biện chính bản thân...

Trong buổi tiếp Tổng Giám đốc USAID Samantha Power tại Washington D.C hôm 13/5 để thảo luận về tăng cường hợp tác phát triển và những hoạt động hỗ trợ hiện nay của USAID tại Việt Nam nhằm chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và ô nhiễm môi trường, cải thiện giáo dục đại học và giải quyết các vấn đề còn tồn lại sau chiến tranh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng bà  Samantha Power một món quà nhỏ: con thú nhồi bông Sao la, là linh vật của SEA games 31, do doanh nghiệp xã hội Kym Việt ở Hà Nội, sản xuất theo phương pháp thủ công.

Xưởng làm thú nhồi bông này do ba người khuyết tật là Phạm Việt Hoài, Lê Việt Cường và Nguyễn Đức Minh lập nên vào cuối tháng 12/2013, tạo việc làm cho khoảng 20 lao động là người khuyết tật, trong đó 85% là người khiếm thính, 10% là người khuyết tật vận động và 5% là người bị thiểu năng trí tuệ.

Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là thú nhồi bông với nhiều mẫu mã khác nhau. Hướng tới SEA Games 31, Kym Việt đã thiết kế mẫu búp bê linh vật sao la, đã được ban tổ chức SEA Games 31 cấp phép sản xuất và thương mại theo công văn 1087 nhưng không được in hình logo SEA Games. Thay vào đó là in cờ Việt Nam.

Những chú sao la nhồi bông của Kym Việt được cắt may, thêu thủ công. Mỗi chú sao la có khoảng 37 chi tiết. Một người thợ khuyết tật phải mất nửa ngày để hoàn thiện một sản phẩm.

Một sản phẩm thân thiện như thế, được dành làm quà tặng người đứng đầu Cơ quan Viện trợ phát triển Hoa Kỳ, đúng vào dịp trong nước đang đăng cai SEA Games 31 là quá ý nghĩa. Nếu là quà tặng của bà Tổng Giám đốc USAID cho Thủ tướng Việt Nam, hẳn trên áo con thú nhồi bông đã in cờ Mỹ chữ không in cờ Việt. Phía Việt nam cũng không dưng lại đem tặng bạn bè thú nhồi bông hình một con vật không có ý nghĩa. Chịu khó suy nghĩ một chút, hẳn người ta sẽ liên tưởng và nhận ra ngay linh vật sao la của sự kiện thể thao khu vực đang diễn ra trong nước.

Đáng tiếc, trên mạng xã hội, như thường lệ, nhiều người, nhiều trang đang nhầm lẫn, cho rằng đó là quà phía Mỹ tặng Thủ tướng Việt Nam, cố biến linh vật sao la thành con bò đỏ, hả hê với chuyện "thâm thúy" với "chơi khăm" tưởng tượng.

Hiểu sai hoặc cố ý xuyên tạc đều là suy nghĩ ác ý và không phải là cách phản biện xã hội tích cực. Trước khi muốn tham gia phản biện xã hội, điều cần thiết là phải có thói quen và đủ năng lực tự phản biện chính bản thân. Và thêm nữa, đem sản phẩm hội nhập xã hội của người khuyết tật ra xuyên tạc, giễu cợt là điều rất không nên. 

Giá trị của hòa bình và lựa chọn của Việt Nam

 

Chiến tranh là chết chóc, chia lìa, hao tổn tiền bạc, đất nước đổ nát, nền kinh tế kiệt quệ. Trong chiến tranh, điều mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ, được quay trở lại với cuộc sống bình yên trước đó.
Thế nhưng, với cùng 1 mục tiêu chính trị thì chiến tranh không phải là biện pháp duy nhất. Ngược lại, chiến tranh chỉ là biện pháp cuối cùng, đem đến hậu quả tồi tệ, thảm khốc cho cả bên thắng và bên thua cuộc. Trong khi đó, ứng xử khôn khéo, đối ngoại thông minh sẽ là biện pháp hữu hiệu thay vì phải chiến tranh. Đối ngoại thắng lợi sẽ giúp cho quốc gia có thêm bạn, bớt thù, đồng thời sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Đối ngoại trong thời bình có thể giúp hóa giải các mâu thuẫn, hiểu lầm; giúp bảo vệ đất nước từ sớm từ xa. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nên công tác đối ngoại ngày nay cần phải được xem trọng như tác chiến trong thời chiến.
Việt Nam là đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, đánh đuổi nhiều đế quốc sừng sỏ mới có được độc lập, thống nhất và hòa bình, nên Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của độc lập dân tộc, hòa bình và ổn định. Đặc biệt, Việt Nam còn là nước nằm ở vị trí địa chiến lược hết sức nhạy cảm, không chỉ ở bên cạnh 1 cường quốc, mà còn là điểm kết nối Đông - Tây của tuyến đường biển chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; là khu vực chuyển tiếp giữa biển với châu Á lục địa, là trung tâm của khối ASEAN đang phát triển như vũ bão... Vì vậy, Việt Nam luôn là mục tiêu lôi kéo, lợi dụng của các cường quốc trong cuộc cạnh tranh quyền lực.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, Việt Nam chủ trương đặt lợi ích quốc gia dân tộc vào vị trí trung tâm, để xây dựng chiến lược ngoại giao mềm dẻo. Việt Nam sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng hợp tác và đối xử bình đẳng với mọi quốc gia, tổ chức quốc tế, với bất cứ ai tôn trọng, ủng hộ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, ủng hộ lý tưởng, chính sách đại đoàn đoàn kết dân tộc và giá trị, lợi ích cốt lõi của Việt Nam. Việt Nam chủ trương bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng và lợi ích quốc gia bằng chính đôi tay và khối óc của mình mà không dựa dẫm vào các thế lực bên ngoài. Đảng, Nhà nước, và Quân đội Việt Nam chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt trong sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc” trên cơ sở luật pháp quốc tế; Việt Nam không chọn bên, mà chỉ chọn chính nghĩa và lẽ phải.
Hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội, có nhiều phần tử quá khích kêu gọi Việt Nam cần phải chọn bên, liên minh, liên kết, hô hào ngả theo nước này để chống lại nước kia... Đây là những luận điệu mang tính kích động, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Bởi nước xa không cứu được lửa gần, trong thế giới đầy biến động và bất trắc này, nếu không tỉnh táo, linh hoạt, uyển chuyển thì rất khó giữ hòa khí, ngược lại còn đẩy quốc gia dân tộc đến chiến tranh, đổ máu. Hãy dừng ngay mọi luận điệu kích, động chống phá mù quáng nói trên và nhìn sang Ukraine để tự rút ra bài học trước khi phát ngôn, hay ngồi trước bàn phím.

GIÚP CHIẾN SĨ HÒA NHẬP ĐƠN VỊ MỚI

 

Giai đoạn đầu khi CSM trở về đơn vị là lúc cần được các cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy quan tâm, sâu sát và có những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Bởi vì, đây là thời gian "nhạy cảm", CSM bỡ ngỡ, đang trong quá trình hòa nhập với đời sống sinh hoạt, huấn luyện và công tác của đơn vị, nhất là giải quyết tốt về tâm lý giữa chiến sĩ cũ và CSM. Đã có những vụ việc xảy ra giữa chiến sĩ cũ và CSM mà phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ việc chưa giải quyết thấu đáo kịp thời về mặt tâm lý trong bộ đội. Vai trò của cán bộ các cấp, nhất là cán bộ phân đội, cán bộ trực tiếp quản lý bộ đội chưa được phát huy và làm tròn trách nhiệm của mình.
Giúp chiến sĩ hòa nhập đơn vị mới sau khi hoàn thành khóa huấn luyện CSM là một trong những yêu cầu quan trọng đối với các cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy đơn vị. Trước hết, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quan tâm sâu sát, kịp thời đến mọi mặt đời sống tinh thần, vật chất của bộ đội; có kế hoạch kiểm tra, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm lý, xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống xảy ra. Chú trọng tiến hành các nội dung công tác Đảng, công tác chính trị trong đó phải thực hiện tốt "5 chủ động" trong công tác tư tưởng; tổ chức sinh hoạt, giao lưu, diễn đàn, đối thoại dân chủ,...giúp cán bộ, chiến sĩ, nhất là giữa chiến sĩ năm thứ hai và năm thứ nhất, hiểu rõ hoàn cảnh, năng lực, sở trường của nhau, xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong đơn vị như tình anh em ruột thịt. Các cấp ủy đảng, chính trị viên, người chỉ huy đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò nêu gương, quản lý, điều hành, giải quyết công việc phù hợp, khoa học, công khai, công bằng; khi có tình huống xảy ra cần xử lý quyết đoán và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị quan tâm rèn luyện uốn nắn bộ đội, duy trì nghiêm kỷ luật, xử lý nghiêm minh những sai phạm, hành vi vi phạm kỷ luật quân đội; ngăn ngừa và xử lý, báo cáo kịp thời cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong giáo dục, động viên bộ đội; khắc phục những rào cản về tâm lý, để CSM hòa nhập với đơn vị.
Xây dựng mối đoàn kết thống nhất cán - binh, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt, trên tình thương yêu đồng chí, đồng đội, lúc thường cũng như lúc khó khăn, gian khổ là một trong những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta. Phẩm chất và truyền thống đó cần được phát huy, triển khai cụ thể ở từng đơn vị, mà cán bộ phải là hạt nhân sâu sát kiểm tra, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương và thường xuyên học tập, nâng cao năng lực quản lý, nắm bắt tâm lý, xử lý tình huống kịp thời. Các cơ quan, đơn vị thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh; thực hiện tốt quy chế và phát huy dân chủ, công bằng ở đơn vị... Làm được như vậy là góp phần thực hiện toàn đơn vị đoàn kết, toàn quân một ý chí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ảo tưởng quyền lực trên mạng: Hậu quả thật trong thế giới ảo

Ảo tưởng quyền lực cá nhân trên mạng xã hội, chà đạp các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đã khiến các đối tượng vướng vào vòng lao lý.
Mạng xã hội trong kỷ nguyên 4.0 được xem là "vũ khí" lợi hại, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của mọi người, thông tin nhanh nhạy giúp chúng ta cập nhật bản thân với thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là giá trị thật và giá trị được thừa nhận trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, khiến nhiều người hoang mang, dễ bị cuốn vào việc thể hiện cái tôi, muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.
Cũng khá nhiều trường hợp cố tình vượt qua giới hạn, bôi nhọ danh dự của người khác; đăng tin sai sự thật để câu kéo sự chú ý. Đáng sợ hơn, những thông tin không kiểm chứng, thiếu cơ sở hay bịa đặt khiến nhiều người lầm tưởng là một quyền lực được mạng xã hội trao cho nhưng không ai được phép đứng trên luật pháp như vậy, họ đã phải trả giá.
Hậu quả ảo tưởng quyền lực trên mạng xã hội
Đe dọa, chửi bới, hành hung, thông tin sai sự thật gây nhiễu thị trường chứng khoán, tài chính - những hành xử này đã bị các cơ quan chức năng nhắc nhở nhiều lần. Báo chí, công luận lên tiếng nhưng chúng vẫn lặp đi lặp lại.
Các đối tượng công khai thách thức dư luận như một cách gây dựng tên tuổi, chứng minh bản thân, thậm chí ảo tưởng rằng mình là "người hùng mạng", được phép tha hồ thóa mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm... của người khác, đưa thông tin sai sự thật, không kiểm chứng về cá nhân tổ chức khác.
Ảo tưởng quyền lực cá nhân trên mạng xã hội, chà đạp các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đã khiến các đối tượng vướng vào vòng lao lý.
Ngày 15/4 vừa qua, Đặng Như Quỳnh, người có lượng lớn người theo dõi bị khởi tố vì các bài viết trên Facebook hàm ý về một số cá nhân đại diện các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán sắp bị xử lý hình sự; gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.
Ngày 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" sau một loạt các cuộc livestream "thóa mạ, kết án nhiều cá nhân " có hàng nghìn người theo dõi.
Trước đó, đối tượng Nguyễn Văn Thiện, chủ quán Nhắng nướng Hiền Thiện bị xử phạt 12 tháng tù vì tội "làm nhục người khác", sau khi phát trực tiếp trên Facebook cảnh bắt khách hàng quỳ gối, chửi bới, đe dọa người khách này vì đã đăng bài tố cáo quán nướng này có sán trong thực phẩm.
Vợ chồng chủ cửa hàng quần áo Mai Hường ở Thanh Hóa cũng bị khởi tố và bắt tạm giam sau khi đăng tải clip chửi bới, đánh đập một cô gái ăn trộm hàng hóa của cửa hàng và bắt đền bù thiệt hại gấp hàng chục lần giá trị hàng bị đánh cắp. Cặp vợ chồng này giờ đối mặt với tội danh "làm nhục người khác" và "cưỡng đoạt tài sản".
Trước đó nữa là những "giang hồ mạng" như Khá Bảnh, Phú Lê, Đường Nhuệ... với những hình ảnh phản cảm, phát ngôn gây shock, hành vi bạo lực… cũng không thoát lưới pháp luật.
Mạng xã hội trao cho mỗi người khả năng phát ngôn và thể hiện bản thân lớn chưa từng có. Cũng vì thế, trên mạng xã hội, chúng ta cần rất cẩn trọng với những hành động của mình, bởi chỉ một phát ngôn không chuẩn mực, một tin đồn vô căn cứ thì ảnh hưởng xấu nhân lên gấp nhiều lần và chúng ta có thể phải trả giá vì những hành động của mình trên mạng xã hội.
Biến mạng xã hội thành quan tòa
Bên cạnh các mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, không ít những hệ lụy đã xảy ra thậm chí có những hậu quả nặng nề đến mức không thể khắc phục được. Ý thức về pháp luật, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm phát ngôn của một bộ phận cư dân mạng còn hạn chế. Một sự thật không thể chối cãi là hiện nay, nhiều người tự cho mình là "quan tòa", "người phán xử" trước một sự việc chưa rõ đúng sai.
Bức ảnh một người đàn ông cầm trên tay 2 con chim đã bị làm thịt, ngay lập tức bị quy kết là xâm hại động vật hoang dã, quý hiếm.
Nam ca sĩ nhập viện sau sô diễn 20 năm phải hủy bỏ, anh nhận về lời động viên "Ốm gì mà thần sắc tươi tỉnh, tóc vuốt keo, da trắng hồng", "làm màu", "diễn sâu", "chắc mới đi chơi về mệt quá"…
Hay "sống thế thì sống làm gì? thà chết đi còn hơn!", "bố mẹ vất vả kiếm tiền nuôi ăn học mà lại yêu đương nhắng nhít như thế thì sống làm gì nữa"… cơn bão bình luận ác ý trước clip nữ sinh hôn bạn trai. Đau lòng hơn, nữ sinh ấy đã tìm đến cái chết.
Ngày càng xuất hiện nhiều "anh hùng bàn phím" ẩn danh, lập tòa án công lý ảo... từ chuyện gia đình, công sở, tình yêu đến kinh doanh, các vấn đề xã hội...
Thậm chí, có không ít cá nhân công khai livestream, lập kênh YouTube chỉ trích, mạt sát, kết tội người khác bằng lời lẽ thách thức, lôi kéo cộng đồng mạng.
Nhiều hội nhóm tẩy chay các cá nhân, bắt nạt hội đồng lập ra ngày một nhiều, khiến đám đông a dua ngày một phình to, vô tình hay cố ý khoét sâu thêm nỗi đau của nhiều người, bất chấp đúng sai, phải trái.
Người đọc, người xem bị dẫn dắt, che mắt theo chủ đích cá nhân của một đối tượng không hề quen biết. Và hậu quả là, nhiều sự việc, câu chuyện, tin tức không rõ thực hư, đã mặc nhiên được cho là sự thật bởi độ phủ trên không gian mạng.
Khi bạn chỉ ngón tay phán xét ai đó thì thường nhận lại tới 3-4 ngón tay chỉ ngược về mình. Vì thế, mỗi người cần thận trọng trước mỗi cú click chuột. Bởi đằng sau mỗi dòng bình luận, luôn là số phận của một ai đó và một ngày nào đó sẽ là chính bạn và người thân
Mạng ảo nhưng hậu quả thì thật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của công dân, nhưng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, và quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cũng đã có một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng; Luật Viễn thông; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự hay gần nhất là Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ, người có ảnh hưởng tới công chúng... để điều chỉnh phát ngôn, hành vi, ứng xử và cả sản phẩm văn hóa trên không gian mạng.
Để không gian mạng "sạch" và an toàn
Mới đây, sản phẩm MV "There's No One At All" của Sơn Tùng M-TP đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận theo hướng tiêu cực khi vừa đăng tải trên mạng YouTube. Rất nhanh chóng, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ, ra quyết định xử phạt Sơn Tùng M-TP 70 triệu đồng và gỡ video nhạc khỏi các nền tảng số, vì MV "có hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội".
Nhằm tạo một không gian mạng lành mạnh, an toàn trong giới hoạt động nghệ thuật, Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành, khuyến khích nghệ sĩ sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để chia sẻ, đăng tải thông tin công khai, minh bạch, chính xác, có ích cho xã hội; không lợi dụng hình ảnh để trục lợi cá nhân... Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Hiện số người dùng Facebook, Youtube tại Việt Nam lên tới hàng chục triệu người, chủ yếu là giới trẻ, những người dễ bị tổn thương trên môi trường mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng", đặc biệt phối hợp chặt với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok, áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại như công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn... để nhanh chóng gỡ bỏ những nội dung xấu, độc.
Tất cả những giải pháp từ góc độ pháp lý - kỹ thuật - giáo dục tuyên truyền được coi như kiềng 3 chân, giúp điều chỉnh phát ngôn, hành vi, ứng xử và cả sản phẩm văn hóa trên mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, góp phần đảm bảo một không gian mạng lành mạnh, "sạch" và an toàn.
Luôn mong muốn góp phần làm trong sạch không gian mạng, chống lại sự hoành hành của thông tin giả, xấu, độc nhưng nhiều người trên cộng đồng mạng đang vô tình tiếp tay phát tán chúng. Mỗi chúng ta phải là 1 người sử dụng mạng xã hội có bản lĩnh, có văn hóa, ứng xử văn minh thì mới mong xây dựng một cộng đồng mạng xã hội lành mạnh. Còn sự ảo tưởng sức mạnh từ ngoài đời thật cho đến môi trường mạng xã hội đều để lại những hậu họa khôn lường.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 02/6


“ Sự thành công phần lớn là do các cán bộ, vậy các cán bộ phải cố gắng hơn mọi người để làm kiểu mẫu cho mọi người”.
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi Quân đội quốc gia, dân quân và công nhân quốc phòng, được đăng trên Báo Cứu quốc, số 1258, ngày 02 tháng 6 năm 1949.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Thấu suốt quan điểm, tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, chế độ và là khâu then chốt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nên Bác đã dày công tổ chức, đào tạo, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác tốt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Là một bộ phận cán bộ trọng yếu của Đảng trong quân đội, đội ngũ cán bộ quân đội đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý từ cấp cơ sở đến cấp toàn quân. Đây chính là lực lượng giữ vai trò chủ công trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nhân tố có vai trò quyết định trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính qui và các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở đơn vị. Do vậy, học tập và làm theo lời Bác dạy, cán bộ các cấp, nhất là các đồng chí cán bộ chủ trì phải luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức kỷ luật cao, tận tâm, tận lực với công việc, gương mẫu trong cả lời nói và việc làm, trong học tập và rèn luyện, gần gũi, chia sẻ với cấp dưới, với bộ đội, thật sự xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết ở đơn vị, để bộ đội học tập và noi theo.

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm

 

Trong những năm qua, Binh đoàn 18 - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, vừa sản xuất-kinh doanh hiệu quả, vừa hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quân sự-quốc phòng.

Nhờ được huấn luyện bài bản, công phu, nghiêm túc nên hiện nay Binh đoàn 18 có đội ngũ phi công đạt trình độ cao, làm chủ và khai thác hiệu quả nhiều loại trực thăng hiện đại đang có trong biên chế. Ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Bay chuyên cơ, bay tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bay hiệp đồng diễn tập, phối hợp huấn luyện với các đơn vị… Binh đoàn 18 còn cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như: Bay cấp cứu y tế, bay du lịch, bay phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, bay tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)... Những năm gần đây, binh đoàn đã xuất khẩu thành công dịch vụ bay cứu hỏa ra nước ngoài, được các đối tác tin cậy, đánh giá cao, qua đó khẳng định được trình độ, thương hiệu, uy tín của đội ngũ phi công trực thăng quân sự Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Binh đoàn 18 còn thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện phi công, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật hàng không cho một số đơn vị.

Trong những tháng đầu năm 2022, mặc dù còn có nhiều khó khăn chi phối, tác động, nhất là những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, song Binh đoàn 18 vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch. Tính đến nay, toàn binh đoàn đã bay được gần 4.900 giờ, đạt 45% kế hoạch năm, bảo đảm chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Báo Quân đội nhân dân Online giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh hoạt động của những cánh bay Binh đoàn 18.

 
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
Trong nhiều năm qua, các tổ bay của Binh đoàn 18 đã thực hiện thành công nhiều chuyến bay cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn, trong đó có chuyến bay cứu nạn các thuyền viên trên tàu Vietship 01 bị mắc cạn ở biển Cửa Việt (Quảng Trị) trong bão lớn năm 2020.  

 

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
… hay bay vận chuyển người bệnh từ các đảo xa trở về đất liền điều trị kịp thời. 

 

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
 

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
Nhiều khoa mục bay khó, như bay hạ cánh trên tàu biển… 

 
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
 

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
… hoặc hạ cánh trên nóc nhà cao tầng được các tổ bay của Binh đoàn 18 huấn luyện thường xuyên, bảo đảm cho binh đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. 

 
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
Bay MIA luôn là nội dung bay khó, do thường được thực hiện ở khu vực rừng núi, địa hình hiểm trở, điều kiện khí tượng diễn biến phức tạp. 

 
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật lái điêu luyện, các tổ bay MIA của Binh đoàn 18 luôn thực hiện nhiệm vụ với độ chính xác hoàn hảo, được đối tác đánh giá cao. 

 
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
Trực thăng của Binh đoàn 18 sử dụng gầu treo, huấn luyện bay cứu hỏa...

  
Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
 … làm cơ sở cho những chuyến bay cứu hỏa đạt hiệu quả cao tại nước ngoài. Trong ảnh: Máy bay của Binh đoàn 18 bay cứu hỏa tại Indonesia.

Vững vàng cánh bay trên biển xanh, rừng thẳm
 Máy bay của Công ty Trực thăng miền Bắc (Binh đoàn 18) bay dịch vụ ngắm cảnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Nhiều giải pháp đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho quân đội

 

Sáng 1-6, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW ngày 29-3-2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết 86).

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì. Hội nghị đánh giá, GD-ĐT trong quân đội có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực về mọi mặt, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhân lực cho toàn quân trong tình hình mới.

Phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo

Báo cáo tổng kết do Thiếu tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) trình bày đã đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết 86 và khẳng định: Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 86, công tác GD-ĐT trong quân đội có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực về mọi mặt, cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Hệ thống nhà trường xây dựng tinh, gọn, chính quy, vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu. Chương trình, nội dung đào tạo được đổi mới, chuẩn hóa theo hướng hiện đại, sát thực tế. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục kiện toàn đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng nâng lên. Công tác tuyển sinh, tạo nguồn đào tạo thực hiện đúng quy chế, chất lượng giữ vững. Hoạt động nghiên cứu khoa học được quan tâm, chú trọng; nhiều đề tài khoa học đã ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo ngày càng hiện đại...

Ý kiến của các đại biểu tại hội nghị đều khẳng định, trong hoạt động GD-ĐT, đội ngũ nhà giáo là nhân tố then chốt. Thực hiện Nghị quyết 86, đội ngũ nhà giáo quân đội đã được quy hoạch, xây dựng căn bản, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm. Tuy nhiên có hai vấn đề lớn cần phải quan tâm khắc phục, đó là: Kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên đang ngày càng ít; tỷ lệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội có trình độ cao (tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư) còn thấp.

Nhiều giải pháp đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho quân đội
Giảng viên Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ (Trường Sĩ quan Chính trị) trao đổi nội dung bài học với học viên. Ảnh: VĂN HẢI 

Theo Thượng tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng: Đội ngũ cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn hiện nay chưa nhiều, thậm chí ngày càng ít đi, do đó quá trình giảng dạy còn nặng tính lý thuyết. Việc thu hút cán bộ quân đội có kinh nghiệm thực tiễn từ các đơn vị về nhà trường cũng khó khăn. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết, nhất là việc tuyển chọn, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên cần được tiến hành một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tế công tác đào tạo tại các trường. Bên cạnh chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, giáo viên và tăng cường đi thực tế, cần có chính sách thu hút cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt thu hút những nhà khoa học đầu ngành về các nhà trường quân đội.

Nhiều đại biểu cho rằng, bên cạnh việc chú trọng tuyển chọn nguồn đào tạo, bồi dưỡng toàn diện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, cần quan tâm nghiên cứu các chính sách để động viên, thu hút nhân lực chất lượng cao, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo quân đội phấn đấu cống hiến.

Để tăng số lượng giáo sư, phó giáo sư, Nhà giáo Ưu tú và nâng tầm cán bộ, giảng viên, Trung tướng Phạm Đức Dũng, Giám đốc Học viện Hậu cần kiến nghị Bộ Quốc phòng cần xem xét tăng cường các đề tài khoa học quân sự cho các nhà trường để không chỉ tạo điều kiện cho giảng viên tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ mà còn đáp ứng các tiêu chí, điều kiện phong hàm chức danh khoa học đòi hỏi ngày càng cao.

Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

Một trong những vấn đề cốt lõi được đề cập nhiều là về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. 15 năm qua, các nhà trường quân đội đã xây dựng mới thêm 184 chương trình đào tạo và điều chỉnh, bổ sung gần 650 chương trình. Điều đó cho thấy sự quyết liệt trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cập nhật liên tục những tri thức và kiến thức khoa học quân sự, sát hơn với thực tiễn tác chiến trong tình hình mới.

Về nội dung này, Thiếu tướng Đỗ Minh Xương, Giám đốc Học viện Lục quân cho rằng, việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đang được các nhà trường đẩy mạnh. Mặc dù vậy, có chương trình vẫn chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn. Học viện Lục quân luôn chú trọng đổi mới nội dung chương trình, thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm, trao đổi với các đơn vị trong toàn quân, cả các địa phương và đơn vị chủ lực ở nhiều địa bàn khác nhau để nắm bắt tình hình thực tiễn, liên tục bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu.

Chia sẻ của Thiếu tướng Đỗ Minh Xương nhận được sự tán thành của nhiều đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị sử dụng nhân lực. Theo Thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó tư lệnh Quân khu 4: Để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, bảo đảm đầu ra tốt thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường và đơn vị. Các nhà trường cần đổi mới theo hướng xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhiệm vụ của cán bộ, học viên sau khi ra trường; thường xuyên cập nhật thực tế đơn vị vào chương trình đào tạo để học viên không bị bỡ ngỡ khi về nhận công tác tại đơn vị.

Trung tướng Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị cho rằng, những năm tới, các nhà trường cần tiếp tục đổi mới cho phù hợp, sát với đòi hỏi của tình hình mới với quan điểm lấy người học làm trung tâm. Kinh nghiệm của Học viện Chính trị là việc đổi mới dạy học trong những năm qua luôn bám sát phương châm “3 tính” (tính lý luận, tính tư tưởng, tính thực tiễn) và bảo đảm “3 sát” (sát đối tượng, sát nhiệm vụ, sát đơn vị).

Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương kết quả các nhà trường quân đội đã đạt được trong thời gian qua và nhấn mạnh: Thành quả của quá trình đào tạo là học viên tốt nghiệp ra trường bảo đảm đủ số lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; có trình độ, kiến thức đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, hội nhập quốc tế và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu, việc xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo trong nhà trường quân đội cần bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại... Phương pháp dạy học phải đổi mới theo hướng khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học...; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động GD-ĐT. Cùng với đó, hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả đề án xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, chất lượng cao, đạt chuẩn theo quy định... 

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - TRAO ĐỔI!

         Khẳng định trọng tội rước voi giày mả tổ của Nguyễn Ánh và công lao to lớn thống nhất đất nước của Quang Trung.

CÔNG HAY TỘI
ĐỀU CẦN ĐƯỢC GHI NHẬN ĐẦY ĐỦ, RÕ RÀNG
Gần đây tôi có đọc một số bài trên tạp chí Xưa & Nay thấy có vài bài viết về nhân vật Nguyễn Ánh-Gia Long và vấn đề Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh có công thống nhất đất nước. Các bài viết có nhiều điều không ổn nhưng trước mắt có hai vấn đề cần bàn:

1. Phải xét tội của Nguyễn Ánh trong chủ trương cầu viện nước ngoài nặng, nhẹ thế nào cho thỏa đáng.

2. Giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh trong thành quả thống nhất đất nước phải ghi nhận sao cho công bằng, thấu tình đạt lý.

Cá nhân tôi hoàn toàn thống nhất với những ý kiến phân tích của tác giả trong bài báo. Và để làm căn cứ cho quan điểm của mình, tôi xin được phép ghi lại một đoạn văn sau đây của cố Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nhà sử học có uy tín cùng thời với các nhà sử học bậc thầy kỳ cựu: Trần Huy Liệu, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai… được viết trong quyển “Hào khí Đồng Nai”, xuất bản năm 1983, từ trang 36 đến 38:

“Vào thế kỷ XVIII, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ra sức biến xứ Đàng Trong (từ sông Gianh ở Quảng Bình trở vào) thành một “quốc gia” riêng biệt, gia tăng thế lực ở Đàng Trong để chống lại tập đoàn phong kiến họ Trịnh phản động và mục nát ở Đàng Ngoài. Đó cũng là lúc mà phong trào đấu tranh của nhân dân Đàng Trong, trong đó có Sài Gòn và Nam bộ xưa, nổi lên liên tục, mạnh mẽ.

Nổi bật hơn cả trong thời gian này là phong trào khởi nghĩa Tây Sơn được đông đảo nông dân hưởng ứng, nổi lên từ mùa Xuân năm 1771. Từ trước đến nay, sử sách nước ta đã nói nhiều về thành tích của phong trào Tây Sơn nhưng người ta biết nhiều về chiến công hiển hách đánh tan quân đội nhà Thanh trận Đống Đa hơn là những điều làm được ở Đàng Trong.

Thực ra, trong hơn 8 năm (1776 – 1783), phong trào Tây Sơn đã 5 lần đánh bọn phong kiến phản động Đàng Trong, đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã 5 lần Nguyễn Ánh đều bị thất bại và bị đánh bật ra khỏi đất liền. Được giai cấp đại địa chủ ủng hộ, có lần Nguyễn Ánh đã quay lại chiếm Gia Định nhưng cuối cùng Nguyễn Ánh và tàn quân của hắn lại bị đánh bật ra ngoài và chạy sang cầu viện quân Xiêm. Trong bước đường cùng, tập đoàn Nguyễn Ánh đã đi đến chỗ phản bội Tổ quốc, đặt quyền lợi của chúng lên trên quyền lợi dân tộc. Chúng đã rước 5 vạn quân Xiêm, do hai cháu của vua Xiêm là Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ huy, theo hai đường thủy bộ tiến đánh Gia Định.

Cần phải nói rõ rằng cuộc tiến quân tháng 7-1774 của quân Xiêm về thực chất là một cuộc xâm lược và hành động của Nguyễn Ánh là hành động rước voi giày mả tổ. Ngược lại, quân đội Tây Sơn, do tướng Trương Văn Đa chỉ huy, tuy lực lượng không nhiều nhưng lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân đã kháng chiến rất anh dũng, bảo vệ bờ cõi của đất nước. Vấp phải sự đánh trả của quân khởi nghĩa Tây Sơn, đến cuối năm 1774, tức là sau 5 tháng xâm lược, quân Xiêm chỉ chiếm được quá nửa đất phía Tây Gia Định (Nam bộ). Thành Mỹ Tho, thành Gia Định và nửa phần phía Đông vẫn được giữ vững.

Trong những cuộc chiến đấu chống bọn phản động Nguyễn Ánh và chống quân xâm lược Xiêm do Nguyễn Ánh rước về, quân đội Tây Sơn đã giành được 3 chiến thắng đáng kể:

Trận năm 1777, tiêu diệt bọn đầu sỏ chúa Nguyễn là Tân Chính Vương và Thái Thượng Vương (trận này Nguyễn Ánh thoát chết).

Trận năm 1782, đại phá hàng trăm chiến thuyền của Nguyễn Ánh ở Ngã Bảy (Cần Giờ) diệt cả tên Pháp đánh thuê là Mạn Hòe (Manuel) do giám mục Bá Đa Lộc đề cử chỉ huy chiến hạm của Pháp.

Trận năm 1785, đại phá thủy quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút, giải phóng miền Tây Gia Định, đuổi quân giặc về nước. Trận đánh này làm nức lòng người Đồng Nai – Gia Định. Chính những nhà viết sử của triều Nguyễn, những người thù ghét phong trào Tây Sơn đến xương tủy cũng phải thừa nhận rằng sau trận này “người Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.

Đến giai đoạn này, có thể nói là phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài tình của anh hùng Nguyễn Huệ, đã làm sụp đổ chế độ thống trị trên 200 năm của tập đoàn chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đối với tập đoàn phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài, sau khi đánh thắng quân Xiêm xâm lược và quân bán nước Nguyễn Ánh, tháng 6-1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, tiến luôn ra Đàng Ngoài, đánh tan quân Trịnh, giải phóng Thăng Long ngày 21-7-1786.

Thế là phong trào cách mạng nông dân Tây Sơn, từ cuộc khởi nghĩa ở Quy Nhơn, đã thực sự trở thành phong trào quật khởi của nhân dân cả nước, quét sạch các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn phân tranh, cát cứ hơn hai thế kỷ, thống nhất lại đất nước từ Nam chí Bắc.

Đây là thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc mà vinh quang thuộc về phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và thủ lãnh kiệt xuất Nguyễn Huệ”.

Thiết nghĩ, nhà sử học khi viết mỗi sự kiện của lịch sử thì quan trọng hàng đầu là cách đánh giá, nó thể hiện sự công tâm và lương tâm của nhà viết sử, không thể xu thời mà tiền hậu bất nhất. Về điểm này thì cho phép tôi được đặt nghi vấn với nhà sử học Phan Huy Lê về thái độ “trở cờ” khi nhìn nhận các vấn đề có liên quan đến tội trạng phản bội Tổ quốc của Nguyễn Ánh và công lao thống nhất Đất nước của Quang Trung. Động cơ của sự “trở cờ” này là gì, chuyện này chỉ có Phan Huy Lê mới tự hiểu mình để có thể tự trả lời với lương tâm mình./.
Ảnh : Vua Quang Trung.
Yêu nước ST.

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI-SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA!

     Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 là sự kiện lịch sử, có ý nghĩa trọng đại đối với cách mạng Việt Nam.
     Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang phát triển theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng đã lãnh đạo nhân dân kiên định mục tiêu con đường đã lựa chọn, đã thu được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. 
     Đó là sự thật không thể phủ nhận. Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn./.


Yêu nước ST.