Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022
NGÀY 10/8/1961 - NGÀY CỦA TỘI ÁC CHIẾN TRANH MÀ MỸ - NGỤY ĐÃ ĐỔ XUỐNG ĐẦU NHÂN DÂN VIỆT NAM - NGÀY KHÔNG THỂ NÀO QUÊN VÀ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN
Quan hệ giữa tăng trưởng kỉnh tế và phát triển văn hóa giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Trong phương châm phát triển, Việt Nam chủ trương phát
triển đồng bộ các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa
phải đặt trong mối quan hệ phát triển hài hòa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Điều đó mới thể hiện
đúng bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩã mà Việt Nam phấn đấu xây
dựng, do vậy các cấp, các ngành, các địa phương phải quán triệt và giải quyết
tốt đúng đắn mối quan hệ này để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Trong
điều kiện mở rộng hội nhập quốc tế và những diễn biến phức tạp trong quan hệ
quốc tế, nhất là các tranh chấp chủ quyền biển, đảo đã và đang đặt ra vấn đề
phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giải
quyết mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện thực hóa
các phương châm chiến lược, cụ thể hóa trong các chính sách, chương trình quốc
gia, bảo đảm các điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ giữa giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Nhận
thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản
xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày
càng phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương từ bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, điều chỉnh các mặt cấu thành quan hệ sản xuất, đặc biệt là quan hệ
sở hữu, để bảo đảm sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
giải phóng và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Những đổi mới đã
mang lại kết quả to lớn: tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, liên tục trong
thời gian dài, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, an
sinh xã hội được chú trọng, xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tích
cực, v.v... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cần phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và các
hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với tính chất đa dạng của các hình thức sở
hữu và với xu hướng liên kết giữa các chủ thể sở hữu.
Quan hệ giữa giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa
Điểm
đột phá trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ, đã khẳng định
kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành
tựu chung của nhân loại; ; khẳng định phải sử dụng kinh tế thị trường như một
phương tiện chính yếu, tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việt Nam quyết tâm chuyển đổí sang cơ chế
thị trưởng, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trưởng song không chấp
nhận phát triển kinh tế thị trường bằng mọi giá, mà phải hướng tới mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn sự nghiệp đổi mới tiếp tục đòi hỏi phải nhận thức rõ, thống
nhất và có các giải pháp nhằm giải quyết
hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chế độ xã hội chủ nghĩa - có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Văn hóa là tinh hoa con
người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con
người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết tinh
tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển
hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của
mình. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu
của xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội
đó phát triển. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và
phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc;
đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát
triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc
dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho
xã hội phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Đây là đặc trưng thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thực hiện kinh tế nhiều thành phần, khắc phục nhận thức
coi nhẹ các thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu tư nhân. Đồng thời, đặc
trưng khẳng định khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, với một nền kinh tế
phát triển cao thì quan hệ sản xuất phù hợp với trinh độ phát triển của lực
lượng sản xuất lúc đó phải là quan hệ sản xuất tiến bộ dựa trên chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu, phù hợp với bản chất của xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Để có được một xã hội
giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có
một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức
mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã
hội. Mặt khác, nền kinh tế chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại. Trên cơ sở đó thiết lập quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Với các nội dung đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện
thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh
tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội
chủ nghĩa.
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, do nhân dân làm chủ- điểm cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của
Đảng (1991) đã thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó nhiều nội dung lý luận và thực tiễn mới được nêu ra,
trong đó nội dung quan trọng nhất là xác định những đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng. Đây là một bước phát triển lý luận mới
mang tính đột phá của Đảng Cộng sản Việt Nam và là cơ sở để các
kỳ Đại hội sau tiếp tục phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát
triển năm 2011) xác đinh: xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng gồm tám
đặc trưng, trong đó: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng
văn minh, do nhân dân lao động làm chủ là đặc trưng căn bản.
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh là hệ mục tiêu của đổi mới, đồng thời là đặc trưng khái
quát nhất cần đạt tới của cả thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xẫ hội chủ
nghĩa, hoàn thiện từng bước xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với nhu cầu, đặc
điểm thực tiễn của Việt Nam trên các phương diện. Đặc trưng này là kết quả của
sự kết hợp những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự
nhiên của con người, nhưng chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được
quyền đó. Nhân dân làm chủ xã hội là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất
trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách
rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói dân
giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước
- dân là chủ. “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội
- xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Chính nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa
là động lực của sự phát triển đất nước.
Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm
chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân
dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ
chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
Nhận thức thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Với tinh thần đổi mới, đến Đại hội lần thứ IX (2001), lần
đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan niệm về "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.
Theo đó, “bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt
về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại”. Như vậy, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế
độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu,
những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ
nghĩa, song phải biết kế thừa, chắt lọc những thành tựu, tinh hoa văn minh mà
nhân loại đã đạt được ngay cả trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa trên
quan điểm phát triển, có chọn lọc. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong
việc thống nhất về nhận thức không chỉ trong Đảng, mà
trong toàn xã hội để trên cơ sở đó, triển khai các hoạt động cả về mặt lý luận
và thực tiễn cho phù hợp hơn. Đến nay, vấn đề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn cả về lý
luận và thực tiễn.
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Giai cấp công nhân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi giành được chính quyền về tay mỉnh
sẽ bắt tay vào xây dựng một hình thái mới - đó là hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa cộng sản. Đây là thời kỳ lâu dài, khó khăn phức tạp, vừa có kế thừa, phủ
định biện chứng chủ nghĩa tư bản, vừa xây dựng những yếu tố, những cơ sở vật
chất của chủ nghĩa xã hội. Khi xã hội mới đủ sức vận động trên cơ sở nền tảng
cùa chính nó, thì chuyển dần lên
chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, thực hiện bước quá độ là một tất yếu khách quan đối
với mọi nước sau khi giai cấp công nhân đã giàhh thắng lợi trong cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn đầu.
Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn,
Đảng ta càng nhận thức rõ rằng, quá
độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp
Vì: phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bàn chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất
thấp, lại trải qua mấy
chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề;
các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc cải
tạo và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho nên lại càng khó khăn, phức tạp. Do vậy, nhất thiết
phải trải qua
một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới, nên không thể nóng vội, giản đơn. Tính chất đan xen, phức tạp và lâu dài
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam biểu hiện rõ
nét ở đường
lối phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành
phần kinh tế dựa trên các hình thức sở
hữu khác nhau. Nhận thức mới này đã khắc phục được những biểu hiện nóng vội,
đốt cháy giai đoạn, vi phạm quy luật khách quan đã diễn ra thời kỳ trước đổi
mói.
NHẬN THỨC MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM – TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CÔNG DÂN
Nhận
thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
nói đến nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến
nay. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, những nhận thức trong thời kỳ đổi mới là
xuất phát từ thực tiễn, là sự kế thừa, sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý
luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thời kỳ trước đổi mới (1986 trở về trước)
nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
có nhiều điểm mang tính đặc thù. Những năm tiến hành công cuộc đổi mới,
từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng
bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã
hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; từng bước
khắc phục những quan niệm giản đơn trước đây. Sau hơn 35 năm đổi mới,
một hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam đã được hình thành, ngày càng sáng rõ - thể hiện ở nhận thức đúng đắn hơn về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mô hỉnh của chủ nghĩa xã hội Việt Nam
được phác thảo trên những nét căn bản, làm cơ sở khoa học để tiếp tục đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, sớm đưa Việt Nam cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là trách nhiệm của công dân
Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
Xây dựng Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không dung hòa với bệnh quan liêu, tham nhũng. Quan liêu làm tha hóa bản chất quyền lực nhà nước, làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quan liêu, tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là một thứ “giặc trong lòng”, “giặc nội xâm”. Chính vì vậy phải loại trừ bệnh quan liêu ra khỏi bộ máy nhà nước. Quan liêu, tham nhũng là hiện tượng xa lạ với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại là một căn bệnh rất dê phát sinh, nhất là khi nirác chưa ton tại trẽn cơ sơ cua chính nó. Trên thực tế, nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa đa nhicm phái cAn bệnh này ở những mưc đọ khác nhau. Để bảo đảm nhà nưóc trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ cản bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, còn nhà nước là còn khả năng quan liêu, tham nhũng. Do đó, cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng đòi hói phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. V.I.Lênin viết: “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới cỏ thể đả phá chủ nghĩa quan liêu đcn cùng, đên thắng lợi hoàn toàn được”[1]. Vì vậy để đoạn tuyột với quan liêu, tham nhũng, theo V.IếLênin phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng kiểm sát và giám thị, khiến tất cả mọi người đều tạm thời biến thành “quan liêu”, và, do đó, khiến không một ai có thể biến thành “quan liêu” được”[2].Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một xẵ hội không kinh qua chế độ dân chủ tư sản, một xã hội mà trình độ kinh tế, văn hóa còn thấp kém, thì cuộc đấu tranh đó càng khó khản, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình xây đựng chính quyền cách mạng, chính quyền nhân dân, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay quan liêu, tham nhũng ở nước ta đang thực sự là nguy cơ lớn, nó đang có chiều hướng lộng hành, gây bất bình trong nhân dân, làm suy yếu nhà nước, cuộc đấu tranh này, đo đó, đang nồi lẽn như một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ đổi mới, sau một số năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về lĩnh vực đấu tranh phòng và chống quan liêu, tham nhũng, hội nghị Trung ương 4 khóa IX chì chỉ ra rằng: Chúng ta dã đạt được một số két quả có tác dụng cảnh báo, răn đc, ngăn ngừa, kiềm chế nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các tệ nạn đó. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta đã và đang là vấn đề bức xúc. Nói về quyết tâm trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, Văn kiện Đại hội lần thứ X chỉ rồ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phỉ là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhàm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khấc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”[3].Đồng thời, trong Văn kiện này, Đảng cũng đã chỉ ra một số biện pháp cụ thể phải tiến hành sắp tới: “Phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh tế - tài chính, về thanh tra, kiểm tra; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị; tiếp tục đồi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. Khẩn trương và nghiêm chinh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chổng lãng phí; bổ sung, sửa đổi Luật Khiếu nại và tố cáo. Xừ lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghi hưu... Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cừ, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyên; phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí”[4].
Tuy
vậy, đên Đại hội lần thứ XI, XII,XIII Đảng vẫn thấy rằng: “Quan liêu, tham
nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp,
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”[5],
rằng tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn biến phức tạp[6].
Vì vậy, khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí.
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1977, t.38, tr.205.
[2] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1976, t.33, tr. 134.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.45-46.
[4] Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr.46-47.
[5] Đảng Cộng sản Việt
Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.172.
[6] Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu loàn quôc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.19.
Phát huy chức năng xã hội trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước
Cũng
như các nhà nước khác, nhà nước xã hội chủ nghĩa có cả chức năng bạo lực trấn
áp và chức năng tổ chức xây dựng. Nhưng điểm khác nhau hết sức cơ bản so với
các nhà nước bóc lột là đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng tổ chức
xây dựng là chủ yếu. V.I.Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, thực chất của chuyên
chính vô sản không phải chỉ là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực.
Điều chủ yếu trong nền chuyên chính của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ và
chức năng có tính chất sáng tạo, là “đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức
lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề.
Đấy là nguồn sức mạnh là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của
chủ nghĩa cộng sản”[1].
Bởi lẽ, “xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu
nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”[2]. Đưa
ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn, một phương thức
sản xuất có năng suất lao động cao hơn không phải vì lợi ích ích kỷ của một
giai cấp, mà vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội, vì lợi ích của quảng đại quần
chúng lao động. Như vậy xét về bản chất, sứ mệnh của nhà nước xã
hội chủ nghĩa là nhà nước có khả năng thực hiện tốt nhất chức năng xã hội của
mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện chức năng xã hội vượt
qua được những trở ngại mà bất kể một nhà nước bóc lột nào cũng không thề vượt
qua được, trở ngại về sự đối kháng về lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế
giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động.
Trước đây, trong quá
trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở những mức độ khác nhau chúng ta đã
quá nhấn mạnh tính giai cấp, tính chính trị của nhà nước, ít quan tâm nghiên
cứu chức năng xã hội của nhà nước. Thậm chí có thòi kỳ còn quan niệm một cách
giản đơn về phát huy chức năng xã hội cùa nhà nước: Nhà nước can thiệp càng
sâu, càng tỉ mỉ vào các quá trình kinh tế - xã hội càng tốt. Hậu quả là bộ máy
nhà nước ừở nên nặng nề, cồng kềnh, cách thức hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.
Kinh tế - xã hội bị gò bó, kém năng động. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân đẩy chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Trong
đổi mới, Đảng ta một mặt vẫn kiên trì quan điểm giai cấp trong xây dựng và đổi
mới nhà nước, mặt khác rất chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động của nhà nước cho phù họp với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Tổ chức bộ máy như thế nào, cơ chế quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
ra sao, sự can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tê - xã hội ở mức độ
nào là thích hợp để phát huy vai trò của chức năng xã hội của Nhà nước đã và đang là vấn
đề đặt ra ở nước ta.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để phát huy chức nãng xă hội của Nhà nước, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII khi nói về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xă hội 5 nám 2016-2020, Đảng ta đã chỉ ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây'. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tạo dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Phân định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội băng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội và hội nhập quốc tế. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ cho mọi ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới, phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật,...Xây dựng chính phủ kiến tạo[3], nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiêp là tiêu chí đánh giá tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiộm giải trình. Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giàn, gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng thủ tục hành chính. Công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý kinh tế, xã hội giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm sự tập trung thống nhất quản lý của Trung ương và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Xác định rõ thẩm quyền, ừách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội đối với chính quyền các cấp.
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39,
tr.16.
[2] V.I.Lẽnin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39,
ữ.25.
[3] Chính phủ kiến
tạo xuất hiện trong văn bàn chính thức của nhà nước ta là trong Nghị quyết số
100/NQ-CP ngày 18-12-2016 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021.