Cũng
như các nhà nước khác, nhà nước xã hội chủ nghĩa có cả chức năng bạo lực trấn
áp và chức năng tổ chức xây dựng. Nhưng điểm khác nhau hết sức cơ bản so với
các nhà nước bóc lột là đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng tổ chức
xây dựng là chủ yếu. V.I.Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, thực chất của chuyên
chính vô sản không phải chỉ là bạo lực và cũng không phải chủ yếu là bạo lực.
Điều chủ yếu trong nền chuyên chính của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ và
chức năng có tính chất sáng tạo, là “đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức
lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề.
Đấy là nguồn sức mạnh là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của
chủ nghĩa cộng sản”[1].
Bởi lẽ, “xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu
nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”[2]. Đưa
ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn, một phương thức
sản xuất có năng suất lao động cao hơn không phải vì lợi ích ích kỷ của một
giai cấp, mà vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội, vì lợi ích của quảng đại quần
chúng lao động. Như vậy xét về bản chất, sứ mệnh của nhà nước xã
hội chủ nghĩa là nhà nước có khả năng thực hiện tốt nhất chức năng xã hội của
mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện chức năng xã hội vượt
qua được những trở ngại mà bất kể một nhà nước bóc lột nào cũng không thề vượt
qua được, trở ngại về sự đối kháng về lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế
giữa giai cấp thống trị với quần chúng lao động.
Trước đây, trong quá
trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, ở những mức độ khác nhau chúng ta đã
quá nhấn mạnh tính giai cấp, tính chính trị của nhà nước, ít quan tâm nghiên
cứu chức năng xã hội của nhà nước. Thậm chí có thòi kỳ còn quan niệm một cách
giản đơn về phát huy chức năng xã hội cùa nhà nước: Nhà nước can thiệp càng
sâu, càng tỉ mỉ vào các quá trình kinh tế - xã hội càng tốt. Hậu quả là bộ máy
nhà nước ừở nên nặng nề, cồng kềnh, cách thức hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả.
Kinh tế - xã hội bị gò bó, kém năng động. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân đẩy chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Trong
đổi mới, Đảng ta một mặt vẫn kiên trì quan điểm giai cấp trong xây dựng và đổi
mới nhà nước, mặt khác rất chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới tổ chức
và phương thức hoạt động của nhà nước cho phù họp với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Tổ chức bộ máy như thế nào, cơ chế quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
ra sao, sự can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tê - xã hội ở mức độ
nào là thích hợp để phát huy vai trò của chức năng xã hội của Nhà nước đã và đang là vấn
đề đặt ra ở nước ta.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để phát huy chức nãng xă hội của Nhà nước, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII khi nói về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xă hội 5 nám 2016-2020, Đảng ta đã chỉ ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây'. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tạo dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Phân định rõ chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường. Nhà nước quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội băng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết phù hợp với kinh tế thị trường, giảm thiểu can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội và hội nhập quốc tế. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ cho mọi ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới, phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, văn hóa, nghệ thuật,...Xây dựng chính phủ kiến tạo[3], nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả, lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiêp là tiêu chí đánh giá tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiộm giải trình. Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giàn, gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng thủ tục hành chính. Công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm thống nhất, thông suốt trong lãnh đạo, quản lý, điều hành từ Trung ương đến cơ sở. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý kinh tế, xã hội giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm sự tập trung thống nhất quản lý của Trung ương và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Xác định rõ thẩm quyền, ừách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội đối với chính quyền các cấp.
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39,
tr.16.
[2] V.I.Lẽnin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.39,
ữ.25.
[3] Chính phủ kiến
tạo xuất hiện trong văn bàn chính thức của nhà nước ta là trong Nghị quyết số
100/NQ-CP ngày 18-12-2016 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét