Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

 VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN THÂN THIỆN HÀNG ĐẦU Ở ĐÔNG NAM Á 

Theo tạp chí TTW, trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm đến hàng đầu với chi phí du lịch phải chăng.

Tất cả những điều này được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa điều kiện kinh tế thuận lợi và chính sách du lịch cởi mở, đưa Việt Nam trở thành điểm đến nổi bật trong các cuộc thảo luận về du lịch tiết kiệm và điểm đến hấp dẫn.

Với sáng kiến du lịch miễn thị thực, Việt Nam hiện đang thu hút nhiều du khách quốc tế hơn bao giờ hết, vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong khu vực là Thái Lan và Malaysia về thông tin du lịch tiết kiệm và điểm đến hấp dẫn.

Việt Nam cũng đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu đối với những du khách có ngân sách eo hẹp sau khi đưa ra sáng kiến miễn thị thực du lịch cho công dân ở nhiều quốc gia. Những yếu tố này đã làm gia tăng đáng kể sức hấp dẫn của đất nước, mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa phong phú với giá cả hợp lý.

Việt Nam cũng vượt qua các điểm đến truyền thống được ưa chuộng khác ở Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia trong tiêu chí điểm đến có giá cả hợp lý. Với cảnh quan ngoạn mục, các thành phố sôi động và giờ đây thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn, Việt Nam đang thiết lập một tiêu chuẩn mới cho du lịch giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á.

"Việt Nam hiện trở thành điểm đến nổi bật trong các cuộc thảo luận về du lịch tiết kiệm và điểm đến du lịch giá rẻ. Quốc gia Đông Nam Á này là điểm đến hợp lý về giá cả hơn so với Malaysia và Thái Lan. Lợi thế kinh tế cùng với chính sách nhập cảnh cởi mở, đưa Việt Nam trở thành điểm đến thân thiện và vươn lên trở thành điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh du lịch quốc tế hiện tại", Tổng Biên tập tạp chí TTW Anup Kumar Keshan nhận định.

Giá cả phải chăng

Giá cả phải chăng là yếu tố then chốt đưa Việt Nam trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với du khách tiết kiệm vào thời điểm hiện tại. Về chi tiêu, du khách đang nhận được nhiều giá trị hơn so với số tiền họ bỏ ra, khiến mọi thứ từ chỗ ở đến ăn uống và mua sắm trở nên phải chăng hơn so với các điểm đến khác ở Đông Nam Á. 

Ngoài ra, chính sách du lịch miễn thị thực của Việt Nam đối với công dân ở nhiều quốc gia cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Việt Nam, ví như một điểm đến thân thiện với ngân sách hàng đầu.

Ngành du lịch Việt Nam đã có một năm 2023 đáng chú ý khi đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế - tăng gần 3,5 lần so với năm 2022. Ngành du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ, với 108 triệu chuyến đi được ghi nhận, vượt 6% so với con số kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch ấn tượng ghi nhận 678 nghìn tỷ đồng, vượt kỳ vọng 4,3%. Với tỷ giá hối đoái thấp, con số này dự kiến sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong thời gian tới.

Một trong những yếu tố chính góp phần vào sự phổ biến ngày càng tăng của du lịch Việt Nam là sáng kiến miễn thị thực du lịch đối với nhiều quốc gia. Chính sách này đã giúp du khách từ nhiều quốc gia dễ dàng đến thăm Việt Nam mà không phải lo lắng về việc xin thị thực, qua đó nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn của đất nước này như một điểm đến thân thiện về ngân sách. Sự kết hợp giữa chi phí du lịch phải chăng và sự thuận tiện của việc nhập cảnh miễn thị thực đã khiến Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách quốc tế.

Đất nước của những kỳ quan thiên nhiên và nền văn hoá giàu bản sắc

Theo tạp chí TTW, nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được biết đến là quốc gia hấp dẫn bởi cảnh quan tuyệt đẹp và di sản văn hoá sống động. Vẻ đẹp thiên nhiên của quốc gia này thực sự đáng kinh ngạc, từ những khối đá vôi ấn tượng của Vịnh Hạ Long đến những ruộng bậc thang xanh tươi của Sa Pa hay vùng nước yên tĩnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Cho dù bạn đang tìm kiếm cuộc phiêu lưu ở vùng cao nguyên, thư giãn trên những bãi biển nguyên sơ hay một hành trình yên bình qua vùng nông thôn, Việt Nam luôn mang đến trải nghiệm đa dạng phù hợp với mọi đối tượng du khách.

Khám phá kỳ quan tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2003, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có những ngọn núi đá vôi lâu đời nhất châu Á với niên đại khoảng 400 triệu năm. Công viên đặc biệt này nổi tiếng với mạng lưới hệ thống hang động rộng lớn, có hàng trăm hang động có kích thước và quy mô ấn tượng, cùng với những dòng sông ngầm tuyệt đẹp. Đối với các nhà thám hiểm hang động và những người đam mê thiên nhiên, Phong Nha-Kẻ Bàng mang đến cái nhìn hấp dẫn bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, trưng bày một số cấu trúc địa chất tráng lệ và cổ xưa nhất trên hành tinh.

Hang Sơn Đoòng: Hang động lớn nhất thế giới và viên ngọc ẩn giấu của Đông Nam Á

Nằm trong lòng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Hang Sơn Đoòng hiện giữ danh hiệu hang động lớn nhất thế giới, khiến nơi đây trở thành một trong những kỳ quan thiên nhiên ngoạn mục nhất ở Đông Nam Á. Hang Sơn Đoòng ở Việt Nam hiện vẫn là một trong những trải nghiệm du lịch độc quyền nhất hiện có./.

 THẤT VỌNG VỚI CHU NGỌC QUANG VINH

Khi mà người người, nhà nhà ở trên mọi miền của Tổ quốc và cộng đồng người Việt đang ở nước ngoài đang tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước để đất nước có được ngày hôm nay, 79 năm Ngày Quốc khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mới đây cộng đồng mạng, người dân vô cùng bức xúc trước những chia sẻ của một học sinh đã từng đạ vòng nguyệt quế của cuộc thi đường lên đỉnh Olympia.

Người mà đang bị dư luận lên án là Chu Ngọc Quang Vinh (Yên Bái), người đã đạt vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý 1 đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Em đã chia sẻ trên trang mạng xã hội về nói về việc cá nhân em với Đảng, để rồi em chê bai chế độ, Đảng và em “cuồng” phương Tây, cuồng với những nơi mà em đang cho là “thiên đường” của tự do.

Thật quá thật vọng về em, về người đáng tuổi cháu của tôi. Cháu được sinh ra, lớn lên trong hoà bình, khi đất nước ngày càng phát triển và lẽ ra em phải nhận thức được điều đó để tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước tiếp tục phát triển. Nhưng thật đáng tiếc, em đã làm điều ngược lại, em đổ lỗi cho sự “sai sót” của bản thân là do trình độ nhận thức chính trị, do e tiếp cận với những thông tin không chính thống, xuyên tạc về lịch sử.

Và có lẽ em được “mời” lên cơ quan chức năng để làm việc vào dịp này là điều không ai mong muốn nhưng có lẽ cũng là điều cần thiết để cho em tỉnh ngộ, nhận thức trước khi quá muộn. Trước đây Nguyễn Viết Dũng (Nghệ An) cũng là kẻ đã từng thi Olympia và sau đó trở thành 1 kẻ chống phá đất nước và vừa được ra trại sau 6 năm chấp hành án phạt t.ù về hành vi chống phá đất nước. Đó là bài học mà lẽ ra Chu Ngọc Quang Vinh cần rút kinh nghiệm trước khi quá muộn.

 LẠI NÓI VỀ VỊ KỶ HAY KHÔNG VỊ KỶ?

Đã có một bài lão viết dưới tiêu đề “tôn giáo và chủ nghĩa vị kỷ”, cũng có người đồng ý với lão, song cũng có người không.

Hôm nay, lão xin nói thêm một chút. Chủ nghĩa vị kỷ, tức là chỉ nghĩ đến những gì là “của mình” (bản thân mình, gia đình mình); đó thực chất là “chủ nghĩa cá nhân” như thuật ngữ thường được dùng ngày nay.

Có người bảo, người ta cũng cầu cho “quốc thái dân an” đó thôi. Vâng xin cảm ơn, song nếu không có hàng triệu đồng bào ta đã ngã xuống ngoài mặt trận, ở hậu phương thì liệu quốc có “thái” và dân có “an” được không? Có khi nào chúng ta ngồi cầu xin mà những kẻ xâm lược tự chúng từ bỏ hay ngưng ý đồ và hành động xâm lược?

Nhưng có một điều, mà chúng ta phải công nhận, nếu cả trăm triệu dân nước ta đều có lòng “từ bi hỉ xả” như những Phật tử thì xã hội sẽ không còn kẻ xấu như phá hoại, trộm cắp. Đó là mặt tích cực của một tôn giáo. Nếu ai cũng suốt ngày ngồi cầu với xin thì rồi lấy gì cho vào mồm? Song ngay một vài quốc gia có tôn giáo được coi là quốc đạo, nhưng thử hỏi những nơi đó đã được bình an? Đảo chính liên miên, cướp của giết người cũng có; vì thế không thể dùng “thần quyền” thay cho “pháp quyền”.

Đã có lần lão nói, lão là kẻ vô thần, chưa một lần cầu xin đấng tối cao nào song gia đình lão vẫn có một cuộc sống viên mãn, như Nguyễn Du đã kết luận trong cuốn Kiều, rằng

“Thiện căn ở tại lòng ta

“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”…

Trở lại với suy nghĩ của lão về tính vị kỷ trong tôn giáo. Đừng nói đâu xa, ông Lê Anh Tú, với pháp danh là Thích Minh Tuệ, lão thấy việc tu tập của ông ấy là chính đáng, mang lại sự an lành cho bản thân ông ấy, song lại gây ra một vài hệ lụy cho xã hội, buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải xử lý và cử người đi theo phòng bất trắc. Vậy có đáng? Trong trường họp này thì ai được lợi? Chỉ một mình ông Lê Anh Tú được, còn lại phần bất lợi lại thuộc về xã hội. Đó là thể hiện đầy đủ tính vị kỷ.

Nếu là người tu hành, đã biết rằng mình đi tu là để hành thiện, và cũng chỉ đem lại điều tót lành cho mình và rộng hơn một chút cho gia đình mình, thì xin đừng làm bất cứ việc gì gây tổn hại tới xã hội. Đạo Phật, đạo Thiên chúa hay đạo nào cũng thế. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và cũng có quyền tự do không tín ngưỡng, đó là theo Hiến pháp, đừng đem cái tín ngưỡng của mình mà gây rắc rối cho người không tín ngưỡng.

Còn có hiện tượng cùng một dòng tu, người theo dòng tu này lại đả kích dòng tu khác, làm cho kẻ ngoại đạo biết nghe theo ai bây giờ? Thí dụ như viêc cầu siêu, chuyện trục vong, dòng tu này bảo cần, dòng tu khác bảo không cần. Rắc rối nhỉ?

Cụ Hồ nói “Tốt đời, đẹp đạo”, như vậy là người tu hành khi nghĩ cho bản thân phải luôn nghĩ đến nghĩa vụ đối với đất nước, vậy như vị hành thiền Lê Anh Tú cũng như các vị tu sĩ khác đã nghĩ gì và làm gì cho đất nước? Thôi thì cứ giữ được cho mình cái tâm thiện là tốt rồi, sau đó xin các vị coi có thể giúp gì cho đất nước thì bá tánh chúng tôi hoan hỉ lắm./.

Đà Nẵng coi trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

 Công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên ở địa bàn dân cư, trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên còn thấp; công tác phát triển đảng viên tại một số ngành, lĩnh vực chưa tương xứng với nguồn lực hiện có... là thực tiễn đặt ra để Thành ủy Đà Nẵng đề ra giải pháp, kế hoạch, nhiệm vụ trong công tác tạo nguồn phát triển Đảng.

0:00/0:00
0:00
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về phát triển đảng viên ở khối phố Tân Lập, phường Thạch Thang, quận Hải Châu.
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về phát triển đảng viên ở khối phố Tân Lập, phường Thạch Thang, quận Hải Châu.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng kết nạp 3.155 đảng viên, chất lượng đảng viên mới được nâng cao, với độ tuổi trung bình là 30,3 tuổi. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới của nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ bằng gần 50% so với nửa đầu nhiệm kỳ trước.

Điều đó cho thấy công tác tạo nguồn, phát triển Đảng ở khu dân cư, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, lĩnh vực giáo dục, y tế… của Đà Nẵng, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao nhưng tỷ lệ kết nạp đảng viên hằng năm còn thấp. Đồng chí Nguyễn Thanh Quảng, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) cho rằng, công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên ở vùng nông thôn rất khó khăn, vì phần đông quần chúng là thanh niên thì đã làm việc trong các công ty, doanh nghiệp… hoặc đi làm ăn xa; số thanh niên ở nhà chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, ổn định đời sống mà ít quan tâm đến phấn đấu vào Đảng; các cán bộ trưởng, phó thôn, trưởng, phó ban công tác Mặt trận, các đoàn thể hầu hết lớn tuổi, hoặc không bảo đảm về trình độ văn hóa.

Cùng quan điểm, Bí thư Đảng ủy phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) Nguyễn Huy Bình chia sẻ: Năm 2020, Đảng bộ phường Phước Mỹ không kết nạp được đảng viên mới vì các chi bộ khu dân cư ở Phước Mỹ chủ yếu là cán bộ nghỉ hưu; thanh niên ở khu dân cư ngại tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương và không có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng.

Vì vậy, có chi bộ nhiều năm không kết nạp được đảng viên mới. Ông Phạm Đình Kha, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn) lo lắng: Một bộ phận giáo viên, nhân viên ngại phấn đấu, ngại rèn luyện về tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị để đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Còn ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bia Heineken Đà Nẵng cho rằng, việc phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI cũng rất khó khăn vì trên thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa mặn mà với tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp mình vì sợ làm mất thời gian của công nhân, giảm lợi nhuận…

Từ thực tiễn đặt ra trong công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới, Thành ủy Đà Nẵng đã và đang đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch, nhiệm vụ trong công tác tạo nguồn phát triển đảng.

Theo Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh, một trong những giải pháp quan trọng, là mỗi cấp ủy đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa kết nạp đảng viên mới với giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và sàng lọc đảng viên; kịp thời đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách, làm cho tổ chức đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, tạo niềm tin của đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên vào sự lãnh đạo của Đảng. Xác định công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên mới là một trong những tiêu chí quan trọng để xét, khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.

Để tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn phát triển đảng viên trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định: Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, các cấp ủy đảng trong toàn thành phố cần triển khai thực hiện năm giải pháp cụ thể.

Trước hết, cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy cần quán triệt, thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cấp bách của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và của mỗi đảng viên theo phương châm: "Nắm chắc nguồn, dễ làm trước, khó làm sau, phát triển đảng viên bảo đảm số lượng lẫn chất lượng".

Cần tiến hành rà soát nguồn phát triển đảng viên theo từng nhóm đối tượng để làm cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp từng lĩnh vực và từng nhóm đối tượng.

Trước mắt tập trung vào một số đối tượng và lĩnh vực cụ thể, như cán bộ thôn, tổ dân phố, người dân tại địa bàn dân cư; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế, công nhân, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ…

Mỗi tổ chức đảng cần tập trung đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng, điều chỉnh nội dung, chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng và đảng viên mới; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác đảng cho cán bộ, đảng viên. Định kỳ hằng năm tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phát triển đảng viên để kịp thời ghi nhận, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên.

Mỗi cấp ủy đảng từ thành phố đến cơ sở cần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai các giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn trong công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên phù hợp đặc điểm ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình, cùng Đảng bộ thành phố làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới.

Tự hào vùng đất “gian lao mà anh dũng”

 Đông Nam Bộ là vùng đất “gian lao mà anh dũng”, là một trong những cái nôi của cách mạng, là trung ương đầu não của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

0:00/0:00
0:00
Kinh tế cảng biển là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kinh tế cảng biển là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phát huy tinh thần cách mạng, Đông Nam Bộ hôm nay là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.

Một thời lịch sử hào hùng...

Những ngày Tháng Tám năm 2024, hàng trăm đoàn viên, thanh niên tỉnh Tây Ninh khánh thành nhiều tuyến đường cờ Tổ quốc tại các con đường dẫn vào các nghĩa trang liệt sĩ, các khu di tích lịch sử…

Trên tuyến đường cờ chiều dài gần 4 km với 350 trụ cờ ngang qua xã Tân Lập (huyện Tân Biên), Phó Bí thư Tỉnh đoàn Tây Ninh Trần Đặng Tiến chia sẻ: Đây là con đường dẫn vào Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền nam, công trình này được thực hiện để chào mừng các ngày lễ lớn.

Trong những năm chiến tranh ác liệt, dù phải chịu đựng gian khổ, hy sinh, quân dân Tây Ninh luôn một lòng thủy chung, thương yêu, đùm bọc, chở che, huy động sức người sức của cho cách mạng. Người dân Tây Ninh cơm ăn chưa no, áo mặc chưa ấm, nhưng quyết không để cán bộ, chiến sĩ nơi căn cứ thiếu thốn.

Đồng chí Lê Thị Bân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh

79 năm trước, Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Tây Ninh đã diễn ra nhanh chóng và giành thắng lợi hoàn toàn. Chỉ trong một ngày đêm (25/8/1945), chính quyền địch từ tỉnh đến quận đều sụp đổ hoàn toàn. Ba ngày sau, chính quyền các xã đều thuộc về tay nhân dân.

Lịch sử Đảng bộ Tây Ninh còn ghi: “Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Tây Ninh thành công, Đảng bộ Tây Ninh chỉ với 25 đảng viên đã đoàn kết, chấp hành nghiêm Chỉ thị của Xứ ủy, tập hợp được đông đảo các tầng lớp quần chúng, nhất là đồng bào tín đồ Cao Đài, kiên quyết chống kẻ thù, đứng lên giành chính quyền từ bọn tay sai phát-xít Nhật. Riêng giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1960), nhân dân Tây Ninh đã mở đường cho cách mạng miền nam tiến lên bằng chiến thắng Tua Hai (26/1/1960)”.

Theo đồng chí Lê Thị Bân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, trong những năm chiến tranh ác liệt, dù phải chịu đựng gian khổ, hy sinh, quân dân Tây Ninh luôn một lòng thủy chung, thương yêu, đùm bọc, chở che, huy động sức người sức của cho cách mạng. Người dân Tây Ninh cơm ăn chưa no, áo mặc chưa ấm, nhưng quyết không để cán bộ, chiến sĩ nơi căn cứ thiếu thốn.

Tại Bình Phước, một trong những cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng ở phía nam. Khi đó thực dân Pháp lập đồn điền và bóc lột tàn nhẫn sức lao động của những công nhân cao-su. Lúc bấy giờ, người ta thường ví đồn điền cao-su ở miền Đông Nam Bộ nói chung và Phú Riềng nói riêng như “địa ngục trần gian”, nơi mà mỗi cây cao-su mọc lên là có một công nhân ngã xuống.

Tuy vậy, “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, trong đó, sự kiện đêm 28 rạng ngày 29/10/1929, tại khu rừng bên suối đá Làng 3 (nay là xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú), Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập với tên gọi Chi bộ Phú Riềng, đã trở thành bước ngoặt quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng của đội ngũ công nhân cao-su và nhân dân Bình Phước lúc bấy giờ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bình Phước đã làm nên những chiến thắng ghi danh sử sách, trong đó chiến thắng mở màn của Chiến dịch Nguyễn Huệ (7/4/1972), giải phóng hoàn toàn huyện Lộc Ninh. Chiến thắng này đã tạo nên sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên trên toàn mặt trận, góp phần tăng thêm thế và lực trên các lĩnh vực đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Trong tiến trình đấu tranh vệ quốc và giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, nhiều người con đã anh dũng hy sinh để làm nên nền độc lập dân tộc trong đó có Anh hùng Võ Thị Sáu.

Chị Võ Thị Sáu là người con của huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), nơi có dãy núi Châu Viên-Châu Long hùng vĩ, nổi danh là Chiến khu Minh Đạm trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết Cai tổng Tòng, cùng đồng đội phá cuộc mít-tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tại phiên chợ Tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ, chị bị bắt và bị giặc tra tấn dã man, nhưng chị nhất quyết không khai. Sau đó, chị Sáu bị địch đày ra Côn Đảo. Ngay tại đêm trước khi lĩnh án tử hình, chị Sáu đã giơ tay thề trước lá cờ Đảng và trở thành nữ đảng viên trẻ tuổi nhất vào đầu năm 1952.

Tỏa sáng vai trò vệ tinh

Nếu như ở Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thì các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu… được coi là những vệ tinh quan trọng. Tại quê hương chị Võ Thị Sáu, vùng quê giàu truyền thống cách mạng hôm nay đã có sự đổi thay mạnh mẽ. Hai bên đường là những vườn cây xanh mướt, những cánh đồng lúa trải dài; giao thông rộng mở, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: “Tổng doanh thu du lịch năm 2023 của huyện ước đạt 650 tỷ đồng, tăng gấp 81 lần so với năm 2003. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đã được huyện đầu tư hoàn thiện nhằm phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện có 49 doanh nghiệp và cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ du lịch-lưu trú với tổng số 1.102 phòng lưu trú và 355 căn biệt thự. Trong tương lai, huyện Đất Đỏ sẽ là địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh”.

Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong ba cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía nam, gần sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng, mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn thiện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ cho biết: Nghị quyết 24 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng.

Trong đó, chủ trương hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ không phải là cơ chế ưu đãi dành riêng cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mà là cơ chế đặc thù cho cả vùng Đông Nam Bộ. Dự án sẽ góp phần giúp Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới trong thu hút đầu tư và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa giai đoạn mới. Dự án cũng là động lực để vùng Đông Nam Bộ có thể đóng góp lớn hơn vào sự phát triển và thịnh vượng chung của cả nước.

Sau năm 1975, tỉnh Tây Ninh từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa nền kinh tế đi vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra những vùng chuyên canh lớn: mía, đậu phộng, cao-su, lúa. Với quyết sách đúng đắn, Tây Ninh từ một tỉnh thuần nông đã có những bước tăng trưởng công nghiệp khá và là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Du lịch Tây Ninh cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ, trung bình mỗi năm tỉnh đón 5 triệu lượt khách trong nước, quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 2.000 tỷ đồng. Đạt được kết quả nêu trên là nhờ tỉnh tập trung quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các điểm đến tâm linh mới và hấp dẫn, cải cách thủ tục hành chính và thu hút đầu tư trong du lịch, tăng cường liên kết du lịch liên vùng, liên tuyến…

Hiện tại tỉnh Tây Ninh đang quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đặc sắc, đẳng cấp quốc tế; xây dựng các dự án thương mại-dịch vụ-du lịch sinh thái trong khu vực hồ Dầu Tiếng, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền nam; khai thác các loại hình du lịch, dịch vụ phù hợp khu vực Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát; nghiên cứu định hướng phát triển các loại hình du lịch ven sông, các điểm đến du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, các khu di tích cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh...

Còn tỉnh Bình Phước nhờ có quỹ đất rộng (6.877 km2), đất đai màu mỡ, là trung tâm của các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao-su, điều, tiêu… Bằng những quyết sách đúng đắn, tỉnh Bình Phước đang từng bước phát huy thế mạnh để tạo đà tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Phước đạt 8,34%, đứng đầu vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 11 trong cả nước. Trong sáu tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,76%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 93,94 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,4%; thấp hơn mức bình quân của cả nước…

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết: Tỉnh đang nỗ lực thực hiện hai dự án giao thông trọng điểm là dự án cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa-Chơn Thành và dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Sau khi hai dự án cao tốc hoàn thành sẽ giúp Bình Phước kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên một cách thuận lợi, đây là một trong những lợi thế trong thu hút các nguồn vốn đầu tư tại tỉnh.

Các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đang nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển để xứng đáng là vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Những "cánh bồ câu" nối tình quân dân nơi đầu sóng

 10 năm qua, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" đã đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và nhiều đảo lớn nhỏ nơi biên cương Tổ quốc. Mỗi hành trình là một nhịp cầu đong đầy cảm xúc, góp phần tăng cường tình quân dân, bồi đắp tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước của thanh niên, sinh viên Việt Nam.

0:00/0:00
0:00
Các đại biểu cùng cán bộ, chiến sĩ tại cột mốc chủ quyền đảo Thổ Châu, một công trình do Trung ương Ðoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam xây dựng.
Các đại biểu cùng cán bộ, chiến sĩ tại cột mốc chủ quyền đảo Thổ Châu, một công trình do Trung ương Ðoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam xây dựng.

Vượt sóng Biển Đông

"Thân gửi các anh bộ đội ở đảo Thổ Châu. Em là một sinh viên tại Trường đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí Minh. Em đã nghe rất nhiều về cuộc sống và công việc của các anh ở đảo. Em hiểu rằng, các anh đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quê hương. Cuộc sống của các anh có thể khó khăn, xa gia đình, thiếu thốn, nhưng các anh vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tinh thần dũng cảm, kiên cường của các anh đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều…"; những dòng thư trên là tâm tình của Huỳnh Gia Ðiềm, nữ đại biểu đến từ thành phố mang tên Bác.

Ðến với xã đảo Thổ Châu (thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đã mang theo hơn 100 lá thư tay gửi cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 152 trên đảo, do các bạn trẻ viết hưởng ứng Cuộc vận động "Sinh viên Thành phố Bác gửi trọn tin yêu đến các chiến sĩ nơi đầu sóng".

Những "cánh én" chan chứa tình cảm từ đất liền ấy đã được trao tận tay các "anh bộ đội Cụ Hồ" thông qua loạt hoạt động trong khuôn khổ Hành trình.

Nhận lá thư còn vương vị mặn sóng biển, binh nhất Nguyễn Quốc Tuấn, Ðại đội 2 (Tiểu đoàn Bộ binh 1, Trung đoàn 152) cho biết: "Ðể bảo đảm công tác huấn luyện, chúng tôi chỉ được sử dụng điện thoại để gọi về nhà vào cuối tuần, thời gian tương tác với gia đình không được thường xuyên cho nên đôi lúc cũng nhớ nhà, nhớ mọi thứ từ đất liền. Những bức thư tay mà các đại biểu trao gửi là món quà tinh thần đặc biệt, góp phần nâng cao tinh thần, giúp chúng tôi thêm vững tay súng, tiếp tục sẵn sàng vượt mọi thử thách để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao".

Do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức từ ngày 8 đến 11/8 tại xã Thổ Châu, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" năm 2024 có 200 đại biểu, là những cán bộ Ðoàn, Hội Sinh viên tiêu biểu, sinh viên ưu tú từ khắp mọi miền Tổ quốc. Trong số này, có không ít bạn trẻ chưa hề biết đến lịch sử chiến đấu chống lại nạn diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary của quân và dân Thổ Châu năm 1975. Vì vậy, ban tổ chức hành trình đã thiết kế một buổi tọa đàm chuyên đề về nội dung nêu trên ngay khi các đại biểu đặt chân lên đảo.

Phạm Quang Việt Hoàng, Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng cho biết: "Buổi tọa đàm giúp tôi và các đại biểu hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử diễn ra tại đây. Ðó là những bài học thực tế mà tôi may mắn có được khi tham gia Hành trình".

Buổi tọa đàm giúp tôi và các đại biểu hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử diễn ra tại đây. Ðó là những bài học thực tế mà tôi may mắn có được khi tham gia Hành trình.

Phạm Quang Việt Hoàng, Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng

Gồm hàng loạt hoạt động phong phú như tọa đàm về lịch sử chiến đấu anh dũng của quân, dân xã đảo Thổ Châu; giao lưu, trao công trình sinh viên tặng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân địa phương; chương trình nghệ thuật "Khát vọng sinh viên Việt Nam"…, Hành trình không chỉ giúp hiểu sâu hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước, mà còn thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong mỗi đại biểu, để từ đó phấn đấu rèn luyện, học tập, trở thành "Sinh viên 5 tốt" và lan tỏa giá trị hình mẫu "Sinh viên 5 tốt" trong cộng đồng.

Nhịp cầu nối tình quân dân

Ban tổ chức đã khéo léo lồng ghép nhiều nội dung phù hợp với tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của các bạn trẻ vào chuỗi hoạt động của Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc". Tiêu biểu như buổi sinh hoạt thiếu nhi với sự có mặt của toàn bộ đại biểu và những "công dân nhí" của đảo.

Trên sân Trường tiểu học và trung học cơ sở Thổ Châu, thiếu nhi địa phương cùng các anh, chị sinh viên cất vang tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước tươi đẹp, hào hứng tham gia những trò chơi tập thể như nặn đất sét, tô tượng, kéo co, vẽ tranh… Dịp này, ban tổ chức trao 60 suất học bổng tặng các em học sinh có thành tích học tập tốt, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn trên đảo.

Cô Hoàng Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Thổ Châu cho biết: "Ðiều kiện cơ sở vật chất trên đảo khiến các em nhỏ không có nhiều cơ hội trải nghiệm những trò chơi như bạn bè đồng trang lứa trong đất liền. Vào mùa hè, các em thường chỉ chạy nhảy, nô đùa hoặc tắm biển cùng nhau. Tôi thật sự xúc động khi được biết toàn bộ đại biểu của Hành trình đều mang theo những món quà từ khắp mọi miền Tổ quốc để tặng các em.

Cũng để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc khó quên trong các đại biểu là Giải chạy VUG Running (nội dung thuộc Giải thể thao sinh viên Việt Nam-VUG). 200 thành viên đoàn hành trình đã cùng một số cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Thổ Châu sải những bước chạy đầy ý nghĩa, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trên cung đường chạy gần 1,5 km, các bạn trẻ không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà còn cảm nhận rõ nét đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân địa phương trên hòn đảo nằm ở cực tây-nam của Tổ quốc.

Ngay sau đó, 200 đại biểu chia thành nhiều nhóm nhỏ, tranh tài qua những phần thi team-building gắn chặt với các nội dung của phong trào "Sinh viên 5 tốt".

"Tôi tự hào vì đất nước ta nơi nào cũng là cảnh đẹp, càng thấy ấm áp hơn bởi những gương mặt kiên cường, rắn rỏi của các anh lính đảo, sự nồng hậu của bà con nhân dân và nụ cười trong veo của thiếu nhi địa phương. Dù thời gian trên đảo không lâu, nhưng chúng tôi đã có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động ý nghĩa như cùng các chiến sĩ tăng gia sản xuất, hỗ trợ người dân dọn dẹp cảnh quan bờ biển, tổ chức trò chơi cho thiếu nhi… Từ đó, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm của người trẻ trong tôi đã dâng trào mạnh mẽ", đại biểu Nguyễn Yến Linh, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ sau khi kết thúc đường chạy.

Tôi tự hào vì đất nước ta nơi nào cũng là cảnh đẹp, càng thấy ấm áp hơn bởi những gương mặt kiên cường, rắn rỏi của các anh lính đảo, sự nồng hậu của bà con nhân dân và nụ cười trong veo của thiếu nhi địa phương.

Nguyễn Yến Linh, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Thăng Long (Hà Nội)

Sau khi gặp gỡ những người con ưu tú của đất nước đang sinh sống trên đảo, các thành viên trong đoàn hành trình đã được hiểu thêm về những khó khăn, vất vả cùng tinh thần bất khuất, kiên cường của quân dân Thổ Châu.

Trước tình cảm nồng hậu của các cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo, đoàn đại biểu đã tổ chức một chương trình giao lưu văn nghệ đặc biệt với chủ đề "Khát vọng sinh viên Việt Nam". Trong ánh sáng của ngọn lửa trại chương trình, không ít hạ sĩ quan, chiến sĩ đã kết nối, trao đổi liên lạc, thậm chí gửi gắm đại biểu cùng quê mang đồ lưu niệm, thư tay về gia đình.

Ðồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu cho biết: "Xã đảo Thổ Châu là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh. Góp sức bảo vệ vững chắc và phát huy tiềm năng to lớn của biển, đảo nói chung, đảo Thổ Châu nói riêng không chỉ là vinh dự của thanh niên, sinh viên hôm nay, mà còn là trách nhiệm của các thế hệ sau này. 10 năm qua, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" đã đưa hàng nghìn đại biểu trẻ đến với quần đảo Trường Sa và nhiều đảo thanh niên, tiền tiêu như Phú Quý, Côn Ðảo, Cô Tô, Lý Sơn, Cù Lao Xanh… Mỗi hành trình là một nhịp cầu nối tình quân dân, đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt của cán bộ hội, sinh viên ưu tú, góp sức trẻ tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc".