Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Yêu cầu mới đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII

 Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp... Bài viết làm rõ những kết quả đạt được và một số yêu cầu mới đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Yêu cầu mới đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của nước ta trong giai đoạn hiện nay

1. Nhìn lại gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới đã đạt nhiều kết quả tích cực:

Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35, từ Trung ương đến cấp huyện đều thành lập Ban Chỉ đạo 35 và Tổ Thư ký, giúp việc cho Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo 35 ở các ban, bộ, ngành, địa phương đã từng bước được kiện toàn cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Nhờ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 35 được tiến hành đồng bộ, quyết liệt. Điều này đã được ghi nhận tại Đại hội XIII: “công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, chuyển biến tích cực”(1). Những kết quả này đã góp phần quan trọng vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng môi trường thông tin dân chủ, kỷ cương, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được quan tâm, triển khai với nhiều nội dung, hình thức ngày càng phong phú, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

Trong thời gian qua, các ban, bộ, ngành, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương đã tập trung quán triệt, tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác tham gia đấu tranh. 

Các cấp, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh hình thức đấu tranh trên không gian mạng. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng mạng xã hội, nâng cao khả năng “miễn nhiễm” các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội của người sử dụng. Nhờ đó, đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự chống phá của các thế lực thù địch trên internet và mạng xã hội. Tại Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định: “Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả rõ rệt”(2).

Ba là, vai trò của các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên trong công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật được phát huy tốt. Hoạt động xuất bản, đăng tải các bài viết có nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới tiếp tục đi vào nền nếp. Nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đã mở chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”; các chương trình Đối diện của Đài Truyền hình Việt Nam; bình luận phê phán Thuốc đắng của Báo Nhân Dân; Nhìn thẳng nói đúng của Đài Tiếng nói Việt Nam; các tuyến bài phản bác của Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân... với cách chọn đề tài mang tính thời sự, đấu tranh trực diện đã có tác động mạnh mẽ, nâng cao sức đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những chiêu bài kích động, xuyên tạc, bịa đặt, chia rẽ nội bộ của các thế lực thù địch. Qua đó góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. 

Bốn là, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các cơ quan chuyên trách đã chú trọng xây dựng, tổ chức lực lượng tham gia đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Trong đó, trước hết là lực lượng chuyên trách, để chủ động nghiên cứu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương thức phù hợp với từng loại thông tin sai trái, thù địch, Ban Chỉ đạo 35 các cấp đã sáng tạo, linh hoạt và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35. Do vậy, đã cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm chất lượng, tiến độ, đồng bộ giữa các mặt hoạt động, gắn kết chặt chẽ hơn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên của các cơ quan, đơn vị.

Sự tham gia của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giảng viên, học viên, sinh viên vào hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch rõ nét hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm của các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học cũng thường xuyên tham gia viết bài cho các chuyên mục bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, được các cơ quan, ban, ngành đánh giá cao. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ nòng cốt hoạt động “đều tay” hơn. Chất lượng các bài viết được nâng cao, nhiều bài viết hướng vào giải quyết các vấn đề “nóng”, “nổi” được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, phản bác trực diện các quan điểm sai trái, thù địch.

Năm là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa Trung ương và địa phương trong theo dõi, phát hiện, tham mưu xử lý các thông tin xấu độc ngày càng nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ. 

Việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW trong công tác nghiên cứu, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, tiếp tục làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học để luận giải các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, góp phần định hướng dư luận, đưa hệ tư tưởng, đường lối của Đảng thấm sâu vào nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trở thành dòng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. 

Hình thức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được đa dạng hóa, với một số mô hình có sức lan tỏa tốt. Công tác theo dõi, phát hiện, xử lý, đấu tranh ngăn chặn, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, phản động bước đầu có kết quả. Các cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng độc hại.

Công tác này ngày càng được triển khai bài bản, đồng bộ, quyết liệt và đi vào chiều sâu. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững, bổ sung và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. 

Tuy nhiên, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vẫn còn những hạn chế. Một số cấp ủy, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ này. Chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng tham gia, nhất là vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Hình thức đấu tranh có lúc còn chưa phù hợp, thiếu chủ động và sắc bén. Nhiều cơ quan truyền thông đại chúng còn chưa tích cực tham gia trên mặt trận này. Hơn nữa, “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”(3).

2. Một số yêu cầu mới đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị sẽ gia tăng các hoạt động chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, nhất là hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông khác. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch càng trở nên cấp bách hơn. Công tác này phải gắn chặt chẽ với việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận trong đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII, Đảng ta đã dự báo tình hình thế giới và đất nước trong những năm tiếp theo tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng. Bốn nguy cơ, trong đó có tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, “các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”(4), “Sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn”(5). Đây được nhận định là một trong những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ ta và tác động trực tiếp đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta trong thời gian tới.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch gắn với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần quán triệt một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(6). Đây được coi là một trong những vấn đề “mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”(7)

Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII có sự kế thừa và phát triển quan điểm của các kỳ đại hội trước, gần nhất là Đại hội XII về nguyên tắc tiên quyết trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đại hội XII nhấn mạnh việc “vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin” thì Đại hội XIII đã nhấn mạnh thêm sự “kiên định”, coi đây là yếu tố trước tiên của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay. Sự kiên định liên quan đến lập trường tư tưởng nên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch không thể không có lập trường tư tưởng vững vàng. Hơn nữa, Đảng ta còn nhấn mạnh thêm: “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” để khẳng định đây là nguyên tắc sống còn trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

Thứ hai, phải kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt

Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng, phản ánh mục đích, nội dung của quá trình đấu tranh, là nguyên tắc, phương châm chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Cần xác định rõ, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch phải trực tiếp gắn với việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phải hướng đến mục đích cao nhất và xuyên suốt là bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Xác định bảo vệ nền tảng của Đảng là chính, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng là để bảo vệ nền tảng tư tưởng được tốt hơn. Trên cơ sở luận giải, khẳng định tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đấu tranh, phản bác làm thất bại những quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống.

Cần xác định rõ tính chiến đấu là thuộc tính cơ bản của công tác tư tưởng nói chung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đấu tranh bác bỏ những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, tính chiến đấu còn phải thể hiện trong nội bộ Đảng, nội bộ nhân dân nhằm khắc phục những biểu hiện, nhận thức lệch lạc về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cùng với việc nhận diện rõ các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội theo kịch bản chặt chẽ, tổ chức các chiến dịch truyền thông thống nhất, đa dạng. Khi đấu tranh, cần tiến hành một cách quyết liệt, tránh kiểu đấu tranh hình thức, nửa vời.

Thứ ba, phải gắn việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hạt nhân trong nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nên để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần gắn việc ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với việc thực hiện quy định của Đảng về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Điều này đã được Đại hội XIII chỉ rõ: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(8). Việc gắn hai nhiệm vụ này với nhau sẽ nâng cao được trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với đó, cần gắn việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngày 12-6-2021, tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm rất cần thiết, là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thường xuyên, không thể thiếu đối với toàn Đảng, toàn dân ta, trước hết là các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến, phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Việc gắn với hai nhiệm vụ này sẽ phát huy tinh thần “tự soi”, “tự sửa”, “nêu gương” của cán bộ, đảng viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh mới của  tình hình trong nước và thế giới đang diễn ra, yêu cầu của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng có những thay đổi. Làm tốt những yêu cầu mà Đại hội XIII đề ra là điều kiện, tiền đề để công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới tiếp tục đạt được kết quả.

__________________

(1), (3), (4), (6), (7), (8) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021,  tr.74, 91, 108, 33, 33, 183.

(2), (5) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.II, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.171, 164.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 

Sứ mệnh lịch sử (SMLS) toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại là phát kiến vĩ đại của C.Mác. Bằng cái nhìn duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh của GCCN trong toàn bộ học thuyết của mình, song tập trung nhất là ở lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học.

Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, có đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN. Góp phần phê phán các nhận thức này và bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay. 

Nhận thức phiến diện, luận điệu xuyên tạc

Giải phóng giai cấp, dân tộc, nhân loại thoát khỏi bóc lột, áp bức, bất công để mọi người và mỗi người được sống trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do. Những khát vọng cao đẹp ấy của nhân loại đã có từ bao đời. Nhưng chỉ đến thế kỷ 19, khi xuất hiện nền đại công nghiệp và cùng với đó là sự trưởng thành của GCCN và chính đảng của nó thì những cơ sở thực tiễn để hiện thực hóa khát vọng ấy mới xuất hiện đầy đủ. 

CNXH khoa học đã làm rõ những tất yếu, quy luật cùng những điều kiện, lực lượng, động lực, lộ trình để thực hiện SMLS của GCCN. Xã hội hóa trong sản xuất kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống chính trị-xã hội là những tiền đề của CNXH do chính quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) tạo ra. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của CNXH là nền sản xuất phát triển cao được xây dựng trên cơ sở xác lập chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là một tất yếu xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa của sản xuất công nghiệp, được thực hiện thông qua tự giác thực hiện quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lý luận về SMLS của GCCN là cốt lõi của lý luận về CNXH khoa học.

Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, nhiều đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN với ý đồ không lành mạnh.

Có ý kiến cho rằng, “GCCN trên thế giới hiện nay không khác mấy GCCN của những năm 70 của thế kỷ 20”; đó chỉ là những nhóm người “trực tiếp lao động sản xuất của cải vật chất trong công nghiệp”, “trong xã hội hiện đại, công nhân đang ít đi và không chiếm đa số trong lao động”. Một nhận thức phiến diện khác cho rằng, hiện nay, vị thế của công nhân ở nhiều nước không có gì khác so với thế kỷ 19-tức là công nhân “làm thuê, không có quyền định đoạt sản xuất và phân phối”... Hoặc cũng có nhận xét rằng “hiện nay trên thế giới không thấy phong trào công nhân, chỉ thấy các phong trào xã hội”. Bên cạnh đó, một số người cho rằng, hiện nay, “SMLS của GCCN chỉ còn được tiếp tục ở một vài nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”...

Không thể xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Công nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao. 

Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, vấn đề SMLS của GCCN là trọng điểm đấu tranh của cả GCCN và giai cấp tư sản, CNXH và CNTB cùng nhiều sắc thái chính trị-xã hội khác nhau. Họ biết rõ rằng, SMLS của GCCN là cốt lõi của CNXH khoa học và phủ nhận được sứ mệnh này là phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN và đảng cộng sản. Gần đây, trong xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức thì SMLS là của trí thức chứ không phải của công nhân”. Đây là một nhận thức không đầy đủ.

Những phân tích sau đây có thể góp phần làm rõ hơn nhận thức liên quan đến vấn đề trí thức và SMLS của GCCN trong thời đại ngày nay.

Trí thức có vai trò rất quan trọng nhưng không thể thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Thứ nhất, cho dù tri thức, kiến thức khoa học có vai trò to lớn, nhưng phát triển hiện đại không vì thế mà không cần đến sản phẩm vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình (chẳng hạn ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, xây dựng, chữa bệnh...). Tất cả nhu cầu ấy lại chỉ có thể được thỏa mãn thông qua sản xuất vật chất và thường là thông qua sản xuất công nghiệp. Chỉ có sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp mới có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của gần 8 tỷ người trên thế giới hiện nay. Vì vậy, nhân loại hiện nay vẫn cần tới sản xuất vật chất và lao động của GCCN để tồn tại và phát triển.

Thứ hai, GCCN hiện đại đang được trí thức hóa, trí tuệ hóa trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Yêu cầu khách quan của sản xuất, dịch vụ hiện đại và vận hành nền sản xuất công nghiệp hiện đại đòi hỏi GCCN không ngừng nâng cao năng lực lao động, làm chủ khoa học và công nghệ. Hiện nay, khoảng 40% công nhân của các nước G7 có trình độ đại học. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (năm 2002), gần 70% công nhân Nhật Bản có trình độ đại học. Với trình độ như vậy, trên thực tế, người ta dùng khái niệm công nhân-trí thức để chỉ nhóm lao động trình độ cao này. Thế nên, quan niệm công nhân “là người lao động thừa hành, trình độ học vấn thấp” đã lạc hậu và bất cập với thực tế.

Thứ ba, SMLS của GCCN tự nó đã mang một hàm lượng tri thức rất lớn và bản thân GCCN cũng đang trí tuệ hóa, đang tạo ra một lớp trí thức-công nhân trong lực lượng lao động của mình. Họ là các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ đang hằng ngày hoàn thiện, phát triển để tăng năng suất lao động, bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về kinh tế-xã hội và môi trường. Xã hội gọi nhóm lao động này là trí thức-công nhân hay nguồn nhân lực trình độ cao. Theo đó, cả về lý luận và thực tiễn, SMLS của GCCN không xa lạ gì với tri thức, trí thức, khoa học hiện đại. Việc tách rời tri thức với quá trình thực hiện SMLS của GCCN là một cái nhìn phiến diện.

Thứ tư, trí thức là nhóm lao động sản xuất ra các giá trị tinh thần; còn công nhân là nhóm lao động sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất, các quá trình kinh tế xét đến cùng, bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhất. Tri thức và lao động của họ, có vai trò rất quan trọng trong phát triển hiện đại nhưng bao giờ cũng cần đến việc chuyển hóa những giá trị tinh thần đó vào thực tiễn. Những công thức, ý tưởng sáng tạo, phần mềm (software) hay nói chung là phát kiến khoa học đều cần tới công nghệ để thể hiện ra giá trị của mình. Trên thực tế, nhiều sản phẩm tinh thần chỉ có thể bộc lộ giá trị thông qua việc hóa thân vào những ứng dụng công nghệ. Khoa học cần công nghệ để thể hiện ra, công nghệ cần khoa học để tiến hóa. Hai quá trình thực tiễn này hiện nay đã gần gũi lại trong một lĩnh vực hoạt động mà hiện nay thường gọi là “cách mạng khoa học và công nghệ”. Thông qua thực tiễn đó có thể nhận định: Sản xuất vật chất là cái quyết định, sản xuất tinh thần là để phục vụ cho quá trình tồn tại của xã hội. Sáng tạo tinh thần như khoa học, văn hóa, nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển xã hội hiện đại, nhưng nếu chỉ tinh thần thôi thì chưa đủ nền tảng cho phát triển bền vững của xã hội loài người.

Thứ năm, SMLS thực chất là sự nghiệp của một giai cấp đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội xây dựng một hình thái kinh tế-xã hội mới. Để làm tròn trách nhiệm ấy, đòi hỏi giai cấp có SMLS phải đạt được những yêu cầu, đặc điểm riêng. Điều đó tập trung ở 4 nội dung: Phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ xã hội, bao gồm cả về kinh tế (xu thế phát triển sản xuất) và chính trị (đại diện cho xu thế dân chủ hóa); phải là đại diện cho lợi ích chung của xã hội, các giai tầng và cả dân tộc; phải có một hệ tư tưởng riêng vừa phản ánh nhận thức về quy luật vận động đương thời, vừa thể hiện tính tiền phong về lý luận; phải có kết cấu, tổ chức chặt chẽ với một hạt nhân là chính đảng của giai cấp...

Một giai cấp muốn đảm nhận sứ mệnh xác lập một hình thái kinh tế-xã hội mới, nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trên. Đội ngũ trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên của vai trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên những mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong tồn tại xã hội. Trí thức có công khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận thức của phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với GCCN và nhân dân làm nên lực lượng của cách mạng XHCN. Thực hiện SMLS của mình, GCCN cần đến sự hợp tác của trí thức và tự mình nâng cao tri thức, kỹ năng lao động hiện đại. Nhưng đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN thì chỉ có GCCN mới đủ cơ sở, điều kiện, năng lực thực tế.

Tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Cách mạng XHCN coi việc giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và để con người phát triển trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là mục tiêu cao nhất. Sứ mệnh hàng đầu của GCCN là bằng phương thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại. Từ đó, họ tạo ra các tiền đề, điều kiện vật chất cho xã hội mới.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn hiện nay, GCCN ở tất cả quốc gia với trình độ phát triển khác nhau vẫn đang tiếp tục thực hiện SMLS của mình với nhiều trình độ, cách thức khác nhau. Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện nay, chính GCCN ở các nước TBCN phát triển, bằng việc làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, bằng năng suất lao động cao lại đang đóng góp tích cực cho việc thực hiện nội dung kinh tế kỹ thuật của SMLS của GCCN. 

Có thể khẳng định rằng, SMLS toàn thế giới của GCCN là một học thuyết về giải phóng và phát triển hiện đại do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luận giải một cách khoa học, hệ thống. Đây là vũ khí tư tưởng của các đảng cộng sản, của GCCN trong cuộc đấu tranh với ý thức hệ tư sản và các thế lực thù địch với CNXH. Chúng ta cần luôn cảnh giác phát hiện và đấu tranh với những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc để bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng của lý luận về SMLS của GCCN và qua đó, bảo vệ chế độ XHCN cần được xem là nhiệm vụ thường trực.

Ở Việt Nam, chúng ta cần thấm nhuần sâu sắc rằng, thực hiện thành công sự nghiệp “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước nhanh và bền vững” để tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH và “xây dựng GCCN hiện đại, lớn mạnh” cần được xem là những cơ sở hiện thực, phương hướng chính để làm rõ và khẳng định SMLS của GCCN Việt Nam đối với dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Gắn bó nghĩa tình với đồng bào tôn giáo

 

Tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, nhiều đại biểu khẳng định: Bộ đội Cụ Hồ nói chung, LLVT Quân khu 7 nói riêng đã thực hiện tốt công tác dân vận, nhất là dân vận trong vùng đồng bào có đạo thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thể hiện rõ nét đặc trưng phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ gắn bó máu thịt, nghĩa tình với nhân dân.

Theo số liệu thống kê, địa bàn Quân khu 7 hiện có 14 tôn giáo đang hoạt động với gần 10 triệu tín đồ. Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc, LLVT Quân khu 7 luôn quan tâm tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với đồng bào tôn giáo bằng những việc làm thiết thực.

Gắn bó nghĩa tình với đồng bào tôn giáo
Đại diện chức sắc tôn giáo tham quan công trình văn hóa, thể thao do Quân khu 7 trao tặng.  

Điển hình là chủ trương của Đảng ủy quân khu “Tăng cường gắn kết, thân thiện, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc và đồng bào tôn giáo” đã nhận được sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền các địa phương, các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo và nhân dân. Thực hiện chủ trương này, từ năm 2019 đến nay, LLVT Quân khu 7 đã xây dựng hàng trăm công trình sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và hàng nghìn nhà tình nghĩa quân dân tặng các cơ sở tôn giáo và đồng bào có đạo. 

Vào dịp lễ Giáng sinh, lễ Phật đản, lễ Vu lan, Hội yến Diêu trì Cung, Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây... các đơn vị LLVT Quân khu 7 tổ chức hàng trăm đoàn cán bộ đến thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo và đại diện chức sắc tôn giáo. Qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết, gắn bó keo sơn giữa LLVT quân khu với các tôn giáo; kịp thời động viên, khích lệ chức sắc, chức việc tôn giáo phát huy truyền thống yêu nước, tích cực vận động tín đồ thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một trong những việc làm ý nghĩa được LLVT quân khu triển khai đồng bộ từ nhiều năm nay là tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa bộ CHQS tỉnh, thành phố với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn. Ban CHQS các quận, huyện cũng ký kết phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương. Nội dung ký kết khá toàn diện, tập trung phối hợp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; tuyên truyền, vận động thanh niên có đạo thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ và Luật Dự bị động viên; tham gia các hoạt động thiện nguyện, xây tặng nhà tình nghĩa quân dân, công trình sinh hoạt văn hóa, thể thao; phối hợp giữ gìn an ninh trật tự... Các hoạt động này được duy trì đều đặn nhằm củng cố vững chắc mối đoàn kết, gắn bó giữa LLVT với các tôn giáo và giữa các tôn giáo với nhau vì mục tiêu xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Mới đây, tham dự buổi nói chuyện thời sự của cán bộ thuộc Bộ CHQS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ), hàng chục nghìn tăng ni, phật tử, tu tập sinh chăm chú lắng nghe nội dung tuyên truyền về lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, những câu chuyện về văn hóa gia đình, làng xã phát triển thành tình yêu quê hương, đất nước; những ví dụ về tôn giáo đồng hành với dân tộc và trách nhiệm của công dân với Tổ quốc... Sau buổi tuyên truyền, Thượng tọa Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang chia sẻ: "Trong những câu chuyện kể của các chú bộ đội hôm nay như có “lửa”, vừa tăng cường sự gắn kết giữa LLVT với đồng bào tôn giáo, vừa thôi thúc mỗi tăng ni, phật tử không chỉ sống thiện tâm mà còn phải làm tròn trách nhiệm công dân với Tổ quốc".

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN!

         Sứ mệnh lịch sử (SMLS) toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại là phát kiến vĩ đại của C.Mác.
Bằng cái nhìn duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh của GCCN trong toàn bộ học thuyết của mình, song tập trung nhất là ở lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học.
     Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, có đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN. Góp phần phê phán các nhận thức này và bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay.

Nhận thức phiến diện, luận điệu xuyên tạc
     Giải phóng giai cấp, dân tộc, nhân loại thoát khỏi bóc lột, áp bức, bất công để mọi người và mỗi người được sống trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do. Những khát vọng cao đẹp ấy của nhân loại đã có từ bao đời. Nhưng chỉ đến thế kỷ 19, khi xuất hiện nền đại công nghiệp và cùng với đó là sự trưởng thành của GCCN và chính đảng của nó thì những cơ sở thực tiễn để hiện thực hóa khát vọng ấy mới xuất hiện đầy đủ.
     CNXH khoa học đã làm rõ những tất yếu, quy luật cùng những điều kiện, lực lượng, động lực, lộ trình để thực hiện SMLS của GCCN. Xã hội hóa trong sản xuất kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống chính trị-xã hội là những tiền đề của CNXH do chính quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) tạo ra. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của CNXH là nền sản xuất phát triển cao được xây dựng trên cơ sở xác lập chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là một tất yếu xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa của sản xuất công nghiệp, được thực hiện thông qua tự giác thực hiện quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lý luận về SMLS của GCCN là cốt lõi của lý luận về CNXH khoa học.
     Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, nhiều đối tượng còn cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN với ý đồ không lành mạnh.
     Có ý kiến cho rằng, “GCCN trên thế giới hiện nay không khác mấy GCCN của những năm 70 của thế kỷ 20”; đó chỉ là những nhóm người “trực tiếp lao động sản xuất của cải vật chất trong công nghiệp”, “trong xã hội hiện đại, công nhân đang ít đi và không chiếm đa số trong lao động”. Một nhận thức phiến diện khác cho rằng, hiện nay, vị thế của công nhân ở nhiều nước không có gì khác so với thế kỷ 19-tức là công nhân “làm thuê, không có quyền định đoạt sản xuất và phân phối”... Hoặc cũng có nhận xét rằng “hiện nay trên thế giới không thấy phong trào công nhân, chỉ thấy các phong trào xã hội”. Bên cạnh đó, một số người cho rằng, hiện nay, “SMLS của GCCN chỉ còn được tiếp tục ở một vài nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”...
     Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, vấn đề SMLS của GCCN là trọng điểm đấu tranh của cả GCCN và giai cấp tư sản, CNXH và CNTB cùng nhiều sắc thái chính trị-xã hội khác nhau. Họ biết rõ rằng, SMLS của GCCN là cốt lõi của CNXH khoa học và phủ nhận được sứ mệnh này là phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN và đảng cộng sản. Gần đây, trong xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức thì SMLS là của trí thức chứ không phải của công nhân”. Đây là một nhận thức không đầy đủ.
     Những phân tích sau đây có thể góp phần làm rõ hơn nhận thức liên quan đến vấn đề trí thức và SMLS của GCCN trong thời đại ngày nay./.


Yêu nước ST.

MỘT SỰ NGỘ NHẬN TAI HẠI KHÔNG NÊN XẢY RA


Từ ngày 28-7, cả trên mạng xã hội lẫn trên một số tờ báo như Dân Việt, Thanh Niên, VOV News đều xôn xao về câu chuyện nồng độ cồn Ethanol ghi trong kết quả xét nghiệm máu của nạn nhân Hồ Hoàng Anh, gây nên những dư luận trái chiều. Đáng nói là, cả bên tung kết quả ra nhằm lái dư luận vào nguyên nhân tai nạn có phần do lỗi nạn nhân (có bia rượu, không làm chủ tốc độ) lẫn bên gia đình bức xúc khiếu nại quy trình thủ tục và kết quả đều hiểu sai ý nghĩa con số ghi trong kết quả xét nghiệm nồng độ cồn. Đây là nguyên nhân gây nên những dư luận xôn xao không đáng có.
Vụ việc xảy ra như sau.
Khoảng 7h30 sáng 28.6, cháu Hồ Hoàng Anh, học sinh lớp chuyên Anh Trường chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận đi xe máy Dream II bên lề phải đường 16 tháng 4, TP Phan Rang - Tháp Chàm để đến trường. Đến trước cổng Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt nam chi nhánh Ninh Thuận, xe ô tô 7 chỗ BS 85A - 074.07 chạy cùng chiều đột ngột chuyển làn tấp vào lề, va vào xe máy của cháu Hồ Hoàng Anh. Cháu Hồ Hoàng Anh bị văng về phía trước khoảng 4 m, ngã đập đầu xuống lề đường, va vào trụ điện, tử vong trước khi được chính lái xe gây tai nạn đưa đến bệnh viện.
Diễn tiến hình ảnh được camera của Ngân hàng quay lại đầy đủ, rõ nét. Điều khiến dư luận bức xúc là chiếc ô tô gây tai nạn dừng lại ngay, mũi xe chếch vào phía lề đường, nhưng khi bước từ trên xe xuống, tài xế vẫn đang cầm điện thoại áp vào tai tiếp tục cuộc điện đàm. Chỉ khi đến ngay cạnh nạn nhân đã nằm bất động, anh này mới vội vàng buông điện thoại. Dư luận phẫn nộ vì "thái độ vô cảm, vô trách nhiệm" của tài xế gây ra tai nạn, sau này được xác định là Hoàng Văn Minh, sinh năm 1986, đang công tác tại một đơn vị không quân đóng ở sân bay Thành Sơn, gần Phan Rang.
Vụ tai nạn thương tâm đã để lại nhiều tiếc thương giành cho cháu Hồ Hoàng Anh, một học sinh chăm ngoan, năng động, học giỏi. Cháu bị tai nạn khi đang trên đường đến trường lấy giấy báo dự kỳ thi tốt nghiệp quốc gia 2022.
Hai tuần sau, chiều ngày 13/7, một cán bộ thay mặt Cơ quan điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã thông báo cho gia đình nạn nhân biết: kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cháu Hồ Hoàng Anh là 0,79 mg/100 ml máu. Phiếu xét nghiệm do bác sĩ Quảng Đại Hồng chỉ định, bác sĩ Nguyễn Hà, bác sĩ Trần Trương Giang Mai ký dưới góc phải, đóng dấu treo bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
Nhận kết quả, ông ông Hồ Hoàng Hùng, ngụ phường Tấn Tài, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận), cha của nạn nhân đã hết sức bức xúc và không đồng ý với kết luận về kết quả nồng độ cồn trong máu con gái mình. Bởi lẽ, ông cho rằng từ nhỏ chí lớn, con gái ông chưa hề biết uống bia rượu, trong máu không thể có cồn. Chỉ còn 2 ngày nữa là thi tốt nghiệp, dĩ nhiên không có chuyện một nữ sinh sắp dự thi lại đi uống bia rượu. Chưa kể, lúc bị tai nạn là khoảng 7h30 sáng, không ai uống bia rượu vào trước giờ đó cả, đừng nói là một nữ sinh trung học chuẩn bị lên trường nhận giấy báo thi và đang lo lắng với kỳ thi đang đến rất gần.
Tất cả thầy cô, bạn bè, người quen của nạn nhân, người quan tâm... đều tán thành quan điểm này. Kết luận về nồng độ cồn trong máu nạn nhân bị xem là vô lý. Dư luận đang tỏ ra hoài nghi: kết luận nồng độ cồn là ngụy tạo. Cha của nạn nhân ngay lập tức đã có khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản kết luận nồng độ cồn, đồng thời cũng trả lời bày tỏ sự bức xúc trên nhiều mặt báo.
Sự bức xúc này là dễ hiểu, bởi ngay sau khi có kết luận, tài khoản FB Kim Hằng, vợ của lái xe gây tai nạn Hoàng Văn Minh đã có đăng một status nhấn mạnh về con số nồng độ Ethanol 0,79mg/100ml máu của nạn nhân, cho rằng với nồng độ cồn "cao như thế", cộng với chạy xe tốc độ cao, nếu không va vào xe của chồng cô thì cũng "có thể va vào xe người khác và gây tai nạn thì sao". Status có ý đẩy nguyên nhân vụ tai nạn về phía nạn nhân, đồng thời cho rằng gia đình cháu đã không chịu nhìn nhận vụ việc đúng bản chất, cố tình bao che cho "lỗi" của con mình và đổ lỗi nhằm "hạ thấp nhân phẩm chồng cháu (lái xe Hoàng Văn Minh)". Đem xăng cứu hỏa, cô vợ này còn dạy ông Hồ Hoàng Hưng - luật sư bảo vệ quyền lợi (cũng là chú ruột của nạn nhân) khi nhấn mạnh: "Luật sư là phải công bằng liêm khiết đi đúng hướng và lẽ phải" (!)
Dĩ nhiên, báo chí và nhiều KOLs khác đã vào cuộc và tỏ ra bức xúc với cách nhìn này. Tất cả đều đồng loạt vạch ra hàng loạt điểm vô lý: Không ai uống bia rượu vào đầu giờ sáng; một nữ sinh thì không có lý nào trước khi đi nhận giấy báo thi lại uống rượu bia; một người chưa từng uống rượu bia bao giờ thì không thể có nồng độ cồn trong máu, mà dư luận giải thích 0,79mg/100ml máu là tương đương vừa uống 5 - 6 lon bia...v.v. Bức xúc đến nỗi, thầy Hiệu trưởng trường Lê Quý Đôn ngay lập tức phải ra một giấy xác nhận về học sinh Hồ Hoàng Anh của trường với dòng cuối cùng là "từ trước đến nay chưa hề uống rượu bia". Dĩ nhiên, xác nhận này chỉ có ý nghĩa về mặt đạo đức và với dư luận xã hội, không có giá trị về mặt pháp lý.
Đưa lên măt báo, những lập luận này được giữ nguyên. Báo Dân Trí đăng nhiều bài. Báo Thanh Niên và Báo Dân Trí, bài đăng vào chiều 31-7 còn khiến câu chuyện trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn, khi dẫn lời ông Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, cho biết "hồ sơ bệnh án nói trên là mật, chỉ cung cấp cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu".
Cả hai chiều đề cập đều không chú ý đến một điểm ngộ nhận sơ đẳng. Danh mục Quy trình kỹ thuật chuyên ngành hoá sinh số thứ tự 60 về định lượng cồn (Ethanol) trong máu, được ban hành kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, khi xét nghiệm mà có kết quả nồng độ cồn trong máu dưới 10,9 mmol/L (tương đương 50,23 mg/100ml hoặc 0,5023 mg/ml) thì được coi là không có. Trường hợp cháu Hồ Hoàng Anh, hàm lượng Ethanol trong máy chỉ 0,79 mg/100 ml thì nghĩa là cháu hoàn toàn bình thường, không hề uống 1 giọt bia rượu nào cả, khác hoàn toàn với việc một người đã uống 5-6 lon bia.
Những người cố ý đưa ra vấn đề nồng độ cồn, gán nó với một phần nguyên nhân (có thể dẫn đến) vụ tai nạn đã cố so sánh với nồng độ cồn quy định trong Nghị định 100/2019 NĐ - CP về mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Trong đó, mức phạt 2 có nồng độ cồn là 80 -100mg/ 100ml máu, tương đương với người vừa uống 5-6 lon bia. Với mức này, nồng độ cồn trong máu nạn nhân phải tăng đúng 100 lần nữa mới chạm ngưỡng. Ngay ở mức phạt 1 (nhẹ nhất), nồng độ cồn cũng phải đến ngưỡng 50mg/100ml máu, cao gấp ít nhất 60 lần nồng độ đo dược trong máu nạn nhân nêu trog kết luận. Ở đây là sự nhầm lẫn cùng một con số nồng độ cồn trên 1ml và trên 100ml máu.
Ngộ nhận thứ hai nằm ngay ở chữ "nồng độ cồn (Ethanol)". Cần phải hiểu là ngay trong một cơ thể bình thường không hề uống rượu bia vẫn tồn tại một nồng độ cồn nhất định, nhưng chỉ số rất thấp. Nếu ở mức 0,79-1mg/100 ml máu thì điều đó có nghĩa là... không có gì cả, không có bia rượu gì ở đây. Ngay cả khi người bình thường không uống bia rượu mà chỉ cần ăn, uống một vài thực phẩm lên men nào đó, chỉ số cồn trong máu cũng có thể tăng lên đáng kể. Nhưng để gây nên tác dụng nhẹ nhất, kiểu như một chút hưng phấn thì lượng cồn trong máu cũng phải tăng thêm 10 - 40 lần nữa mới có thể.
Như vậy, kết quả nồng độ cồn trong máu cháu Hồ Hoàng Anh là hoàn toan bình thường, gia đình và những ai quan tâm thương tiếc cháu hoàn toàn không cần phải để tâm, bởi nó không liên quan gì đến nguyên nhân (có thể) của vụ tai nạn. Những người cố bám vào nó một cách có dụng ý thì nên rút lại hoài nghi, chấm dứt và xin lỗi nếu câu chuyện đưa ra có thể gây thêm tổn thương cho gia đình nạn nhân.
Cần hơn hết, cơ quan Công an và phía Y tế cần giải thích rõ ràng, không tiếp tục úp úp mở mở hay giữ thái độ bàng quan, trung dung, nhằm giúp sáng tỏ, hiểu rõ vấn đề, không tiếp tục gây nên hiểu lầm và tranh cãi vô ích trong dư luận xã hội, chỉ khiến nỗi đau buồn của gia đình nạn nhân thêm nặng nề hơn.
Và cuối cùng, các KOLs cũng như những người làm công tác báo chí, tốt nhất nếu chưa hiểu đúng, hiểu đủ vấn đề thì không nên viết, không bày tỏ bức xúc bằng cảm tính và sự ngộ nhận. Điều đó không những không chia vợi được mất mát của nạn nhân và gia đình mà chỉ khoét sâu thêm, không giúp cho dư luận xã hội sáng tỏ sự thật mà chỉ gây thêm sự rối loạn, lo lắng, nghi kỵ... Cho dù với dụng ý đưa tin tích cực, đó cũng chỉ là những fake news - tin giả!
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng

"ĐỒNG ĐỘI" - NÉT ĐẸP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM!

 


Khi bước vào trận đánh, người chiến sĩ có biết bao điều muốn gửi gắm cho nhau. Có những mệnh lệnh vang lên thành lời tâm huyết. Có sự tin yêu chợt đến trong cử chỉ lặng lẽ, nhẹ nhàng. Có những điều chỉ nói được sau trận đánh. Vậy mà mọi người đều hiểu - hiểu cả những điều không muốn nói ra. Bởi một lẽ giản đơn, họ là "ĐỒNG ĐỘI".

"ĐỒNG ĐỘI” - một câu đặc biệt như một bản lề khép mở. Nó như nốt nhấn trên bản đàn, buộc chúng ta phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng, lý tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng đội là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng “ĐỒNG ĐỘI” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng.

Trên chiến hào cùng nhau “chia lửa”, lúc khó khăn cùng giúp đỡ sẻ chia, trong hoạn nạn quên mình cứu đồng đội, trong vinh quang cùng chia ngọt sẻ bùi, chiến đấu vì dân, quên thân vì Tổ quốc. Đó là những phẩm chất cao đẹp nhất của Bộ đội Việt Nam - những người lính thời đại Hồ Chí Minh chiến đấu quên mình trong thời chiến, lặng lẽ hy sinh trong thời bình. Tất cả vì Tổ quốc, vì dân tộc phồn vinh.St

 

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch!


 “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Để bảo vệ, phát triển và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

          Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và đảng viên về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới.

 Hai là, tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng ta.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Luật An ninh mạng; các quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về quyền thông tin, phạm vi thông tin khi tham gia các mạng xã hội.

Bốn là, cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị phải nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đảng viên để có biện pháp giải quyết kịp thời. St

TIKTOK VÀ NỖI LO GIỚI TRẺ BỊ “ĐẦU ĐỘC”


Mỗi video chỉ khoảng vài chục giây nhưng sức truyền đạt thông tin, hình ảnh bắt mắt, nhạc nền hay khiến TikTok đang là một ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, TikTok lại ẩn chứa không ít sản phẩm độc hại, nhảm nhí, có nội dung tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ em.
BÙNG NỔ NGƯỜI DÙNG TIKTOK TẠI VIỆT NAM
Theo thống kê, lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, trẻ em rất có thể bị rơi vào “ma trận” của những video không được sàng lọc. Bất kỳ ai cũng có thể tải ứng dụng TikTok, thậm chí dễ dàng trở thành một TikToker chính hiệu.
Mới đây, trang Q&Me đã công bố nghiên cứu rằng, thói quen của người dùng Việt Nam trong thời gian dịch bệnh có sự thay đổi lớn. Cụ thể, với giới trẻ họ dành nhiều thời gian xem video trực tuyến trên Youtube và TikTok, xu thế chuyển nhiều hơn cho việc xem TikTok. Trong khi đó người lớn dành nhiều thời gian rảnh cho Zalo sau Facebook.
Còn theo báo cáo mới nhất của We Are Social, TikTok được tìm kiếm nhiều thứ 5 trên YouTube sau các từ khóa “phim”, “nhạc”, “remix” và “karaoke”. Theo đó lượng người dùng ứng dụng TikTok trên 18 tuổi tại Việt Nam 39,65 triệu người, tức đã tăng thêm hơn 5,4 triệu người dùng chỉ trong một thời gian khá ngắn. Con số 39,65 triệu cũng đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 toàn cầu về lượng người dùng TikTok sau các quốc gia Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga, Mexico.
Trong các ứng dụng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất Việt Nam, TikTok đứng vị trí thứ 6 với tỉ lệ 47,6% (tức khoảng 34,2 triệu người dùng) nhưng nếu xét xếp hạng lượt tải về tại Việt Nam thì TikTok xếp số 1. Tuy nhiên, số người dùng thực tế tại Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều bởi TikTok cho người dùng từ 13 tuổi được đăng ký mở tài khoản. Số người dùng trong khoảng 13 - 18 tuổi tại Việt Nam được nhiều chuyên gia trong ngành ước đoán rất nhiều.
TRÀN LAN NHỮNG VIDEO RÁC, TRÀO LƯU ĐỘC HẠI
- Chẳng khó khăn gì để chúng ta tìm được những video có nội dung “người lớn” trên TikTok. Đó là những clip mà người chơi cố tình khoe những điểm nhạy cảm trên cơ thể, nhảy những điệu khêu gợi. Điều đặc biệt, người thực hiện còn là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Các video tạo trào lưu, trend dễ khiến người xem bắt chước, làm theo dẫn đến những hậu quả khác nhau cho chính bản thân người thực hiện về sức khoẻ, tính mạng lẫn thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể kể đến một số trend độc hại bị dư luận lên án trong thời gian qua, như: "quay video tại sân bay", "thử thách chọc ghẹo người khác", "thử thách bẻ xuơng", " hướng dẫn chế biến thực phẩm - kem dưỡng da với các công thức lạ tại nhà",...
- Bên cạnh đó, tình trạng các video có nội dung tục tiễu, không phù hợp thuần phong mỹ tục văn hoá Việt Nam làm tiêm nhiễm nhận thức, tính cách của người xem gây ra những hệ luỵ về phong cách ứng xử, đạo đức lối sống.
Từ những hệ lụy trên khi các video trên TikTok rất dễ tác động xấu giới trẻ khi ấy hậu quả thực sự là khôn lường. Theo báo cáo tại Việt Nam người dùng TikTok chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 13 – 24 tuổi. Chính vì vậy thách thức về nội dung vừa hấp dẫn lại phù hợp với lứa tuổi luôn đè nặng lên nhà quản lý của TikTok. Trước đây, Mỹ và Ấn Độ đã có những cáo buộc, TikTok đã có những động thái đầu tiên như đưa ra những điều khoản riêng cho người dùng nhỏ tuổi như cơ chế liên kết tài khoản gia đình Family Pairing. Ngoài ra, những tài khoản có thông tin từ 13 - 15 tuổi cũng sẽ được mặc định ở chế độ riêng tư và tắt những tính năng đề xuất, livestream và nhận tin nhắn. Tuy nhiên, những điều khoản này chỉ hữu dụng khi người dùng khai báo thông tin trung thực, việc kiểm soát và đảm bảo đúng độ tuổi là không phải dễ dàng.
Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý quản lý, giáo dục trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động trên không gian mạng để đảm bảo không bị tác động bởi các hệ lụy xấu. Việc TikTok mang đến nhiều lợi ích như tính giải trí cao, cập nhật tin tức xã hội, xu hướng nhanh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên đối với giới trẻ thì cần phải xem xét lại, cần phải cho trẻ hiểu và phân biệt được đâu là nội dung phù hợp, đâu là những nội dung xấu. Cũng như đối với mỗi người dùng cần chung tay lên án, chủ động đấu tranh với các nội dung xấu, lệch lạc để xây dựng môi trường mạng lành mạnh./.

Vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người


Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người viết: "Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang".

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" .

Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Theo Người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh", "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân" .

 

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẦN GIỮ ĐẠO KHIÊM NHƯỜNG, TỰ TRỌNG, CƯƠNG TRỰC

 

Trong những năm tháng bao cấp, dư luận vẫn râm ran câu nói “Thật thà thường thua thiệt/ Lươn lẹo lại lên lương” nhằm ám chỉ những kẻ “mồm năm miệng mười", "đầu môi chót lưỡi” ngon ngọt với cấp trên thì dễ bề được ưu tiên thăng tiến, lên cấp, nâng lương.
Nhưng cha ông ta cũng có câu “Mật ngọt chết ruồi” với hàm ý khuyên răn, cảnh tỉnh ai đó chỉ thích nghe những lời lẽ quyến rũ, giọng điệu ngọt ngào mà giả dối của người khác thì tự mình sa vào tình thế nguy hiểm lúc nào không hay.
Thực tế cho thấy, những cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức quyền mà luôn sống, sinh hoạt, làm việc trong sự “bủa vây” của những lời khen hào phóng, mỹ miều, giả tạo của những người xung quanh và cấp dưới, thì theo ngày ngày, tháng tháng, họ rất dễ bị ảo tưởng về chính mình. Từ đó, những biểu hiện gia trưởng, quan liêu, độc đoán cũng sẽ dần “lớn lên” trong thái độ, tư tưởng, tính cách của họ. Đó cũng là tiền đề để hình thành, tạo ra “uy tín giả” - một “cái bẫy” có thể làm quan chức tự sụp đổ ngay dưới chân mình!
Cổ kim đông tây đã đúc kết, những người có chức sắc, vị thế xã hội mà bỏ ngoài tai những lời trung thực, khảng khái và lại ưa thích những lời tâng bốc, tung hô, nịnh nọt thì rất dễ bị ảo tưởng về quyền lực, từ đó có những hành xử thiếu minh mẫn, nhân văn, thậm chí vùi dập những người cương trực.
Thế nên, Tuân Tử - một trong những triết gia cổ đại lừng danh của Trung Quốc đã tự răn mình và cũng là nhắc nhở các bậc quân tử đời sau: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ chính là kẻ thù của ta vậy”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất lên án thói tâng bốc, xu nịnh. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10-1947, một trong những căn bệnh của một bộ phận cán bộ, đảng viên được Bác sớm chỉ ra và cảnh báo là: “Bệnh xu nịnh, a dua; ưa người ta tâng bốc, khen ngợi mình”.
Bác cũng phê phán những cán bộ, đảng viên sống ba phải, không có lập trường, chính kiến rõ ràng: “Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái”. Những người như thế không xứng đáng là người lãnh đạo, dìu dắt, giáo dục quần chúng.
Để không mắc vào “cạm bẫy” ưa xu nịnh và chữa trị được căn bệnh “thích được đề cao, ca ngợi”, một trong những việc cần làm hiện nay là mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp phải giữ gìn đức tính cương trực, tự trọng, khiêm nhường.
Cương trực để không bị "mê hoặc" bởi “cái bả” ca tụng của nhiều cán bộ, nhân viên cấp dưới lúc nào cũng có thể “rót lời đường mật” vào tai mình. Tự trọng để biết phân biệt đâu là điều hay lẽ phải cần lắng nghe, coi trọng, đâu là lời khen vờ vĩnh, giả tạo cần tránh xa, loại bỏ. Khiêm nhường để không tự ảo tưởng về mình mà luôn có ý thức học tập, rèn luyện, bồi đắp những phẩm chất giá trị tích cực. Nhân văn nhằm không ngừng hoàn thiện nhân cách bản thân và sống giản dị, gần gũi với tập thể nơi công tác và với cộng đồng nơi cư trú.
Một việc không thể không nhắc lại là các cấp ủy, tổ chức đảng nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng cần tiếp tục coi trọng và duy trì thường xuyên, nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình. Trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, mỗi người cần thể hiện rõ tinh thần trung thực, thẳng thắn, công tâm, đồng thời bày tỏ thái độ trân trọng, bảo vệ cái đúng, cái tốt; phê phán kịp thời cái xấu, cái sai; kiên quyết đấu tranh loại bỏ lề thói xu nịnh, a dua, “mũ ni che tai”, “mười lăm cũng ừ, mười tư cũng gật”, góp phần vừa giữ vững và nâng cao kỷ cương, kỷ luật của tổ chức đảng, vừa xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp ứng xử lành mạnh trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc


Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam; là sản phẩm của dân tộc và thời đại, trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn giải đáp nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì lợi ích con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với mỗi thời kỳ cách mạng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng những nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả, theo nguyên tắc "lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động"(1).

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh ở chỗ đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Ngày nay, tư tưởng đó, bao gồm một hệ thống những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hóa các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội... vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, vì đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng, ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người.

 

Ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay


 “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, làm phai nhạt dần niềm tin và các chuẩn mực của người đảng viên cộng sản, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ dẫn đến xa rời nguyên tắc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thậm chí, có người nhận thức phiến diện, giản đơn, không thấy được sự nguy hại của nó, vô tình đã có những hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì thế, đây là vấn đề không thể xem thường, đe dọa trực tiếp đến sự trong sạch, vững mạnh, vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phân tích làm rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp, làm cơ sở cho từng đảng viên, tổ chức đảng soi vào đó kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, khắc phục, sửa chữa. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng; lòng tin của nhân dân được tăng lên, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên ngày càng cao1.

      Mặc dù vậy, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra chưa được khắc phục triệt để, vẫn như “mạch ngầm” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đặc biệt nghiêm trọng là đã có những biểu hiện: phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”; nói xấu các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đòi “phi chính trị hoá” Quân đội và Công an, v.v. Trong số đó, có người do thiếu thông tin, lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị lừa gạt, lợi dụng. Nhưng cũng có kẻ đã biến chất, không còn là cán bộ, đảng viên của Đảng, có động cơ xấu, quay lưng chống Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Qua một số vụ việc gần đây được Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng xử lý kỷ luật, đề nghị truy tố, cho thấy, một số cán bộ, đảng viên đã suy thoái sâu, bị “lợi ích nhóm” chi phối; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng ở đó bị giảm sút, cá biệt có nơi bị tê liệt. Vì vậy, chủ động, kịp thời nhận diện, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.

 

 

Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam


Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: "Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đại diện cho con đường XHCN - con đường hợp với quy luật phát triển khách quan của đất nước do lịch sử và nhân dân đã lựa chọn, chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo mới thực hiện được con đường XHCN thực hiện được ý nguyện của nhân dân. Chế độ XHCN và con đường XHCN, vì vậy, tất yếu phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo mà không có một lực lượng nào có thể thay thế được. Đây là sự thống nhất giữa xu thế khách quan của sự phát triển đất nước với nguyện vọng của nhân dân, của toàn xã hội. Chỉ có đi theo con đường XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì mới thực hiện.

Trong điều kiện một Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền. Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và ngoài xã hội, giữ vững đoàn kết, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống bệnh quan liêu, xa dân, tham nhũng, sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhân tố quyết định sự hoạt động, bản chất cách mạng và sức mạnh của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không bao biện, làm thay công việc Nhà nước. Đảng lãnh đạo phải làm sao phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước. Tính hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước là thể hiện sức mạnh, năng lực lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng đã đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước, thể chế hóa vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền của Đảng, tránh chồng chéo giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước.

Việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp và pháp luật là cực kỳ quan trọng, khẳng định vững chắc chân lý “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển” của lịch sử. Thực tế thành tựu hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là minh chứng hùng hồn cho chân lý đó.

 

 

Đấu tranh đẩy lùi âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa

 

Hiện nay các thế lực thù địch đang ngày càng đẩy mạnh “diễn biến hoà bình” với nhiều biện pháp và trên tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao…. Trong đó, chúng xác định, tấn công trên mặt trận tư tưởng - văn hóa là trọng yếu, mục đích gây hỗn loạn về tư tưởng, làm mất niềm tin vào Đảng và cuối cùng là xóa bỏ chế độ XHCN. Vậy “diễn biến hòa bình” là gì”?

Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, “diễn biến hòa bình” là một thủ đoạn phi quân sự, chú trọng chiến tranh tâm lý, đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh của tư tưởng - ý thức hệ, trong đó chủ yếu là “mặt trận tư tưởng – văn hóa”, nhận thức được điều đó, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chống phá lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Việt Nam với những biểu hiện cơ bản như sau:

Đối với tư tưởng: Thủ đoạn nhận thấy rõ nhất là, chúng lôi kéo, mua chuộc, kích động tâm lý những người bất mãn trong bộ máy Nhà nước, trong tổ chức Đảng và lái họ theo quan điểm của chúng để chuyển hóa từ bên trong, thực tế, đã có một số cán bộ, đảng viên do non kém về nhận thức, thiếu bản lĩnh chính trị, không chịu tu dưỡng, rèn luyện nên đã có những quan điểm lệch lạc, thậm chí còn phụ họa với những quan điểm sai trái, phát ngôn theo luận điệu của thù địch

Đối với văn hóa: Chúng tập trung phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa cách mạng và phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, lối sống của người Việt, thay vào đó là truyền bá văn hóa phương Tây; lưu hành sách báo, nhạc phẩm, văn hóa phẩm có nội dung xấu độc, gieo rắc lối sống tư sản xa hoa, trụy lạc, thực dụng, cá nhân, vị kỷ, sùng bái nước ngoài, làm xói mòn văn hóa của dân tộc, kích động tâm lý và nhu cầu đòi hỏi mức sống vượt quá khả năng của nền kinh tế…

Những điều này đã và đang làm chuyển đổi các thang bậc giá trị của xã hội theo chiều hướng xấu. Với chiêu bài “mưa dầm thấm lâu” đã tác động tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ - thanh niên, học sinh, sinh viên, chiến sĩ trong LLVT…., gây tâm lý bi quan, bất mãn, quay lưng lại với quá khứ, truyền thống lịch sử của dân tộc, phủ nhận hy sinh, đóng góp của lớp người đi trước, phủ nhận những thành quả cách mạng, mất niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Liên quan đến vấn đề này, cựu Tổng thống Mỹ R.Nixon đã từng khẳng định trong cuốn sách “chiến thắng không cần chiến tranh”: Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất; toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Ông ta còn mạnh: Cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng chứ không phải là vũ khí.

Như vậy, chúng ta cần xác định: Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa ở nước ta là cuộc đấu tranh lâu dài, cam go và quyết liệt bởi, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với bản chất phản động, hiếu chiến đã và đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, Nhà nước. Do vậy, mỗi người cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, không mơ hồ mất cảnh giác để các phần tử xấu tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và quốc gia, dân tộc./